UEF có phải trường quốc tế không

UEF có phải trường quốc tế không

Các chương trình đào tạo quốc tế đang trở thành xu hướng và được thí sinh ưa chuộng khi chọn trường đại học. Ở số phát sóng...

UEF có phải trường quốc tế không

Sau buổi làm việc với đại diện Trường Đại học Arizona (UA) trước đó, sáng nay - 22/8, Viện Quốc tế đã có buổi trao đổi thỏa...

UEF có phải trường quốc tế không

Đại học Leeds Trinity (Leed Trinity University - LTU) được xếp hạng trong 10% các trường Đại học giảng dạy xuất sắc nhất Anh...

Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh City University of Economics and Finance

Địa chỉ

Số 276 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Số 141 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

,

Thành phố Hồ Chí Minh

,

Việt Nam

Thông tin
Tên khácUEF
LoạiĐại học tư thục
Khẩu hiệuChất lượng - Hiệu quả - Hội nhập
Thành lập24 tháng 9 năm 2007
Hiệu trưởngTS Nguyễn Thanh Giang
Khuôn viên10.000m2 tại Trụ sở 276 Điện Biên Phủ
25.000m2 tại Cơ sở 141 Điện Biên Phủ
Websitewww.uef.edu.vn

Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City University of Economics and Finance) là một cơ sở kinh doanh dịch vụ giáo dục tại Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 24/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.[1]

Thành lập năm 2007, sau tám năm gắng gượng, trong năm 2014, các nhà đầu tư của trường ĐH Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh đã bán lại cho ông chủ thương hiệu Đại học HUTECH Kiều Xuân Hùng với giá gần 200 tỷ đồng.[2]

Giới thiệu chi tiết[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City University of Economics and Finance – UEF) được thành lập vào ngày 24 tháng 9 năm 2007 theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây là môi trường giáo dục chuyên sâu về đào tạo nhân sự trong ngành kinh tế, kinh doanh và tài chính của Việt Nam.

Năm 2014, sau 8 năm gắng gượng, trường đã được bán cho Công ty cổ phần Đầu tư phát triển giáo dục HUTECH với giá gần 200 tỉ đồng.[2] Trước thời điểm bán lại, Trường Đại học Kinh tế – Tài chính hầu như năm nào việc tuyển sinh cũng chưa đạt 50% chỉ tiêu.[2]

Quy mô[sửa | sửa mã nguồn]

Khuôn viên chính UEF tọa lạc tại số 141 Điện Biên Phủ, Phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM. Dự án khu mở rộng ở Nam Sài Gòn với tổng diện tích 17 ha sẽ nâng tầm vị thế trường chuẩn quốc tế trong khu vực. Với diện tích 10.000 m² – 16 tầng nổi và 2 tầng hầm, khuôn viên bao gồm hệ thống phòng học, phòng thực hành tin học, ngoại ngữ, mô phỏng doanh nghiệp, thư viên, khu tự học và khu văn thể mỹ đạt chuẩn quốc tế.

Trong năm học 2019–2020, trường đưa vào hoạt động cơ sở mới (141 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh). Diện tích sàn xây dựng gần 24.000 m², cấu trúc 23 tầng nổi và 3 tầng hầm.

Hệ thống quản lý hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Đội ngũ quản lý cấp cao là những người đứng đầu các đơn vị chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho Ban lãnh đạo về  các vấn đề chính sách và hoạt động.

  • Hội đồng Quản trị
  • Ban giám hiệu
  • Hội đồng Khoa học và Đào tạo
  • Hội đồng Thi đua, Khen thưởng và Kỷ luật 

Chất lượng đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Đội ngũ giảng viên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến tháng 9 năm 2017, trường có 135 giảng viên. Trong đó có 1 giáo sư, 4 phó giáo sư, 31 tiến sĩ, 90 giảng viên có trình độ thạc sĩ và 9 giảng viên có trình độ đại học.[3]

Hệ thống đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Trình độ Đại học[sửa | sửa mã nguồn]

Chính quy

Trình độ Thạc sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Quản trị Kinh doanh

Tài chính - Ngân hàng

Kế toán

Ngôn ngữ Anh

Công nghệ Thông tin (IT)

Đào tạo Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh viên UEF có cơ hội lựa chọn học 1 hoặc 2 năm cuối theo chương trình hợp tác với những trường Đại học Quốc tế uy tin tại nước ngoài và nhận bằng cấp quốc tế từ các nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc... 

Chương trình Chuyển tiếp (2 năm đầu UEF - 2 năm cuối tạo các trường Quốc tế khác)

Chương trình đạo tạo Song ngữ

Chương trình Quốc tế (Du học tại chỗ - Sinh viên được đào tạo theo chương trình nước ngoài ngay tại Việt Nam).

Hệ thống Khoa - Ngành[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm 7 khoa đào tạo:[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Khoa Kinh tế
  2. Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông
  3. Khoa Công nghệ thông tin
  4. Khoa Tiếng Anh
  5. Khoa Luật và Quan hệ quốc tế
  6. Khoa Quản trị du lịch - Khách sạn
  7. Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế

Ngành đào tạo:[sửa | sửa mã nguồn]

Quản trị kinh doanh[sửa | sửa mã nguồn]

Quản tri kinh doanh là hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất", "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

Tài chính – Ngân hàng[sửa | sửa mã nguồn]

Tài chính – Ngân hàng là kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.

Kế toán[sửa | sửa mã nguồn]

Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân.

Công nghệ thông tin[sửa | sửa mã nguồn]

Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.

Ngôn ngữ Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ Anh là ngành học nghiên cứu về các phương pháp học tập loại ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, đồng thời đây còn là ngành học nghiên cứu về lịch sử, con người, văn hóa của các quốc gia, dân tộc sử dụng tiếng Anh trên thế giới.

Luật Kinh Tế[sửa | sửa mã nguồn]

Luật Kinh tế là một bộ phận của pháp luật về kinh tế, là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau

Marketing[sửa | sửa mã nguồn]

Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu.

Kinh doanh Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh doanh Quốc tế là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia. 

Thương mại điện tử[sửa | sửa mã nguồn]

Thương mại điện tử là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại thông qua những phương tiện điện tử hiện đại. Về bản chất, thương mại điện tử không thay đổi so với các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, bằng các phương tiện điện tử mới, các hoạt động giao dịch, mua bán, quảng bá được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh. 

Quản trị khách sạn[sửa | sửa mã nguồn]

Quản trị khách sạn là các hoạt động quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý bao gồm các công việc: lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch; lập các báo cáo kết quả tài chính, lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm

Quan hệ công chúng (PR)[sửa | sửa mã nguồn]

Quan hệ công chúng (PR) được hiểu là việc thực hiện các công việc, chiến lược cụ thể nhằm thiết lập cầu nối giữa tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng, khách hàng (hiện tại và tiềm năng), nhà đầu tư, giới truyền thông... nhằm định hình, khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm hoặc đơn vị trong toàn bộ hoạt động và tiến trình phát triển.

Quản trị Nhân lực[sửa | sửa mã nguồn]

Quản trị nhân lực là nghệ thuật chọn lựa những nhân viên mới và sử dụng những nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt tới mức tối đa có thể được

Quản trị dịch vụ lữ hành[sửa | sửa mã nguồn]

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành gồm các hoạt động thiết kế, xây dựng chiến lược phát triển du lịch, quản lý và điều hành du lịch, tổ chức sự kiện du lịch, phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch, tiếp nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết phát sinh trong lĩnh vực du lịch

Quan hệ quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Quan hệ quốc tế được hiểu là ngành học nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua những hệ thống quốc tế, bao gồm các quốc gia, tổ chức đa chính phủ, tổ chức phi chính phủ, và các công ty đa quốc gia. Bên cạnh chính trị học, quan hệ quốc tế còn quan tâm đến những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, lịch sử, luật, địa lý, xã hội học, nhân loại học, tâm lý học, và văn hóa học...

Ngôn ngữ Nhật[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ Hàn...[sửa | sửa mã nguồn]

Luật Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Công nghệ Truyền thông[sửa | sửa mã nguồn]

Luật[sửa | sửa mã nguồn]

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Khuôn viên trường học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trụ sở chính 141 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh

Tọa lạc tại trung tâm thành phố, được xây dựng theo kiến trúc tổng thể mở, tinh tế, chú trọng tương tác và cảm xúc đa sắc màu hiện đại, xứng tầm với mô hình đại học hiện đại, đẳng cấp. Diện tích sàn xây dựng gần 24.000 m2, cấu trúc 23 tầng nổi và 3 tầng hầm.

+ Phong cách cấu trúc trẻ trung, năng động

+ Wifi phủ sóng toàn diện, dịch vụ dành cho sinh viên tối ưu

+ Hệ thống phòng chức năng hài hòa, phù hợp ứng dụng từng ngành học

+ Cấu trúc hệ thống phòng học đa năng, tích hợp công cụ giảng dạy tương tác

+ Thư viện kết nối học liệu điện tử với hơn 40 trường đại học quốc tế đối tác

+ Không gian xanh, hài hòa, mang tính tương tác cộng đồng cao

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Danh sách trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Hà Nội

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2018.
  2. ^ a b c “Đầu tư trường ĐH-CĐ: Nặng kinh doanh, nhẹ chất lượng”Hay sau nhiều năm gắng gượng, trong năm 2014, các nhà đầu tư của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM (UEF) phải sang tay cho chủ mới là CTCP Đầu tư phát triển giáo dục Hutech, với mức giá chuyển nhượng gần 200 tỷ đồng. Vào thời điểm đó, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM là trường ngoài công lập có học phí lên đến gần 80 triệu đồng/năm, và hầu như năm nào việc tuyển sinh cũng chưa đạt 50% chỉ tiêu.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  3. ^ “Báo cáo công khai của trường”.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Website chính thức
  • Fanpage Facebook chính thức
  • Kênh Youtube chính thức