Ung thư lưỡi điều trị như thế nào?

Tỉ lệ mắc ung thư lưỡi tại Việt Nam ngày càng tăng trong những năm gần đây. Rất ít bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn sớm vì những triệu chứng của bệnh không điển hình và dễ bị bỏ sót. Đến khi triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã bước sang giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị. Một vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm là điều trị ung thư lưỡi bằng phương pháp nào để có thể mang đến hiệu quả cao nhất.

19/10/2020 | Những lưu ý không thể bỏ qua về bệnh ung thư lưỡi
16/09/2020 | Nhận biết sớm dấu hiệu ung thư lưỡi để thăm khám và điều trị
15/07/2020 | Những dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi và cách phòng ngừa

1. Những triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi  

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh mà chỉ có thể xác định một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi, chẳng hạn như thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia, nhai trầu, vệ sinh răng miệng kém, thiếu dinh dưỡng, do nhiễm virus HPV,..

Ung thư lưỡi điều trị như thế nào?

Ung thư lưỡi dễ bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác

Khi mắc ung thư lưỡi, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như sau: 

  • Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân gần như không có triệu chứng đặc biệt hoặc có thể xuất hiện những triệu chứng mơ hồ, gần giống với những bệnh thông thường khác, vì thế người bệnh thường có tâm lý chủ quan và không đi khám sớm. Theo các chuyên gia, bạn nên cảnh giác với những dấu hiệu sau:  

+ Lưỡi khó chịu giống như có dị vật hay xương cá cắm vào, tuy nhiên cảm giác này chỉ thoáng qua, không rõ ràng. 

+ Trên bề mặt lưỡi xuất hiện những khối gồ, những mảng bám có màu sắc thay đổi, hoặc những tổn thương lưỡi ở dạng xơ hóa hay cũng có thể là những vết loét nhỏ. 

+ Hạch cổ: Khi vi khuẩn đã tấn công vào hạch, chúng sẽ làm cho hạch sưng cứng và nổi lên trên bề mặt da. 

Ung thư lưỡi điều trị như thế nào?

Đau lưỡi có thể là một dấu hiệu của bệnh

  • Giai đoạn toàn phát

Lúc này, những giai đoạn của bệnh đã bắt đầu rõ ràng hơn và gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người bệnh. Cụ thể là: 

+ Đau lưỡi: Tình trạng đau lưỡi xảy ra liên tục, có thể đau lan lên tai. Khi bệnh nhân nhai thức ăn, nói chuyện hoặc ăn những thực phẩm cay thì mức độ đau sẽ tăng dần. 

+ Bệnh nhân khó nói và khó nuốt.

+ Tăng tiết nước bọt.

+ Có lẫn máu trong nước bọt. 

+ Hơi thở của người bệnh có mùi khó chịu. 

+ Sốt do nhiễm khuẩn.

+ Mệt mỏi, chán ăn và sụt cân. 

  • Giai đoạn tiến triển

Bệnh ung thư lưỡi tiến triển khá nhanh. Nếu không được phát hiện sớm những vết loét có thể ăn sâu vào bên dưới hoặc cũng có thể lan rộng ra vùng xung quanh. Chính vì thế mà bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn rất nhiều, kèm theo đó là tình trạng chảy máu vùng miệng, bội nhiễm. Hơi thở người bệnh có mùi hôi do tổn thương hoại tử nhiều. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể bị đau khi khám, do đó, cần được gây tê trước khi khám. 

  • Giai đoạn cuối

Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối, những triệu chứng rầm rộ và nghiêm trọng hơn. Cụ thể là, bệnh nhân có thể xuất hiện một số biểu hiện như sụt cân nhanh, cơ thể mệt mỏi, sốt, rối loạn tiêu hóa, hạch di căn, lưỡi bị tổn thương nghiêm trọng,…

2. Phương pháp điều trị ung thư lưỡi

Khi có những dấu hiệu bất thường, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám càng sớm càng tốt. Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số phương pháp cần thiết để có thể đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất, chẳng hạn như: 

- Sinh thiết: Chuyên gia dùng kim nhỏ để chọc hút hạch hoặc áp lam vào tổn thương tại lưỡi. 

- Bên cạnh đó là một số phương pháp như siêu âm, chụp X-quang xương hàm dưới, chụp CT Scan, chụp MRI nhằm đánh giá mức độ di căn của bệnh. Đối với một số trường hợp có nghi ngờ di căn xa, có thể được chỉ định xạ hình toàn thân để kiểm tra. 

Ung thư lưỡi điều trị như thế nào?

Loại bỏ thuốc lá để phòng bệnh hiệu quả

Để điều trị bệnh ung thư lưỡi hiệu quả, các bác sĩ cần xác định tình trạng cụ thể của người bệnh. Đối với những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, các bác sĩ sẽ thường áp dụng phương pháp phẫu thuật, xạ trị. Với những trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì quá trình điều trị sẽ rất khó khăn. Bệnh nhân có thể cần kết hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư lưỡi thường được áp dụng: 

- Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể đối với từng trường hợp, dựa vào thể trạng người bệnh và vị trí cũng như kích thước của khối u. Chẳng hạn như phẫu thuật cắt rộng khối u, phẫu thuật cắt lưỡi bán phần và vét hạch cổ, phẫu thuật cắt nửa lưỡi và  cắt nửa sàn miệng, cắt xương hàm dưới, đồng thời vét hạch cổ và tạo hình. 

Trong trường hợp bệnh nhân đã bước sang giai đoạn muộn nhưng vẫn có thể thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp phẫu thuật với một số phương pháp khác chẳng hạn như hóa trị và xạ trị để bệnh nhân có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. 

- Xạ trị: Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ áp dụng thời điểm xạ trị phù hợp. Chẳng hạn xạ trị đơn thuần thường được chỉ định đối với bệnh nhân ở giai đoạn sớm, xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật để tiêu diệt những tế bào ung thư còn xót lại và từ đó mang lại hiệu quả tốt hơn so với chỉ thực hiện phẫu thuật đơn thuần, xạ trị tại chỗ để tiêu diện tổn thương ác tính ngay tại chỗ,… 

Tuy rằng biện pháp xạ trị mang lại hiệu quả tích cực nhưng lại có thể dẫn đến một số tác dụng phụ có thể kể đến như khô miệng, viêm nhiễm vùng miệng, loét da, khít hàm,…

- Hóa trị: Đưa một số loại hóa chất vào cơ thể người bệnh để tiêu diệt những tế bào ung thư. Tùy vào mỗi trường hợp mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp hóa trị đa hay hóa trị đơn cho người bệnh. Có thể kết hợp hóa trị với phương pháp phẫu thuật hay xạ trị để có được hiệu quả tốt nhất. 

Ung thư lưỡi điều trị như thế nào?

Vệ sinh răng miệng tốt cũng chính là một cách phòng bệnh

Trên đây là một số thông tin về triệu chứng và phương pháp điều trị ung thư lưỡi. Để phòng ngừa bệnh, bạn nên vệ sinh răng miệng tốt và loại bỏ những thói quen có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh như uống rượu bia, hút thuốc lá,… 

Theo các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, nếu có biểu hiện nghi ngờ bệnh, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám để được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm, tăng cơ hội điều trị bệnh hiệu quả. Để được tư vấn thêm về căn bệnh ung thư lưỡi hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, chuyên gia của MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.