Uống nhiều vitamin pp có tốt không

(SKDS) - Vitamin PP còn có tên là nicotinamid. Trong cơ thể, vitamin PP được tạo thành từ acid nicotinic và một phần tryptophan trong thức ăn được ôxy hóa tạo thành acid nicotinic và sau đó thành vitamin PP. Vitamin PP và acid nicotinic là vitamin nhóm B, tan trong nước, có trong nhiều thực phẩm như nấm men, thịt, cá, sữa, trứng, rau xanh và các hạt ngũ cốc.

Trong cơ thể, vitamin PP có vai trò sống còn trong chuyển hóa, như một coenzym xúc tác phản ứng ôxy hóa - khử cần thiết cho hô hấp tế bào, phân giải glycogen, và chuyển hóa lipid. Vì vậy vitamin PP được bổ sung vào khẩu phần ăn khi khẩu phần ăn thiếu hụt chất này. Ví dụ, trong ngũ cốc, và chế độ ăn thiếu protein có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin PP cho cơ thể hoặc trong những trường hợp cơ thể có nhu cầu về vitamin PP tăng (như ở bệnh cường tuyến giáp, đái tháo đường, xơ gan, trong thời gian mang thai và cho con bú…) có thể cần thiết phải bổ sung vitamin PP.

Uống nhiều vitamin pp có tốt không

 Các loại thực phẩm giàu vitamin PP.

Ngoài ra, khi thiếu vitamin PP có thể gây ra bệnh Pellagra, hoặc khi điều trị bằng thuốc chống lao isoniazid cũng có thể gây thiếu hụt vitamin PP. Tuy nhiên khi thiếu vitamin PP có thể xảy ra cùng với sự thiếu các vitamin phức hợp B khác. Các cơ quan bị ảnh hưởng chủ yếu do thiếu hụt vitamin PP là đường tiêu hóa, da và hệ thần kinh trung ương. Việc bổ sung vitamin PP sẽ làm mất các triệu chứng do thiếu hụt gây ra.

 

Ví dụ, những triệu chứng đỏ và sưng lưỡi ở người bị bệnh pellagra sẽ hết trong vòng 24 - 72 giờ sau khi dùng thuốc này. Triệu chứng tâm thần, nhiễm khuẩn miệng và các màng nhầy khác sẽ hết nhanh chóng. Triệu chứng ở đường tiêu hóa sẽ hết trong vòng 24 giờ. Không dùng thuốc cho các trường hợp dị ứng với thuốc, loét dạ dày tiến triển, hạ huyết áp nặng…

 

Uống nhiều vitamin pp có tốt không

 Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Khi dùng liều nhỏ vitamin PP thường không gây độc, nhưng nếu dùng liều cao như trong trường hợp điều trị bệnh Pellagra, có thể xảy ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, đỏ bừng mặt ở cổ, ngứa, cảm giác rát bỏng, buốt hoặc đau nhói ở da... hoặc loét dạ dày tiến triển, chán ăn, đau khi đói, đầy hơi hoặc khô da, tăng sắc tố, vàng da... Những tác dụng phụ này sẽ hết sau khi ngừng thuốc.

 

Ðể hạn chế tác dụng phụ đó, nên uống thuốc cùng với thức ăn, tăng liều từ từ, hoặc dùng dạng thuốc giải phóng hoạt chất kéo dài. Cần ngừng thuốc và hỏi ý kiến thầy thuốc ngay nếu người bệnh thấy triệu chứng giống như cúm (buồn nôn, nôn, nói chung cảm thấy không khoẻ), giảm lượng nước tiểu và nước tiểu có mầu sẫm, khó chịu ở cơ như: sưng, mềm hoặc yếu cơ, nhịp tim không bình thường, hoặc nhìn mờ, u ám.      

Vào dịp thời tiết lạnh, tôi rất hay bị loét miệng. Hôm vừa rồi một người bạn mách uống  vitamin C và vitamin PP thì sẽ khỏi ngay. Vitamin C thì tôi đã biết, nhưng PP là loại vitamin gì, tôi có nên bổ sung không? Mong quý báo giải thích kỹ hơn. Tôi xin cảm ơn!

Lê Thu Hà (Tuyên Quang)

Vitamin PP hay còn gọi là vitamin B3 là thành phần của hai coenzym quan trọng trong cơ thể, tham gia vận chuyển hydro và điện tử trong các phản ứng ôxy hóa khử, do đó nó có vai trò hết sức quan trọng tác động đến quá trình tổng hợp hay phân hủy các chất như glucid, acid béo, acid amin, chuyển hóa cholesterol và các hợp chất khác, giúp cho quá trình hô hấp trình hô hấp tế bào. Cơ thể không tích trữ vitamin PP nên không có tình trạng thừa mà chỉ có tình trạng thiếu vitamin PP. Cơ thể thiếu vitamin PP sẽ gây ra các biểu hiện như chán ăn, suy nhược cơ thể, dễ bị kích thích, viêm lưỡi, viêm miệng, viêm da, đặc biệt là vùng da hở như chân, tay. Nếu thiếu vitamin PP ở mức độ nặng, gây viêm da, tiêu chảy và rối loạn tâm thần…

Uống nhiều vitamin pp có tốt không

Ảnh minh họa.

Loét miệng có nhiều nguyên nhân, bạn cần đi khám để biết xem tình trạng loét miệng của mình có phải do thiếu vitamin PP hay không. Nếu nguyên nhân là do thiếu loại vitamin này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bổ sung vitamin PP bằng thuốc. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, khi bổ sung bằng thuốc vitamin PP có thể gây một số tác dụng không mong muốn như gây giãn mạch ở mặt và nửa trên thân người gây nên cơn bốc hỏa, chóng mặt, buồn nôn. Vì vậy, cần lưu ý đến các tác dụng không mong muốn này khi dùng thuốc, nếu gặp phải cần thông báo cho bác sĩ biết.

Trong thức ăn hằng ngày, vitamin PP có nhiều trong gan, thận, thịt, cá, ngũ cốc, men bia và các loại rau xanh... Để không bị thiếu nguồn vitamin này, bạn cần cho chế độ ăn đa dạng, đặc biệt là nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều vitamin PP.

Vitamin PP là thuốc gì? Vitamin PP hoạt động thế nào để có thể mang lại hiệu quả điều trị? Nên dùng với liều lượng thế nào? Cần lưu ý những gì trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kỹ về thuốc Vitamin PP theo bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Thành phần hoạt chất: Nicotinamide.

Thuốc có thành phần tương tự: Nicotinamide, Blackmores Insolar,…

Nội dung bài viết

  • Vitamin PP là gì?
  • Vitamin PP giá bao nhiêu?
  • Công dụng của thuốc Vitamin PP
  • Trường hợp không nên dùng thuốc Vitamin PP 
  • Hướng dẫn dùng thuốc hiệu quả
  • Tác dụng phụ của thuốc Vitamin PP
  • Tương tác thuốc khi dùng Vitamin PP
  • Lưu ý khi dùng thuốc Vitamin PP
  • Đối tượng đặc biệt khi dùng thuốc
  • Xử trí khi dùng quá liều thuốc
  • Xử trí khi quên một liều 
  • Cách bảo quản Vitamin PP

Vitamin PP là gì?

Vitamin PP là vitamin nhóm B, được tạo thành từ acid nicotinic có sẵn trong cơ thể và từ sự oxy hóa một phần Tryptophan có trong thức ăn.

Trong cơ thể, Nicotinamide được chuyển hóa thành NAD (Nicotinamide Adenin Dinucleotide) hoặc NADP (Nicotinamide Adenin Dinucleotide Phosphate) giúp xúc tác phản ứng oxi hóa-khử, cần thiết cho hô hấp tế bào, phân giải glycogen và chuyển hóa lipid.

Uống nhiều vitamin pp có tốt không
Thông tin thuốc vitamin PP

Vitamin PP giá bao nhiêu?

  • Quy cách đóng gói: Lọ 100 viên.
  • Giá thuốc Vitamin PP 500mg Mekophar tham khảo: 70.000 VNĐ/hộp.
  • Sản xuất tại: Việt Nam.

Công dụng của thuốc Vitamin PP

Vitamin PP có công dụng gì?

Đối với Vitamin PP thường được chỉ định với các mục đích sau:

  • Giảm nguy cơ đau tim ở người có cholesterol máu cao.
  • Điều trị xơ vữa động mạch.
  • Rối loạn tiêu hóa hoặc rối loạn thần kinh.
  • Ngăn ngừa thiếu Vitamin PP.
  • Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh Pellagra.
  • Giảm cholesterol và triglycerides trong máu.

Trường hợp không nên dùng thuốc Vitamin PP 

  • Dị ứng với hoạt chất Nicotinamide hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào khác có trong công thức thuốc.
  • Mắc bệnh suy giảm chức năng gan nặng.
  • Loét dạ dày tiến triển.
  • Tình trạng xuất huyết động mạch 

Ngoài ra, nếu có tình trạng hạ huyết áp nặng thì cẩn thận khi dùng thuốc.

Hướng dẫn dùng thuốc hiệu quả

Cách dùng

  • Dùng theo đường uống.
  • Uống thuốc với một cốc nước (khoảng 150 – 250 ml).

Liều dùng

  • Người lớn: uống 1 viên/ lần x 1 – 3 lần/ ngày.
  • Tổng liều không dùng quá 3 viên trong một ngày.

Tác dụng phụ của thuốc Vitamin PP

Các triệu chứng thường gặp khi xảy ra tác dụng phụ của thuốc Vitamin PP bao gồm:

  • Buồn nôn.
  • Đỏ bừng mặt và cổ.
  • Cảm giác ngứa, rát bỏng, buốt hoặc đau nhói ở da.

Các triệu chứng ít khi gặp hơn bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa như loét dạ dày tiến triển, chán ăn, đầy hơi, nôn, đau khi đói, tiêu chảy.
  • Khô da, tăng sắc tố, vàng da.
  • Suy gan.
  • Giảm dung nạp glucose, tăng nồng độ glucose trong máu.
  • Tăng tiết tuyến bã nhờn, tăng uric huyết.
  • Đau đầu và nhìn mờ, hạ huyết áp, tim đập nhanh, ngất, chóng mặt…

Mặc dù hiếm gặp, nhưng vẫn có thể gặp các tác dụng phụ như sau:

  • Tình trạng lo lắng.
  • Glucose niệu.
  • Bất thường trong chức năng gan.
  • Ảnh hưởng tới khả năng đông máu.
  • Choáng phản vệ.

Tương tác thuốc khi dùng Vitamin PP

  • Carbamazepine.
  • Chất ức chế men khử HMG-CoA.
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp.
  • Thuốc có độc tính với gan.

Đối với các thuốc điều trị đái tháo đường hoặc insulin, bạn nên cân nhắc điều chỉnh liều lượng khi dùng cùng lúc với nicotinamide ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

Lưu ý khi dùng thuốc Vitamin PP

Nicotinamide dùng ở liều thấp không gây độc tính. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng nicotinamide liều cao đối với những trường hợp:

  • Mắc bệnh túi mật.
  • Đã từng bị vàng da hoặc bệnh gan trước đây.
  • Mắc bệnh đái tháo đường.
  • Bệnh gút.
  • Đã từng bị loét dạ dày.

Vì thuốc có thể gây buồn ngủ nên thận trọng ở đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

Đối tượng đặc biệt khi dùng thuốc

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nên hỏi ý kiến bác sĩ và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ mà thuốc đem lại thì mới quyết định dùng thuốc hay không.

Người lái xe và vận hành máy móc: Cần thận trọng vì thuốc làm giảm khả năng tập trung.

Xử trí khi dùng quá liều thuốc

Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp giải độc đặc hiệu khi tình trạng quá liều xảy ra. Do đó, để làm giảm khả năng hấp thu của thuốc thì nên sử dụng các biện pháp thông thường như gây nôn, rửa dạ dày để đẩy thuốc ra ngoài. Tuỳ trường hợp, có thể cần kết hợp với điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Xử trí khi quên một liều 

  • Dùng thuốc ngay sau khi đã nhớ ra quên liều.
  • Nếu liều đã quên gần kề với liều tiếp theo. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình của thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên vì có thể làm tăng nguy cơ tiếp xúc với độc tính của thuốc.

Cách bảo quản Vitamin PP

Để bảo quản thuốc tránh bị ẩm mốc; thay đổi dược tính làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Nên để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nhiệt độ thích hợp nhất là <25°C.
  • Thông tin về hạn dùng của thuốc được trình bày rõ trên bao bì. Do đó, không dùng thuốc khi đã hết hạn sử dụng.

Trên đây là thông tin chi tiết về thuốc Vitamin PP. Thuốc giúp điều trị các tình trạng bị thiếu Vitamin PP (nicotinamide). Hãy đọc kỹ theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trước khi dùng thuốc. Ngay khi có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ do thuốc gây nên, bạn nên ngừng sử dụng thuốc và gọi cho bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Nên uống vitamin PP khi nào?

Bạn nên uống vitamin PP vào buổi sáng, khi đói (trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 giờ), vì khi đói các phân tử của vitamin PP dễ dàng được hấp thu qua ruột non để đi vào máu. Không nên uống vitamin B3 vào tối vì sẽ gây ra tình trạng mất ngủ.

vitamin PP gồm những gì?

Vitamin PP là gì? ... .
Vitamin PP (Vitamin Pellagra Prevention) hay còn được gọi là vitamin B3, được chia làm 1 nhóm gồm 2 loại vitamin nhỏ là: axit nicotinic và amit của nó, nicotinamit..
Thuật ngữ “vitamin PP” được xuất phát từ một số nghiên cứu về bệnh Pellagra..

Thiếu vitamin PP cơ ảnh hưởng gì?

Vì vậy, nếu thiếu vitamin PP sẽ gây ra nhiều rối loạn với các biểu hiện như: chán ăn, suy nhược cơ thể, dễ bị kích thích, viêm lưỡi, viêm miệng, viêm da, đặc biệt là các vùng da hở ở như chân, tay; tiêu chảy, rối loạn tâm thần (trong bệnh Pellagra mức độ nặng).

vitamin PP cơ tác dụng gì cho rằng?

Đưa vào cơ thể vitamin PP sẽ tăng cường được hệ miễn nhiễm, tăng cường được khả năng đề kháng, chống nhiễm khuẩn, giúp điều trị viêm lợi, viêm quanh răng có hiệu quả cao, mau khỏi.