Bầu an lươn tốt không

Lươn rất tốt cho cơ thể nhất là đối với phụ nữ mang thai, mát cho cơ thể, tránh đổ máu cam. Các Mẹ có thể thay đổi thực đơn hàng ngày bằng món cháo lươn dưới đây nhé!

Nguồn tổng hợp

Nguyên liệu

  • 300g lươn tươi sống.
  • 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp.
  • Nước dùng (nước hầm xương, nước luộc gà).
  • Gia vị, hạt nêm.
  • Hành khô 3 củ.
  • Mùi ta, thì là, rau răm.

Hướng dẫn

Bước 1: Lươn không được mổ mà chỉ rửa sạch nhớt, luộc chín, gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng lươn (cục máu này là thứ bổ nhất của con lươn).

Bước 2: Phi thơm hành khô bằm nhỏ, sau đó cho thịt lươn vào xào đều, nêm ít gia vị.

Bước 3: Xương lươn giã nát lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo (cách nấu cháo gạo như nấu cháo cá chép). Cháo chín thả thịt lươn xào thơm vào trộn đều. Rau thơm thái nhỏ, lúc ăn rắc vào cháo.

Bà bầu ăn lươn có tốt không? Bà bầu 3 tháng có được ăn lươn? Đây là những thắc mắc mà rất nhiều chị em phụ nữ đang trong thời thì thai nghén gặp phải. Đọc bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời chính xác nhé! 

Trong thời gian mang mang thai, để chăm sóc sức khỏe bà bầu, các gia đình thường chế biến các món ăn từ lươn cho các chị em thưởng thức, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Bà bầu ăn lươn được không là vấn đề chị em rất quan tâm. Tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

[toc]

Bà Bầu ăn lươn có tốt không?

Mang bầu là thiên chức mà bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn. Trong thời kì mang thai, chị em có các biểu hiện thai nghén: buồn nôn, chóng mặt, đau nửa đầu, bởi vậy việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho bà bầu là vô cùng quan trọng. Một trong những thực phẩm bà bầu nên thường xuyên ăn đó chính là thịt lươn. 

Bầu an lươn tốt không
Thịt lươn giàu dưỡng chất

Theo đánh giá của các chuyên gia giàu kinh nghiệm tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết trong 100g thịt lươn có tới 39 mg canxi, 18.7 g đạm, 1.6 mg sắt, 0.9 g chất béo. 

Ngoài ra thịt lươn còn giàu vitamin A, vitamin B12 và nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Chính bởi vậy nếu được hỏi có bầu ăn lươn được không thì câu trả lời là có. 

Bà bầu có thể sử dụng lươn để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, bổ sung chế độ ăn uống hàng ngày của mình thêm nhiều dinh dưỡng, dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, chăm sóc sức khỏe phụ nữ và thai nhi một cách tốt nhất.

Lợi ích của Bà Bầu khi ăn lươn?

Bổ sung năng lượng

Bà bầu có nên ăn thịt lươn? 

Câu trả lời là có. 

Thịt lươn cung cấp nhiều năng lượng, calo cho cơ thể. Bởi vậy việc bổ sung các món ăn được chế biến từ thịt lươn sẽ giúp chị em có sức khỏe tốt, nhanh chóng đẩy lùi cơn mệt mỏi, suy nhược cơ thể rất hiệu quả.

Cung cấp protein cho cơ thể

Trong 100g thịt lươn, hàm lượng protein chiếm tới 18.4 g. Đây là một trong những chất dinh dưỡng đóng vai trò cung cấp năng lượng và duy trì sự sống cho mẹ và thai nhi. 

Cơ thể bà bầu nói riêng và tất cả mọi người nói chúng có tới 20 % được cấu tạo bởi protein, bởi vậy nếu không thường xuyên bổ sung các món ăn giàu protein thì sức khỏe khó được đảm bảo.

Giúp xương chắc khỏe

Bầu an lươn tốt không
 Ăn lươn thường xuyên giúp xương bà bầu chắc khỏe

Có bầu ăn lươn được không là câu hỏi nhiều bà bầu quan tâm. Ăn lươn rất tốt cho sức khỏe sinh sản của bà bầu. Photpho có trong lươn giúp xương khớp bà bầu chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

Giúp cơ bắp săn chắc

Arginine – loại axit đặc biệt có trong lươn cải thiện độ săn chắc của cơ bắp, giảm thiểu tối đa sự tích lũy của chất béo trong cơ thể bà bầu, nhờ vậy bà bầu giảm nguy cơ mắc bệnh bé phì trong suốt thời gian mang thai. 

Không chỉ vậy, loại axit amin này còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú hiệu quả.

Cung cấp vitamin

Nhờ hàm lượng vitamin A và B12 rất lớn có trong thịt lươn mà bà bầu nếu thường xuyên ăn các món được chế biến từ thực phẩm này sẽ hạn chế tình trạng lão hóa, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. 

Hơn thế nữa, các vitamin này có vai trò giảm thiểu nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân, hạn chế dị tật ở thai nhi.

Những món ăn từ lươn Bà Bầu nên ăn

Cháo lươn

Cháo lươn là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon. Chính bởi vậy nếu được hỏi bà bầu ăn cháo lươn có tốt không thì câu trả lời là có. 

Cách làm món ăn này tương đối đơn giản, bạn có thể tham khảo: 

* Chuẩn bị nguyên liệu 

  • Lươn: 500g, lươn được chọn nên có lưng màu hơi đen, bụng vàng bởi như vậy thịt mới săn chắc và thơm ngon.
  • Gạo
  • Rau mùi
  • Hành khô
  • Bột nghệ
  • Gia vị: Hạt tiêu, muối, mắm
Bầu an lươn tốt không
 Món cháo lươn được bà bầu yêu thích

* Cách chế biến cháo lươn 

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Lươn sau khi mua về bạn nên lấy nước vo gạo để ngâm lươn, việc này sẽ giúp lươn nhả sạch bùn bẩn. Tiếp đến bạn lấy dao nhỏ rạch một đường ở bụng rồi bỏ hết nội tạng ra khỏi bụng lươn, sử dụng muối trắng chà xát lên thân lươn để loại bỏ mùi tanh. 
  • Bước 2: Luộc thịt lươn Bạn cho lươn vào luộc chín tới rồi vớt ra, tách lấy phần thịt lươn. Phần đầu và xương cho vào nồi nấu nước dùng, giúp nước thêm ngọt vị. Sau khoảng 20 phút, bạn bỏ phần xương và đầu lươn ra, chỉ giữ lại phần nước. 
  • Bước 3: Nấu cháo lươn Bạn lấy gạo vo sạch và cho vào nồi nước dùng ban nãy để nấu cháo. Thịt lươn bạn xào với gia vị ( bột nghệ, mắm, muối, tiêu, hạt nêm...)  sao cho vừa ăn rồi sau đó cho vào nấu chung với gạo. Hầm trong khoảng 1 tiếng để cháo mềm, ngọt và thanh vị. 
  • Bước 4: Thưởng thức Bạn múc cháo lươn ra bát, rắc thêm chút hạt tiêu và rau mùi là có thể sẵn sàng thưởng thức. Bà bầu nên ăn cháo lươn khi còn nóng để đảm bao hương vị quyến rũ của món ăn này.

Miến lươn

Bà bầu có nên ăn miến lươn không? Chắc chắn câu trả lời là có rồi bởi miến lươn có hương vị đậm đà, giàu dưỡng chất. 

Thay vì phải sử dụng những viên thuốc Tây, dược phẩm đắt tiền để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, bà bầu hoàn toàn có thể chăm sóc tiền sản bằng việc thường xuyên ăn miến lươn. Dưới đây là gợi ý cách nấu miến lươn chuẩn vị: 

* Chuẩn bị nguyên liệu 

  • Thịt lươn : 500g
  • Miến: 100g
  • Giá đỗ: 200g
  • Hành khô, hành lá
  • Rau răm, gừng
Bầu an lươn tốt không
 Miến lươn giàu dưỡng chất, thơm ngon

* Cách nấu miến lươn 

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Bạn làm sạch nhớt ở lươn bằng nước vo gạo hoặc muối, giấm. Sau đó đem lươn lên luộc, đến khi chín vớt lươn ra rổ và để nguội. Bạn tách phần thịt lươn ra và ướp với một chút nước mắm. Tiếp đến bạn chiên thịt lươn đến khi lươn vàng giòn đẹp mắt. Đối với miến, bạn chần với nước sôi sau đó vớt ra để ráo. 
  • Bước 2: Nấu miến lươn Bạn lấy phần xương lươn, hành khô nướng và gừng cho vào nấu nước dùng. Bước tiếp theo, bạn lấy miến xếp vào bát, cho phần thịt lươn lên trên rồi đổ nước dùng vào, rắc một chút hành lá, rau răm lên trên là bạn đã có món ăn vô cùng hấp dẫn và giàu dinh dưỡng.

Bà Bầu cần lưu ý khi ăn thịt lươn

Thịt lươn tuy có rất nhiều giá trị sức khỏe cho bà bầu và thai nhi, tuy nhiên nếu không được chế biến, ăn đúng cách, bà bầu sẽ gặp một số vấn đề không mong muốn về sức khỏe. Dưới đây là một vài lưu ý mà bà bầu nhất định phải ghi nhớ khi ăn thịt lươn:

Không ăn thịt lươn chưa được chín kĩ

Lươn có thể được chế biến theo nhiều cách, tạo thành nhiều món ăn đa dạng và phong phú. Tuy vậy, dù chế biến theo phương thức nào, bà bầu cũng cần đảm bảo thịt lươn phải chín trước khi ăn. Nguyên nhân bởi nếu thịt chưa chín, những ấu trùng không bị tiêu diệt, xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa, tiêu chảy. Nguy hiểm hơn, bà bầu có thể bị sẩy thai.

Không nên ăn lươn đã chết

Bà bầu không nên sử dụng lươn đã chết để chế biến các món ăn. Khi lươn chết, các dưỡng chất trong lươn bị chuyển hóa thành chất độc Histamine. [caption id="attachment_10779" align="aligncenter" width="600"]

Bầu an lươn tốt không
 Không nên ăn lươn đã chết để đảm bảo sức khỏe

Việc bà bầu ăn thịt lươn đã chết sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bản thân và em bé trong bụng. Trong trường hợp sau khi ăn lươn mà bà bầu gặp loạt triệu chứng: đau bụng, chóng mặt..., tốt nhất chị em nên đến bệnh viện để được siêu âm y tế, siêu âm sản khoa, tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Bà bầu bị gút không nên ăn lươn

Bệnh gút xảy ra do quá trình chuyển hóa đạm bị rối loạn khiến axit uric trong máu tăng cao. Thịt lươn lại là thực phẩm chứa hàm lượng đạm lớn, chính bởi vậy nếu bà bầu bị gút thì tuyệt đối không nên ăn thịt lươn để không làm bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Các thực phẩm kỵ với thịt lươn

Bà bầu khi ăn thịt lươn cũng cần chú ý trong việc kết hợp với các món ăn đi kèm. Một số thực phẩm, món ăn kỵ thịt lươn bao gồm: 

  • Cải bó xôi: Theo Đông y, cải bó xôi có tính ôn, ngọt lạnh, bổ sung ích khí và trừ khí lạnh trong bụng hiệu quả. Trong khi đó, lươn nhiều mỡ, việt kết hợp 2 thực phẩm này khiến bà bầu bị tiêu chảy kéo dài. 
Bầu an lươn tốt không
 Nho là thực phẩm kỵ với thịt lươn
  • Nho: Nếu như lươn giàu protein và calcium thì nho lại giàu axit tannic. Các chất này kết hợp với nhau tạo thành một chất mới gây ra hiện tượng khó tiêu đầy bụng ở bà bầu. 
  • Thịt chó: Thịt chó và lươn là 2 món ăn bà bầu cũng không nên kết hợp với nhau để đảm bảo sức khỏe. 

Qua bài viết trên đây, bạn đọc đã tìm ra đáp án cho câu hỏi có bầu ăn lươn được không. Lươn là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng bởi vậy mà bà bầu nên thường xuyên bổ sung món ăn này vào chế độ ăn uống hàng ngày. Chúc bà bầu luôn có sức khỏe ổn định và có thai kì khỏe mạnh. 

Tại sao bà bầu không được ăn lươn?

Phụ nữ mang thai có nên ăn thịt lươn? Câu trả lời là . Phụ nữ mang thai hoàn toàn thể ăn món này nếu như nhu cầu, nhưng cần phải lưu ý không ăn quá nhiều. Ăn uống quá độ bất cứ thứ gì trong giai đoạn này cũng đều gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi đấy.

Lươn có tác dụng gì với bà bầu?

Thịt lươn giàu protein, kẽm, photpho, canxi và nhiều dưỡng chất khác rất tốt cho mẹ bầuthai nhi trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu. Mẹ bầu nên bổ sung lươn vào thực đơn dinh dưỡng đúng cách giúp tránh nguy cơ mắc ung thư vú, béo phì trong thai kỳ, chuột rút,…

Quả lựu có tác dụng gì với bà bầu?

Quả lựu là một nguồn tuyệt vời chứa vitamin K. Một ly nước ép quả lựu chứa 26,1 mcg vitamin K. Hàng ngày, mẹ bầu cần khoảng 90 mcg vitamin K nên hãy ăn lựu khi mang thai nhé. Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển xương của bé.

Tại sao bà bầu không được ăn rau răm?

Trong khoảng thời gian này, thai phụ tuyệt đối không ăn rau răm, vì các chất có trong loại rau này có thể kích thích thành tử cung, khiến tử cung co bóp mạnh làm tăng khả năng sẩy thai. Trong khi mang thai nếu ăn rau răm rất dễ mất máu do tính nóng vốn có, thậm chí gây nên tình trạng băng huyết dẫn đến thiếu máu.