Văn 11 kết nối tri thức vợ nhặt năm 2024

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Vợ nhặt. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo để có thêm những kiến thức hữu ích.

Soạn bài Vợ nhặt

Trước khi đọc

Câu 1. Bạn biết gì về nạn đói năm Ất Dậu (1945) xảy ra ở Việt Nam?

Nạn đói năm Ất Dậu diễn ra từ cuối năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 với “địa bàn” chính từ tỉnh Quảng Trị trở ra Bắc Bộ với “đỉnh điểm” là tỉnh Thái Bình. Số người chết trong nạn đói đã lên tới khoảng hơn hai triệu người.

Câu 2. Theo bạn, có phải lúc nào nghịch cảnh trong đời sống (như nạn đói, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh,....) cũng chỉ đẩy con người vào tình thế bi quan, tuyệt vọng hay không? Vì sao?

Không phải lúc nào nghịch cảnh trong đời sống cũng đẩy con người vào tình thế bi quan, tuyệt vọng. Bởi vì, nghịch cảnh đôi khi trở thành động lực để con người tiến tới thành công. Quan trọng là cách mà con người đối mặt - dám đương đầu với nghịch cảnh, không bị khuất phục trước nghịch cảnh.

Đọc văn bản

Câu 1. Khung cảnh ngày đói được gợi ra qua những hình ảnh và cảm giác nào?

- Những hình ảnh: Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.

- Cảm giác: sợ hãi, rùng rợn trước khung cảnh ngày đói...

Câu 2. Tâm trạng của Tràng và người “vợ nhặt” được bộc lộ qua những biểu hiện bên ngoài (ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ,...) nào?

- Tràng: Mặt hắn có một vẻ gì phởn phơ khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh.

- Người “vợ nhặt”: Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn.

Câu 3. Người dân trong xóm nghĩ và bàn luận gì khi thấy Tràng dẫn một người phụ nữ lạ về nhà?

Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Họ bàn tán về thân phận của người phụ nữ lạ: có người nghĩ đó là bà con ở dưới quê mới lên, có người nghĩ là vợ anh cu Tràng.

Câu 4. Những chi tiết nào thể hiện sự thay đổi trong tâm trạng của Tràng và người “vợ nhặt” khi về đến nhà?

- Tràng:

  • Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà.
  • vỗ vỗ xuống giường đon đả: “Ngồi đây!... Ngồi xuống đây, tự nhiên…”

- Thị: ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng,

Câu 5. Việc Tràng chấp nhận hành động “theo về” của một người phụ nữ xa lạ thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?

Tính cách của nhân vật: Giàu lòng yêu thương, nhân hậu.

Câu 6. Tình cảm của bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới được thể hiện qua giọng điệu và những từ ngữ nào?

Tình cảm của bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới: thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới phải lấy con trai bà; đối xử ân cần, bao dung với con dâu: chấp nhận con dâu, động viên và bảo ban các con làm ăn…

Câu 7. Khung cảnh ngày mới được cảm nhận chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào?

Khung cảnh ngày mới được cảm nhận chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật Tràng.

Câu 8. Tại sao bà cụ Tứ ngoảnh mặt vội ra ngoài, “không dám để con dâu nhìn thấy mình khóc”?

Bà không muốn để các con thấy được sự lo lắng, đau buồn.

Câu 9. Tràng có tâm trạng như thế nào khi nghe câu chuyện mà người “vợ nhặt” kể?

Tràng nhớ lại về những người đi phá khó thóc Nhật, cảm thấy hối tiếc và ân hận.

Câu 10. Hình ảnh “cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí của Tràng có ý nghĩa gì?

Hình ảnh “cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí của Tràng có ý nghĩa: Biểu tượng của cách mạng, của Đảng sẽ cứu giúp người dân thoát khỏi cuộc sống nghèo đói; Biểu tượng của niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Sau khi đọc

Câu 1. Nhan đề Vợ nhặt có quan hệ như thế nào với nội dung câu chuyện?

- Trước hết, từ “vợ” là một danh từ thiêng liêng, dùng để chỉ người phụ nữ trong mối quan hệ được pháp luật công nhận với “chồng”. Theo phong tục, vợ chồng chỉ được công nhận khi có sự chứng kiến của họ hàng, làng xóm. Còn “nhặt” là hành động cầm vật bị đánh rơi lên.

- Kim Lân đã sáng tạo ra một nhan đề độc đáo. Vì người ta chỉ nói “nhặt” được một món đồ nào đó. chứ không ai nhặt được một con người về làm vợ bao giờ cả. Nhưng qua đó, nhà văn đã thể hiện được cảnh ngộ thê thảm của con người lúc bấy giờ.

- Nhan đề “Vợ nhặt” trước hết khái quát được tình huống của truyện. Đồng thời đó cũng lời kết án đanh thép của Kim Lân đối với chế độ thực dân đã đẩy người nông dân vào tình cảnh nghèo đói, người “chết như ngả rạ”.

Câu 2. Xác định tình huống truyện và nêu ý nghĩa của nó.

- Tính huống truyện: Tràng là một chàng trai là người dân xóm ngụ cư, có ngoại hình xấu xí, lời ăn tiếng nói cộc cằn, thô lỗ nhưng lại nhặt được vợ.

- Ý nghĩa của tình huống đã thể hiện giá trị của tác phẩm:

  • Giá trị hiện thực: tố cáo bọn thực dân xâm lược đã đẩy nhân dân ta vào hoàn cảnh nghèo khổ.
  • Giá trị nhân đạo: khát vọng sống, tình yêu thương giữa con người…

Câu 3. Câu chuyện trong Vợ nhặt được kể theo trình tự nào và có thể chia làm mấy phần?

- Câu chuyện Vợ nhặt bắt đầu từ buổi chiều Tràng đưa người vợ nhặt về gặp mẹ, sau đó Tràng hồi tưởng lại việc gặp người vợ nhặt, quay trở về hiện tại cuộc gặp gỡ giữa mẹ chồng với nàng dâu mới…

- Có thể chia văn bản ra làm 4 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”: Tràng dẫn người nhợ nhặt về nhà.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về”: Tràng nhớ lại việc mình có được vợ.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”: cuộc gặp gỡ của bà cụ Tứ và nàng dâu mới.
  • Phần 4. Còn lại: cuộc sống của nàng dâu mới ở nhà Tràng trong buổi sáng hôm sau.

Câu 4. Theo trình tự của câu chuyện, các nhân vật đã có những thay đổi như thế nào từ diện mạo, tâm trạng đến cách ứng xử?

- Người vợ nhặt: trước đó, thị là người phụ nữ xấu xí, không có tên tuổi hay quê quán, vì cái đói mà theo Tràng về làm vợ; từ lúc về nhà Tràng, thị trở thành một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, biết đồng cảm, chia sẻ…

- Tràng: trước khi lấy vợ là một thành niên nghèo, tốt tính nhưng có phần khờ khạo; sau khi lấy vợ trở nên có trách nhiệm, chín chắn hơn

- Bà cụ Tứ: một người mẹ thương con, thấu hiểu và biết đồng cảm, là người thắp hi vọng cho con cái,...

Câu 5. Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của các nhân vật (thể hiện ở các khía cạnh: điểm nhìn, lời kể và giọng điệu).

- Truyện kể theo ngôi thứ ba, cho phép người kể chuyện quan sát cả ba nhân vật cũng như bối cảnh câu chuyện.

- Người kể chuyện thường nương theo điểm nhìn của các nhân vật, đặc biệt là Tràng và bà cụ Tứ.

- Giọng điệu kể chuyện thay đổi linh hoạt, bao trùm là hóm hỉnh, hài hước.

Câu 6. Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm.

- Chủ đề: Đề cao sức mạnh của lòng cảm thông giữa con người với con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt; đề cao niềm lạc quan, tin tưởng sự sống.

- Giá trị tư tưởng của tác phẩm:

  • Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực tình cảnh khốn khổ, thê thảm của nông thôn Việt Nam trong nạn đói 1945; tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
  • Giá trị nhân đạo: ngợi ca vẻ đẹp của con người và tình người, hoàn cảnh không thể làm mất đi tình yêu thương, sự lạc quan,...

Câu 7. Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không? Nêu và phân tích quan điểm của bạn về điều này.

  • Ý kiến: có/không
  • Nguyên nhân: truyện có kết thúc mở về một tương lai tương sáng cho các nhân vật, toát lên tình yêu thương giữa con người,...

Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về một thông điệp có ý nghĩa với bản thân được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt.

Gợi ý:

Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã gửi gắm nhiều thông điệp giá trị. Trong đó, tôi đặc biệt ấn tượng với tình yêu thương giữa con người với con người. Trong hoàn cảnh nạn đói, nhưng Tràng vẫn sẵn sàng cưu mang người vợ nhặt. Hay bà cụ Tứ đã cảm thông cho nàng dâu mới và cũng chính bà là người thắp sáng niềm tin cho các con. Và cả người vợ nhặt, dù chấp nhận theo Tràng để thoát khỏi cái đói, nhưng khi theo Tràng về nhà, thấy được hoàn cảnh của Tràng, thị vẫn chấp nhận, trở nên đảm đang, biết vun vún cho gia đình. Tình yêu thương là nguồn sức mạnh vô cùng quý giá để con người có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Và chính tình yêu thương của các nhân vật trong truyện đã thắp lên niềm tin về một tương lai tương sáng hơn.

Vợ nhặt tác phẩm của ai?

Vợ nhặt là một tác phẩm văn học của nhà văn Kim Lân viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945 diễn ra tại Thái Bình. Được in trong tập Con chó xấu xí (truyện ngắn 1962), tiền thân của truyện là tiểu thuyết Xóm ngụ cư (1946) được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo.

Xóm ngụ cư trong Vợ nhặt là gì?

Thứ nhất, “Xóm ngụ cư” hướng tới đối tượng rộng của một làng quê Việt Nam đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói năm 1945. Còn “Vợ nhặt” chỉ là lát cắt tập trung vào thân phận một gia đình nông dân Việt Nam trong nạn đói đó. Vậy sự khác nhau trong hai nhan đề là đối tượng phản ánh chứ không đơn thuần là thể loại.

Tại sao gọi là Vợ nhặt?

Nhan đề “Vợ nhặt” gợi lại thực nạn đói khủng khiếp năm 1945. Từ đó, thấy được sự tàn bạo của chế độ thực dân, phát xít, thấy giá trị con người rẻ rúng – người ta có thể nhặt được như cọng rơm, cọng rác ngoài đường.

Giữa nhấn để Vợ nhặt và nội dung của câu chuyện có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng “nhặt” vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh. - Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.

Chủ đề