Ví dụ mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực

Đối với những người có vai trò quản trị nhân sự, khái niệm, mục tiêu chiến lược nhân sự chắc không còn xa lạ. Nhưng với nhiều người, hoặc những HR mới vào nghề những câu hỏi như: chiến lược nhân sự là gì? mục tiêu của nó đáp ứng cho cái gì?… được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này và lấy một vài ví dụ minh họa để dễ hình dung hơn.

Thông tin chung về chiến lược nhân sự của doanh nghiệp

Chiến lược là những phương hướng, kế hoạch mà doanh nghiệp sẽ đề ra để phát triển, kết hợp với cạnh tranh để đạt được hiệu quả trong kinh doanh. Chiến lược nhân sự là cách giúp cho doanh nghiệp hoàn thành hay đạt được hiệu quả kinh doanh bằng nhân sự có trong doanh nghiệp.

Ví dụ mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực

Như vậy, chúng ta có thể định nghĩa một cách đơn giản rằng, chiến lược nhân sự là một hệ thống gồm có các chính sách, hoạt động và quy trình quản trị nguồn nhân lực. Chiến lược được thiết kế cho các nhóm nhân lực hay nhóm công việc cụ thể, khác nhau ở trong doanh nghiệp để đáp ứng các mục tiêu ban đầu mà chiến lược đã đề ra. Cũng từ đó mà thực hiện, hoàn thành các mục tiêu chiến lược nhân sự, đem lại hiệu quả tốt hơn trong hoạt động của doanh nghiệp.

Mục tiêu của chiến lược nhân sự trong doanh nghiệp là gì?

Phát triển mô hình năng lực để quản lý nhân sự

Trong mỗi chiến lược nhân sự, những người làm HR phải tìm được những ứng viên thỏa mãn và đáp ứng được tiêu chí mà doanh nghiệp đã đề ra. Ví dụ: kỹ năng, trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm, thái độ…

Thông thường, HR sẽ xây dựng mô hình năng lực kèm theo JD – mô tả công chi tiết công việc, yêu cầu của từng vị trí. Ngoài ra, họ cũng cần phải tham khảo các tình huống từ thực tế để cân đối nguồn lực sao cho tương xứng.

Xác định khía cạnh mà doanh nghiệp đang sở hữu

Thông thường, những mục tiêu chiến lược nhân sự được xây dựng và phát triển dựa vào tổ chức của doanh nghiệp. Chính từ văn hóa doanh nghiệp đã xây dựng nên chiến lược nhân sự, đồng thời cũng làm nổi bật phong cách quản lý ở đây.

Chính vì vậy, HR sẽ phải dựa vào các khía cạnh của doanh nghiệp đang có để tuyển dụng được nhân sự phù hợp, sẵn sàng đáp ứng được những mục tiêu dài hạn.

Xác định sứ mệnh – nhiệm vụ – tầm nhìn – giá trị cốt lõi

Mỗi doanh nghiệp trước khi xây dựng đều chuẩn bị và xác định trước cho mình sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và nhiệm vụ trọng tâm. Những yếu tố trên có sự ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên cũng như sự cố gắng, cống hiến của họ trong doanh nghiệp.

Những yếu tố này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những chiến lược và mục tiêu mà HR định hướng.

Phân tích nguồn lực của doanh nghiệp đang có

Đây là yếu tố quyết định chiến lược nhân sự với sự tập trung chủ yếu vào cách thức sắp xếp bộ máy, văn hóa công ty, chính sách, chế độ đãi ngộ, lương thưởng cho nhân viên. Việc phân tích nguồn nhân lực đang sở hữu cũng giúp cho doanh nghiệp nắm được hiện trạng của mình để định hướng đường lối trong tương lai.

Đánh giá được hiệu quả của chiến lược nhân sự trong doanh nghiệp

Những chiến lược nhân sự thường có những chỉ số nhất định, đo lường độ hiệu quả và mang tính định hướng trong hoạt động của doanh nghiệp, có thể là số lượng lao độn cần tuyển dụng, nghỉ việc, năng suất, hiệu quả kinh doanh…

Lợi ích khi xác định mục tiêu của chiến lược nhân sự là gì?

Đối với mỗi doanh nghiệp, khi đề ra chiến lược nhân sự để thực hiện, thường sẽ đặt ra các mục tiêu sau:

  • Điều phối được nguồn lực con người
  • Đáp ứng được số lượng, chất lượng nhân sự để thực hiện chiến lược dài hạn.
  • Đảm bảo được sự nhất quán với các chính sách và hệ thống nội bộ của doanh nghiệp
  • Sử dụng cho hiệu quả nguồn nhân lực để tăng năng suất lao động, nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp
  • Đáp ứng yêu cầu đổi mới của thị trường, của người lao động
  • Tạo điều kiện để nhân sự phát huy được năng lực cá nhân trong môi trường làm việc
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững, phát triển.

Để mục tiêu chiến lược nhân sự đem lại hiệu quả, doanh nghiệp phải nắm rõ được số lượng nhân sự ở hiện tại để thực hiện, chất lượng nguồn nhân sự có đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu công việc hay không. Cũng từ đây, doanh nghiệp sẽ dự báo và cung cấp được nhân lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu triển khai, thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ kinh doanh.

Một vài ví dụ mục tiêu chiến lược nhân sự trong doanh nghiệp

Để kể tới những ví dụ nổi bật cho việc xây dựng mục tiêu chiến lược nhân sự, ICP, VPBank và TMG sẽ là những ứng viên mà mỗi doanh nghiệp cần học tập.

ICP trong năm 2013 đã lọt vào top 100 danh sách những địa điểm làm việc tốt nhất ở Việt Nam. Đây cũng chính là minh chứng cho những doanh nghiệp biết cách đề ra mục tiêu chiến lược nhân sự để thực hiện và phát triển thành công.

Sau ICP, Vpbank với hoạt động tái cấu trúc nhân sự để thích nghi với mục tiêu mới cũng đã rất thành công. Họ đã nhanh chóng đứng trong top 3 các ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam và giữ luôn vị trí trong nhóm 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất.

Có thể thấy, việc xây dựng và để ra những mục tiêu chiến lược nhân sự đúng đắn, hợp lý, kịp thời sẽ giúp cho các doanh nghiệp thay đổi, hoàn thiện và phát triển hơn với nhu cầu của xu thế hiện nay.

Ví dụ mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Bất kỳ một tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên – chính là con người hay nguồn nhân lực. Và không một hoạt động nào của tổ chức mang lại hiệu quả tốt nếu thiếu quản trị nguồn nhân lực. 

Quản trị nguồn nhân lực là bộ phận cấu thành và không thể thiếu của Quản trị kinh doanh. Chúng bao gồm tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức. 

Vậy mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực là gì? Quản trị nhân lực bao gồm những hoạt động nào? 

Mục tiêu chung của quản trị nguồn nhân lực chính là cung cấp cho tổ chức một lực lượng lao động có hiệu quả bao gồm cả khía cạnh số lượng lẫn chất lượng.

Ví dụ mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực

Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực là gì?

Cụ thể, có 4 mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực như sau: 

Mục tiêu xã hội

Doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu và các thách thức của xã hội, hoạt động, kinh doanh vì lợi ích của xã hội. 

Mục tiêu của tổ chức

Quản trị nguồn nhân lực cung cấp nhân sự để từng bộ phận thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ riêng, phù hợp với mục tiêu chung của toàn bộ tổ chức. Đồng thời xây dựng cơ cấu, tổ chức nhân sự tương ứng với cơ cấu hoạt động chung của tổ chức. 

Mục tiêu chức năng và nhiệm vụ

Mỗi bộ phận trong tổ chức sẽ có chức năng và nhiệm vụ riêng,mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực trợ là giúp cho các bộ phận này thực hiện và hoàn thành được chức năng, nhiệm của mình trong tổ chức. 

Mục tiêu cá nhân 

Đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu của quản trị nguồn nhân lực vì nó đáp ứng được mục tiêu cá nhân của người lao động, từ đó động viên khích lệ sự nỗ lực của họ, nhằm giúp họ hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất, đóng góp vào thành công của tổ chức.

Ví dụ mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực

Mục tiêu quan trọng của quản trị nguồn nhân lực là mang đến sự hài lòng và hạnh phúc cho nhân viên

Ðể đạt được mục tiêu trên, các nhà quản trị nguồn nhân lực phải biết cách tuyển dụng, phát triển, đánh giá và duy trì số lượng lẫn chất lượng đội ngũ nhân viên của mình.

3 hoạt động chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực có 3 hoạt động chủ yếu như sau:

Các tổ chức phải tiến hành đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực; phân tích, thiết kế công việc; biên chế nhân lực (tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí nhân lực) để đảm có đủ nhân viên về số lượng lẫn chất lượng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Quản trị nguồn nhân lực chú trọng các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho toàn bộ đội ngũ nhân viên, đảm bảo nhân viên có kỹ năng, trình độ cần thiết để hoàn thành công việc được giao. 

Ngoài ra tổ chức cũng phải tạo điều kiện để nhân viên phát huy tối đa năng lực cá nhân, triển khai các hoạt động đào tạo lại nhân viên khi có sự thay đổi về nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới.

Ví dụ mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong 3 hoạt động chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực còn phải chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong tổ chức. 

Hoạt động này được thực hiện qua các công việc sau:

  • Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên.  
  • Xây dựng và quản lý hệ thống thù lao lao động.  
  • Thiết lập và áp dụng các chính sách, phúc lợi, phụ cấp cho nhân viên.  
  • Duy trì và phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp để tạo ra môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, giúp nhân viên thỏa mãn với công việc của mình. 

Nắm rõ 3 chức năng và 4 mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực sẽ giúp những người làm việc trong ngành Quản trị nhân sự hiểu rõ hơn tầm quan trọng và nhiệm vụ của mình trong công việc.

Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp khó khăn trong việc quản trị nhân sự, hãy liên hệ Thư viện quản trị nhân sự để được tư vấn và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất.