Ví dụ: quyền nhân thân không gắn với tài sản

Ví dụ: quyền nhân thân không gắn với tài sản

Bạn đang tìm hiểu về quyền nhân thân theo quy định của pháp luật. Quyền nhân thân là một quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân như quyền xác định lại giới tính,  quyền xác định dân tộc, chuyển đổi giới tính, quyền ly hôn, quyền kết hôn, quyền nhận nuôi con nuôi… Nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về quyền nhân thân, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Quyền nhân thân là gì?

Theo Wikipedia: Quyền nhân thân, còn được gọi là Quyền nhận dạng cá nhân, Quyền cá nhân gồm có một số quyền được quy định nhằm bảo vệ đời sống cũng như tự do của một cá nhân. Cụ thể nó gồm có quyền của một cá nhân kiểm soát việc sử dụng thương mại của tên của mình, diện mạo, hình ảnh hoặc những đặc điểm rõ ràng khác về nhận dạng cá nhân của mình. Nó được coi là một quyền sở hữu tài sản và trái ngược với một quyền cá nhân.

Các quyền nhân thân

Các quyền nhân thân của cá nhân bao gồm:

  • Quyền có họ, tên
  • Quyền thay đổi họ
  • Quyền thay đổi tên
  • Quyền xác định, xác định lại dân tộc
  • Quyền được khai sinh, khai tử
  • Quyền đối với quốc tịch
  • Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
  • Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
  • Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
  • Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
  • Quyền xác định lại giới tính
  • Chuyển đổi giới tính
  • Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
  • Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

Đặc điểm quyền nhân thân

Với bản chất là một bộ phận quyền nhân thân, quyền dân sự có đầy đủ những đặc điểm của quyền dân sự nói chung. Ngoài ra, nó còn mang một vài đặc điểm riêng biệt nhằm phân biệt với quyền tài sản. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản

Khác với quyền tài sản, đối tượng của quyền nhân thân mang giá trị tinh thần. Do đó, quyền nhân thân không biểu hiện bằng vật chất và không quy đổi được thành tiền. Giá trị tinh thần và tiền tệ không phải là các đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Do vậy, quyền nhân thân không bị định đoạt hay mang ra chuyển nhượng cho người khác. Pháp luật có quy định cho mọi chủ thể đều bình đẳng về quyền nhân thân. Mỗi một chủ thể có các giá trị nhân thân khác nhau nhưng được pháp luật bảo vệ như nhau khi bị xâm phạm.

Thứ hai, quyền nhân thân gắn liền với một chủ thể nhất định và không chuyển dịch

Mỗi chủ thể đều mang một giá trị nhân thân đặc trưng. Do đó, quyền nhân thân sẽ luôn gắn liền với một chủ thể nhất định. Mặc dù vậy, quyền nhân thân không bị phụ thuộc và chi phối bởi bất kỳ yếu tố khách quan nào, ví dụ như: độ tuổi, tôn giáo, trình độ, giới tính, địa vị xã hội,….
Quyền nhân thân không được chuyển dịch cho người khác. Nghĩa là, quyền nhân thân của mỗi cá nhân do chính cá nhân đó hoặc trong vài trường hợp do chủ thể khác được pháp luật quy định. Quyền nhân thân không thể là đối tượng trong những giao dịch mua bán, trao đổi, cho, tặng… Trên thực tế xuất hiện nhiều hợp đồng liên quan về quyền nhân thân Ví dụ:  một người mẫu ký hợp đồng quảng cáo với công ty quảng cáo về việc công ty đó được phép sử dụng bức ảnh của mình để quảng cáo. Như vậy, quyền nhân thân đối với hình ảnh người mẫu trong trường hợp này có được xem là đối tượng chuyển dịch? Thực chất, đối tượng chuyển dịch ở trường hợp này chính là người mẫu đã được chụp mà không phải quyền nhân thân đối với hình ảnh của người mẫu.

XEM THÊM: Điều kiện được bảo hộ quyền tác giả theo quy định mới


Như vậy, với những chia sẻ trên, bạn đọc đã hơn về khái niệm quyền nhân thân là gì? Cùng với các quy định của pháp luật có liên quan đến quyền nhân thân. Mong rằng, những nội dung mà chúng tôi chia sẻ ở trên, mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về pháp luật.

Câu hỏi: Quyền nhân thân là gì?

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Đại Tâm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Quyền nhân thân là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào.

Quyền nhân thân, còn được gọi là Quyền cá nhân, Quyền nhận dạng cá nhân bao gồm một số quyền được quy định để bảo vệ đời sống cũng như tự do của một cá nhân. Cụ thể nó bao gồm quyền của một cá nhân kiểm soát việc sử dụng thương mại của tên của mình, hình ảnh, diện mạo, hoặc các đặc điểm rõ ràng khác về nhận dạng cá nhân của mình. Nó thường được coi là một quyền sở hữu tài sản và trái ngược với một quyền cá nhân, và như vậy, hiệu lực của quyền nhân thân có thể tồn tại kể cả sau cái chết của cá nhân, pháp nhân và có thể thừa kế hoặc hiến tặng (mức độ khác nhau tùy thuộc vào thẩm quyền và luật pháp của mỗi quốc gia).

* Đặc điểm của quyền nhân thân:

- Thứ nhất, quyền nhân thân luôn gắn với một cá nhân xác định, không được phép chuyển giao cho người khác.

- Thứ hai, quyền nhân thân không xác định được bằng tiền. Về cơ bản, chủ thể của quyền nhân thân chỉ được hưởng lợi ích tinh thần mà không được hưởng lợi ích vật chất. Những lợi ích vật chất mà chủ thể được hưởng là do giá trị tinh thần mang lại.

- Thứ ba, quyền nhân thân được xác lập không phải dựa trên các sự kiện pháp lý mà chúng được xác lập trực tiếp trên cơ sở những quy định của pháp luật.

- Thứ tư, quyền nhân thân là một loại quyền tuyệt đối. Các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng giá trị nhân thân được bảo vệ.

* Ý nghĩa của quyền nhân thân:

Việc quy định quyền nhân thân là cơ sở pháp lý để cá nhân được thực hiện các quyền nhân thân trong sự bảo hộ của Nhà nước và pháp luật.

Quyền nhân thân có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cá nhân. Mỗi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân đều ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần người bị xâm hại. Việc bảo vệ quyền nhân thân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân, bảo đảm trật tự pháp lí xã hội và giáo dục ý thức pháp luật cho công dân.

* Phân loại quyền nhân thân:

  •      Dựa vào căn cứ phát sinh các quyền nhân thân có thể phân loại thành:

+ Nhóm các quyền nhân thân gắn với tài sản.

+ Nhóm các quyền nhân thân không gắn với tài sản.

  •      Dựa vào đối tượng của quyền mà các quyền nhân thân được phân thành các nhóm sau đây:

+ Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thể.

+ Nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân.

+ Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể.

+ Nhóm các quyền liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình của cá nhân.

+ Nhóm các quyền đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.

  •      Dựa vào thời gian bảo hộ các quyền nhân thân được phân loại thành:

+ Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn.

+ Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn.

* Phân biệt quyền nhân thân và quan hệ nhân thân:

Quyền nhân thân là tiền đề hình hành nên quan hệ nhân thân.

- Quyền nhân thân: Là một quyền dân sự do luật định và được pháp luật bảo vệ; Trong Bộ luật dân sự thì quyền nhân thân được quy định từ Điều 25 đền Điều 39.

- Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người về một một giá trị nhân thân của cá nhân, tổ chức. Quan hệ nhân thân phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật – là các quy định về quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự, cùng với các sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể. Có các quy định về quyền nhân thân mới có thể phát sinh quan hệ nhân thân.

- Cơ sở phát sinh:

+ Quyền nhân thân là quyền được pháp luật ban hành hoặc thừa nhận cho các chủ thể. Do vậy quyền nhân thân có mối quan hệ hữu cơ đối với cá nhân từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân chết. Mỗi cá nhân đều bình đẳng về quyền nhân thân.

+ Không giống như quyền nhân thân để xác lập nên quan hệ nhân thân bên cạnh việc phải căn cứ xem đó có phải là các quyền nhân thân đã được quy định trong luật hay không thì nó còn đòi hỏi khi tham gia quan hệ phải có năng lực hành vi chủ thể cũng như là sự kiện pháp lý. Tức là trong quan hệ nhân thân thì bên cạnh chỉ có quyền nhân thân được đề cập tới mà các quy phạm pháp luật dân sự khác nói chung (ví dụ như độ tuổi, năng lực hành vi dân sự …) cũng được xem xét xem liệu có phát sinh quan hệ nhân thân hay không.

Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.