Ví dụ về phương pháp cưỡng chế hành chính

Cưỡng chế hành chính là bắt buộc phải thi hành một mệnh lệnh, quyết định hành chính, là phương tiện đảm bảo cho việc thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, bảo vệ các lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Các biện pháp cưỡng chế hành chính có tính chất, nội dung và vai trò khác nhau trong hoạt động quản lý.

Các nội dung liên quan:

  • Khái niệm và đặc điểm của cưỡng chế hành chính

2. Các biện pháp cưỡng chế hành chính cụ thể

2.1. Các biện pháp phòng ngừa

Các biện pháp phòng ngừa có tính chất hạn chế quyền

Đó là các biện pháp như: đóng cửa biên giới khi dịch bệnh; cấm đi vào đường đang có nguy cơ sụt lún, nhà đổ,…

Các biện pháp phòng ngừa có tính chất bắt buộc trực tiếp

Đó là các biện pháp như: kiểm tra thực phẩm; kiểm tra, tiêu hủy gia cầm; cách ly những người bị xác định có khả năng nhiễm bệnh lây lan,…

2.2. Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính

Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:

– Tạm giữ người theo thủ tục hành chính;

– Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

– Khám người;

– Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

– Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

– Bảo lãnh hành chính;

– Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

– Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn.

2.3. Các biện pháp hành chính khác

Trong Pháp lệnh XLVPHC có quy định 04 “biện pháp hành chính khác”, thực chất đây là các “biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt”. Là “biện pháp hành chính” vì chúng do luật hành chính quy định. Là “biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt” vì tính cưỡng chế hành chính của nó rất đặc biệt, còn cao hơn tất cả các biện pháp cưỡng chế hành chính còn lại, bởi nó hạn chế quyền tự do – một quyền cơ bản nhất của con người.

Đó là các biện pháp:

– Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

– Đưa vào trường giáo dưỡng;

– Đưa vào cơ sở giáo dục;

– Đưa vào cơ sở chữa bệnh;

2.4. Các biện pháp trách nhiệm hành chính

Nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính này có mục đích xử lý đối tượng có hành vi vi phạm hành chính, được áp dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động nhà nước và xã hội, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cho nên Pháp lệnh XLVPHC quy định rất cụ thể các biện pháp thuộc nhóm này.

Các tìm kiếm liên quan đến các biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước, trình bày các biện pháp cưỡng chế hành chính, ví dụ cưỡng chế hành chính, các biện pháp cưỡng chế hành chính áp dụng khi không có vi phạm hành chính, thực trạng cưỡng chế hành chính hiện nay, cưỡng chế nhà nước là gì, nêu các hình thức cưỡng chế hành chính nhà nước, vai trò của cưỡng chế hành chính, biện pháp phòng ngừa hành chính

Trong quá trình tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả, cơ quan chủ trì tổ chức cưỡng chế thường xuyên gặp sự chống đối của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế, thân nhân của người bị cưỡng chế. Trong một số trường hợp người thân của cá nhân bị cưỡng chế không phối hợp với lực lượng cưỡng chế như không mở cửa ngỏ để cho lực lượng cưỡng chế vào để cưỡng chế.

Cản trở thi hành quyết định cưỡng chế

Ví dụ: Nguyễn Văn S có hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng, bị cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Công trình xây dựng của Nguyên văn S nằm ở phía trong khu dân cư, muốn đi vào nhà Nguyễn Văn S phải đi qua nhà ông Nguyễn Văn A – là ba của S.

(Cưỡng chế Tháo dỡ hay phá dỡ công trình xây dựng không phép, sai phép?)

Trong quá trình tổ chức cưỡng chế ông Nguyễn Văn A không đồng ý mở cửa cho lực lượng cưỡng chế vào thực hiện nhiệm vụ và cho rằng ông có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, do đó ai muốn vao nhà ông phải được ông đồng ý. Gặp trường hợp trên thì lực lượng cưỡng chế phải xử lý như thế nào cho đúng pháp luật? hành vi không mở cửa cho lực lượng cưỡng chế vào thực hiện nhiệm vụ của ông Nguyễn Văn A có vi phạm pháp luật không?.

Ví dụ về phương pháp cưỡng chế hành chính
Xử lý hành vi cản trở thi hành quyết định cưỡng chế VPHC

Trong bài viết này, trangtinphapluat.com sẽ chia sẻ với các bạn một số quy định của pháp luật có liên quan đến việc xử lý tình huống người dân không phối hợp với lực lượng cưỡng chế, mà cụ thể là tình huống nêu trên.

Trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế

+ Tại Khoản 3 Điều 88 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chếnhư sau:

Cá nhân, tổ chức liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế;

(Các sai sót thường gặp trong xử phạt, cưỡng chế vi phạm hành chính và cách khắc phục)

– Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu;

– Tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ.

Ví dụ về phương pháp cưỡng chế hành chính
Cưỡng chế khấu trừ tài khoản ngân hàng

+ Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 166/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyế định xử phạt vi phạm hành chính, quy định trách nhiệm tổ chức thi hành cưỡng chế như sau: Các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan được giao chủ trì tổ chức cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện quyết định cưỡng chế.

Như vậy, theo Điều 88 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 Nghị định 166/2013/NĐ-CP thì cá nhân có liên quan có nghĩa vụ phối hớp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan được giao chủ trì tổ chức cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện quyết định cưỡng chế.

(Mẫu kế hoạch cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chuẩn nhất)

Căn cứ vào quy định trên thì khi tổ chức cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể là trường hợp ông Nguyễn Văn S trong ví dụ nêu trên thì người ban hành quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan được giao chủ trì cưỡng chế có quyền yêu cầu ông Nguyễn Văn A phải phối hợp để thi hành quyết định cưỡng chế. Ông Nguyễn Văn A phải có nghĩa vụ phối hợp với lực lượng cưỡng chếkhi được đề nghị, yêu cầu.

(Hướng dẫn Cưỡng chế khi tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thay đổi tên gọi)

Xử lý hành vi chống đối

Giả dụ sau khi đã đề nghị, yêu cầu mà những người có liên quan đến thi hành quyết định cưỡng chế như ông Nguyễn Văn A nêu trên không phối hợp thực hiện thì lực lượng cưỡng chế phải xử lý như thế nào?

Ví dụ về phương pháp cưỡng chế hành chính
Trình tự, thủ tục cưỡng chế vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định xử phạt hành vi chống đối hoặc cản trở người thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại Nghị định này như sau:

(Tổng hợp tất cả các quy định về cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính)

Xem video hướng dẫn xử lý hành vi cản trở thi hành quyết định cưỡng chế

Tổ chức, cá nhân có hành vi chống đối hoặc cản trở người thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt hành chính theo hình thức, mức phạt đối với hành vi chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ được quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Như vậy, nếu ông Nguyễn Văn A vẫn không phối hợp trong việc mở cửa ngỏ để lực lượng cưỡng chế vào thi hành nhiệm vụ thì hành vi của ông Nguyễn Văn A đã trở thành hành vi chống, cản trở người thi hành công vụ và sẽ bị xử phạt hành chính từ 2 đến 3 triệu đồng theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 20 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

(Xem Quy định về khấu trừ tiền trong tài khoản ngân hàng để thi hành quyết định xử phạt hành chính)

Trên đây là một số quy định về trách nhiệm phối hợp trong cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng như xử lý hành vi chống đối, cản trở người thi hành công vụ trong tổ chức cưỡng chế. Trangtinphapluat.com rất mong nhận được ý kiến trao đổi của bạn đọc, ý kiến vui lòng ghi ở mục bình luận bên dưới bài viết.

Rubi