Ví dụ về quan điểm toàn diện trong kinh doanh

Mua sắm hạnh phúc, Kinh doanh hiệu quả

Công ty Cổ phần Vật Giá Việt Nam. Số GCNDT: 0102015284, cấp ngày 21/06/2012 Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội Trụ sở chính: 102 Thái Thịnh, P. Trung Liệt, Hà Nội Đà Nẵng: Tầng 6, Số 53 Nguyễn Văn Linh, TP Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: Đường Lữ Gia, Quận 11, Hồ Chí Minh

Nội dung cơ bản như sau:
- Quan điểm toàn diện: đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết học, chúng ta còn phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa học khác, với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được khái quát từ tri thức của các khoa học khác và hoạt động của con người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội.
Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên ... để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định. Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp với từng con người. Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những không gian khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”.
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, Trong 20 năm đổi mới Đảng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu : “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hoá kinh tế đưa lại.
- Quan điểm lịch sử cụ thể:đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. Một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Chẳng hạn, thường thường trong các định luật của hoá học bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt độ và áp suất xác định. Nếu vượt khỏi những điều kiện đó định luật sẽ không còn đúng nữa. Trong lịch sử triết học khi xem xét các hệ thống triết học bao giờ chúng ta cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hệ thống đó .
- TK: Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Song để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình. Đối với sinh viên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn có thể sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, xã hội ta ngày càng tươi đẹp.
Chúc vui!

Quan điểm toàn diện là gì? Nguồn gốc của quan điểm toàn diện? Ví dụ về quan điểm toàn diện? Cơ sở lý luận, nội dung và yêu cầu?

Quan điểm toàn diện là một cách nhìn nhận đúng đắn, hiệu quả. Với các đáng giá toàn diện trên các mặt, có thể mang đến những nhận định đúng đắn và hiệu quả hơn. Thay vì những cái nhìn phiến diện trong quan điểm khi đánh giá chủ thể. Nó được nhấn mạnh với những nội dung từ phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. Theo đó, các phản ánh được thực hiện trên cơ sở lý luận. Nó mang đến những phù hợp trong quan điểm tiến bộ và khoa học. Khi những mặt khác nhau tác động lên một vấn đề cần được phản ánh toàn diện.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Quan điểm toàn diện là gì?

Quan điểm toàn diện là quan điểm được phản ánh trong phương pháp luận triết học. Khi các nhìn nhận phải được thể hiện một cách toàn diện. Quan điểm này mang đến tính đúng đắn trong hoạt động xem xét hay đánh giá một đối tượng nhất định. Các nhà nghiên cứu chỉ ra tính hợp lý cần thiết trong nhu cầu phản ánh chính xác và hiệu quả đối tượng. Từ đó mà các đánh giá mới mang đến tính chất khách quan, hiệu quả. Trên thực tế, quan điểm này giữ nguyên giá trị của nó. Khi mà những cần thiết trong đánh giá hay phán xét đối tượng.

Quan điểm này thể hiện vai trò của người thực hiện các phân tích trên đối tượng. Khi nghiên cứu và xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc. Chúng ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố kể cả khâu gián tiếp hay trung gian có liên quan đến sự vật. Tức là tất cả những tác động có thể lên chủ thể đang quan tâm. Không chỉ nhìn nhận với tính chất tiêu cực hay tích cực theo cả xúc. Mà phải là những tiến hành trên lý trí, kinh nghiệm và trình độ đáng giá chuyên môn. Như vậy các hướng tác động mới nếu có mới mang đến hiệu quả.

1.1. Nguồn gốc quan điểm:

Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến của các hiện tượng, sự vật trên thế giới. Với các tính chất trong tác động và phản ánh kết quả khác nhau. Bởi phải có quan điểm toàn diện vì bất cứ mối quan hệ nào cũng tồn tại sự vật, sự việc. Không có bất cứ sự vật nào tồn tại một cách riêng biệt, hay chỉ chịu tác động từ duy nhất một yếu tố. Có khả năng tồn tại cô lập, độc lập với các sự vật khác. Tính chất trong những ảnh hưởng từ chủ quan và khách quan là rất đa dạng. Nghiên cứu và phân tích cho thấy rằng, nếu muốn đánh giá chủ thể một cách hiệu quả nhất, cần nhìn nhận vào toàn diện và bày tỏ quan điểm.

1.2. Ví dụ quan điểm toàn diện:

Quan điểm này thể hiện trong tất cả các hoạt động có  tác động của phản ánh quan điểm. Như những ví dụ trong đánh giá một con người với những mặt khác nhau phản ánh trong con người họ. Không thể chỉ thực hiện quan sát phiến diện từ những thể hiện bên ngoài để đánh giá tính cách hay thái độ, năng lực của họ. Cũng không thể chỉ dựa trên một hành động để phán xét con người và cách sống của họ.

Khi đánh giá, cần có thời gian cho sự quan sát tổng thể. Từ những phản ánh trong bản chất con người, các mối quan hệ của người này với người khác. Cách cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện tại. Những nhìn nhận và đánh giá trên từng khía cạnh và kết hợp với nhau sẽ cho ra những quan điểm toàn diện. Từ đó mà cách nhìn nhận một người được thực hiện hiệu quả với các căn cứ rõ ràng. Nó không phải là những phù phiếm của nhận định. Chỉ khi hiểu hết về người đó bạn mới có thể đưa ra các nhận xét.

2. Cơ sở lý luận, nội dung và yêu cầu:

2.1. Cơ sở lý luận:

Quan điểm này được thể hiện từ cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Với các tính chất thể hiện trong tính khách quan, tính phổ biến và tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ và sự phát triển của tất cả các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tác động lẫn nhau này giúp cách sự vật được phản ánh với tính chất đa dạng trong thực tế. Một sự vật được nhìn nhận theo các yếu tố tác động và những tác động nên yếu tố khác.

Với chủ nghĩa duy vật biện chứng, những phản ánh trên sự vật đều được giải thích và đều cần phải giải thích. Khi những nguyên nhân luôn tồn tại và sự vật tác động lẫn nhau. Khi đó, việc nhìn nhận và đánh giá muốn mang đến hiệu quả phải dựa trên những tính chất phản ánh đầy đủ nhất. Xác định đúng đắn mới mang đến hiệu quả trong quan điểm thể hiện. Do đó mà tính chất toàn diện là tính chất  cần thiết, quan trọng.

Xem thêm: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong triết học

Trong tính chát duy vật biện chứng, những nhìn nhận và đánh giá phải được xây dựng từ nhiều chiều. Nó giải thích cho những phản ánh kết quả tồn tại trên thị trường. Những nguyên nhân được tìm ra có nguyên nhân trực tiếp hay tác động không trực tiếp. Và phản ánh năng lực, khả năng và cái nhìn nhiều chiều của một chủ thể.

2.2. Nội dung:

Khi chúng ta phân tích bất cứ một đối tượng nào, việc thực hiện xác định tiêu chí là cần thiết. Trong xác định những mục tiêu cần xác định trên đối tượng. Mục tiêu đặt ra càng nhiều thì các tính chất cần đánh giá càng lớn. Từ đó mà người tiến hành có những hiểu biết đối với bản chất của đối tượng. Khi nhìn nhận trên khía cạnh nào, họ cũng có thể cho ra những đánh giá. Tính chất toàn diện được phản ánh.

Chúng ta cần vận dụng lý thuyết một cách hệ thống, khi thực hiện trên các đối tượng khác nhau. Tùy thuộc vào đối tượng và tính chất của nó mà cách tiếp cận trên những phương diện cụ thể. Cũng như sự áp dụng linh hoạt, sáng tạo và không dập khuôn. Phải biết điều chỉnh các mức độ và yếu tố tác động hợp lý để tìm kiếm hiệu quả tốt nhất. Tức là: xem xét nó được cấu thành nên từ những yếu tố, những bộ phận nào với những mối quan hệ ràng buộc và tương tác ra sao. Thực hiện các phân tích để hiểu rõ về cơ chế hay những mối liên hệ giữa những kết quả phản ánh. Từ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố.

Mặt khác khi nhìn nhận toàn diện, phải xem xét cả mối quan hệ của sự vật với các yếu tố xung quanh. Trong tính chất tác động hay ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố. Điều này cũng làm cho hướng tiếp cận được thể hiện hiệu quả hơn khi đánh giá toàn diện các phản ánh từ sự vật. Xem xét sự vật ấy trong tính mở của nó, trong mối quan hệ với các hệ thống khác. Hay trong mối quan hệ với các yếu tố tạo thành môi trường vận động, phát triển của nó… Tạo ra sự toàn diện từ nhìn nhận bên trong đến các tác động bên ngoài.

Như vậy.

Trong hoạt động nhận thức, thực tiễn cần thiết thực hiện các nhận thức toàn diện. Vừa mang đến những hiểu biết rõ bản chất của đối tượng. Vừa hạn chế được cái nhìn hay tác động phiến diện có thể gây ra trên sự vật. Sự nhìn nhận này khiến cho hiệu quả trong công tác đánh giá hay nhận thức không mang đến hiệu quả. Đôi khi còn mang đến cái nhìn sai lệch và tiêu cực. Cần thiết thực hiện việc quan sát và tìm hiểu tổng thể trong phản ánh của đối tượng. Mang đến những hình dung và xâu chuỗi cho các đặc tính tồn tại bên trong sản phẩm

Cũng như thực hiện với quan sát các mối quan hệ hay tác động bên ngoài của nó qua lại với những nhân tố khác. Việc thực hiện nhìn nhận và đưa ra quan điểm hiệu quả giúp cho các yêu cầu trong mục tiêu phân tích được phản ánh.

Theo quan điểm toàn diện, con người cần nhận thức sự vật qua mối quan hệ qua lại. Chỉ có như vậy mới mang đến những phản ánh cho hiểu biết về sự vật. Tính nhiều chiều và phân tích càng cụ thể, có thể mang đến những nhìn nhận đầy đủ và hiệu quả nhất. Việc am hiểu về đối tượng mới mang đến các tính toán và tác động hiệu quả lên đối tượng đó.

Xem thêm: Phân tích mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên

2.3. Yêu cầu:

Mối quan hệ này có thể là giữa các yếu tố, các bộ phận, giữa sự vật này với sự vật khác. Giữa mối liên hệ trực tiếp với gián tiếp. Cái nhìn phiến diện không mang đến hiệu quả cho công tác thực hiện. Ngược lại còn có thể tạo ra những nhận định hay quan điểm lệch lạc. Cũng như mang đến các quyết định không đúng đắn cho mục tiêu của thực hiện phản ánh quan điểm.

Đòi hỏi con người phải chú ý và biết phân biệt từng mối liên hệ. Các nhìn nhận trên các khía cạnh khác nhau phản ánh những đặc trưng riêng biệt. Nó làm nên tính đa dạng của chủ thể trong các thể hiện trên thực tế. Do đó mà việc quan tâm và phân tích từng yếu tố cũng được thể hiện trên cơ sở của nó. Cụ thể hơn đó là các mối quan hệ chủ yếu với tất yếu, mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ về bản chất. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể hiểu rõ được bản chất của sự việc.

Đòi hỏi con người nắm bắt được khuynh hướng phát triển của sự vật trong tương lai. Những nhìn nhận mang đến phản ánh như thế nào cho mức độ phù hợp hay cơ sở phát triển trong tương lai. Hoặc những yếu tố biến động cũng có thể được đánh giá để mang đến nhận định cần thiết. Nó giúp cho việc thực hiện các hoạt động tác động trên sự vật được tiến hành hiệu quả. Đáp ứng các mong muốn của chủ thể tiến hành.

Video liên quan

Chủ đề