Ví dụ về vi phạm của pháp luật dân sự

Quan hệ dân sự là một trong những quan hệ pháp luật phổ biến nhất trong xã hội. Vậy vi phạm dân sự là gì? Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm tới đối tượng nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm tới?

Vi phạm pháp luật dân sự là những hành vi của đối tượng nào đó xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ bằng những chế tài có tính răn đe. Hành vi vi phạm chỉ yếu là vi phạm các nguyên tắc của Bộ luật dân sự; Vi phạm các điều cấm; Vi phạm nghĩa vụ dân sự; Vi phạm hợp đồng dân sự; Các loại vi phạm khác…

Ví dụ về vi phạm của pháp luật dân sự
Ví dụ về vi phạm của pháp luật dân sự

Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nào sau đây?

Các hành vi vi phạm pháp luật dân sự được quy định như sau:

  • Vi phạm các nguyên tắc của bộ luật dân sự;
  • Vi phạm các điều cấm của bộ luật dân sự;
  • Vi phạm nghĩa vụ dân sự;
  • Vi phạm hợp đồng dân sự;
  • Vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng;
  • Các vi phạm khác đối với quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân dân sự

Vi phạm dân sự bị xử lý như thế nào?

Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng, theo đó, những người vi phạm dân sự thuộc 1 trong các quy định đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Ngoài ra những hành vi còn có thể chịu sự xử phạt bởi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.

Ví dụ: Một người xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác (không phải trên mạng viễn thông) thì sẽ bị xử phạt theo Điều 5 Nghị định 167/2013.

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Nếu hành vi đó đủ cấu thành tội Làm nhục người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

Trách nhiệm pháp lý của vi phạm dân sự là gì?

Trách nhiệm pháp lý của vi phạm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu, những chủ thể này phải thực hiện những biện pháp cưỡng chế của nhà nước, được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.

Trách nhiệm pháp lý của vi phạm dân sự sẽ phát sinh ngay khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra. Bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho mình.

Ví dụ về vi phạm của pháp luật dân sự
Ví dụ về vi phạm của pháp luật dân sự

Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự là gì?

Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự là chế tài áp dụng cho những người có hành vi vi phạm nghĩa vụ. Việc vi phạm những nghĩa vụ đã được các bên thống nhất thỏa thuận thực hiện bằng những hành động, lời nói cử chỉ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ sẽ gây thiệt hại cho bên kia.

Do vậy, pháp luật quy định người người này phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình tại Điều 351 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như sau:

Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm tới đối tượng nào?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn đọc xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có được coi là vi phạm dân sự không?

Các hành vi vi phạm pháp luật dân sự được quy định như sau:Vi phạm các nguyên tắc của bộ luật dân sự;Vi phạm các điều cấm của bộ luật dân sự;Vi phạm nghĩa vụ dân sự;Vi phạm hợp đồng dân sự;Vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng;

Các vi phạm khác đối với quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân dân sự

Khi vi phạm nghĩa vụ dân sự, có quyền khởi kiện đối với tổ chức hay không?

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật dân sự 2015 thì phạm vi khởi kiện bao gồm cá nhân, cơ quan và cả tổ chức.

5 ra khỏi 5 (3 Phiếu bầu)

Theo Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.

2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.

4. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tể mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế”.

Như vậy, theo nội dung của điều luật trên thì quy định của Bộ luật Dân sự là nền tảng trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ, việc dân sự với nguyên tắc: Khi điều chỉnh các quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể mà luật khác có liên quan đã quy định thì áp dụng luật đó để điều chỉnh. Trong trường hợp luật khác không quy định hoặc có quy định nhưng quy định đó của luật liên quan trái với nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự thì áp dụng Bộ luật dân sự để giải quyết.

Áp dụng luật Dân sự là hoạt động cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định đã có sẵn trong Bộ luật Dân sự hoặc trong luật khác có liên quan để giải quyết các sự kiện thực tế xảy ra theo nguyên tắc ưu tiên áp dụng quy định của luật khác nếu quy định của luật này không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự nhằm đưa ra các quyết định phù họp.

Chỉ áp dụng luật Dân sự khi sự kiện, quan hệ tranh chấp cần giải quyết thuộc lĩnh vực dân sự và đã có quy phạm pháp luật dân sự trực tiếp điều chỉnh sự kiện, tranh chấp đó. Việc áp dụng trực tiếp luật dân sự thường được thực hiện tuần tự theo các bước: Xác định sự kiện xảy ra thuộc loại quan hệ dân sự nào; chọn quy phạm pháp luật tương ứng, phù họp với quan hệ đang cần được giải quyết để áp dụng; đưa ra quyết định phù hợp. Các quyết định mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng luật đưa ra có thể là một hoặc những hậu quả pháp lý sau:

Thứ nhất, công nhận hoặc bác bỏ quyền dân sự đối với chủ thể nhất định. Ví dụ như, khi áp dụng luật Dân sự để giải quyết tranh chấp về thừa kế giữa các bên chủ thể, Tòa án căn cứ vào các quy định của pháp luật về thừa kế và thực tế tranh chấp xảy ra để xác định chủ thể có quyền thừa kế, chủ thể không được thừa kế, bác bỏ quyền thừa kế của chủ thể nhất định... Việc công nhận hoặc bác bỏ quyền dân sự đối với các chủ thể rất đa dạng, phong phú tùy thuộc theo từng loại quan hệ và từng loại quyền dân sự tương ứng như: công nhận hoặc bác bỏ các quyền nhân thân của chủ thể; công nhận hoặc bác bỏ quyền sở hữu của chủ thể; công nhận hoặc bác bỏ các quyền phát sinh từ hợp đồng của các chủ thể; công nhận hoặc bác bỏ các quyền được hưởng bồi thường...

Thứ hai, xác định nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự đối với chủ thể nhất định. Ngược lại với trường hợp công nhận quyền, việc áp dụng luật dân sự để giải quyết vụ việc còn có hậu quả pháp lý là xác định nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự cho các chủ thể nhất định. Ví dụ như, khi giải quyết tranh chấp do vi phạm hợp đồng, Tòa án căn cứ vào quy định của pháp luật dân sự về nghĩa vụ, hợp đồng và thực tế tranh chấp xảy ra để ra phán quyết bên vi phạm phải chịu những trách nhiệm gì đối với bên bị vi phạm trong hợp đồng. Hay trong vụ việc tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng, Tòa án căn cứ vào các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng và dựa trên tình huống thực tế để xác định trách nhiệm bồị thường của chủ thể gây ra thiệt hại...

Thứ ba, áp dụng biện pháp cưỡng chế nhất định nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Ví dụ như, Tòa án quyết định biện pháp tịch thu tài sản là đối tượng của giao dịch đối với các giao dịch có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. Hay như các quyết định phạt vi phạm, quyết định tiêu hủy tài sản, quyết định bán đấu giá tài sản...

Áp dụng luật dân sự là hoạt động thường xuyên và phổ biến trên thực tế của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Áp dụng luật dân sự là phương thức áp dụng phổ biến nhất hiện nay để giải quyết các vụ việc dân sự. Hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật chịu tác động của nhiều yếu tố như:

Một là, chất lượng của các quy phạm pháp luật. Sự phù họp, chính xác của các quy phạm pháp luật ảnh hướng lớn tới hiệu quả áp dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nếu quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn khách quan, phản ánh đúng các điều kiện kinh tế - xã hội thì sẽ nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Ngược lại, nếu các quy phạm pháp luật đã lỗi thời, lạc hậu hoặc quy định không rõ ràng, còn các hạn chế thì sẽ làm cho hoạt động áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn.

Hai là, ý thức pháp luật của người dân. Ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự cũng như của người dân nói chung tác động mạnh mẽ tới hiệu quả áp dụng pháp luật dân sự. Nếu như các chủ thể trong xã hội có ý thức chấp hành pháp luật thì sẽ làm cho hoạt động áp dụng pháp luật diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả tối ưu. Ngược lại, nếu các chủ thể không tuân thủ pháp luật, có tình vi phạm pháp luật thì cũng gây tác động tiêu cực tới hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật.

Ba là, điều kiện, khả năng áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là những chủ thể áp dụng pháp luật. Do đó, đây là những chủ thể có vai trò quan trọng quyết định đến hoạt động này. Trong quá trình áp dụng pháp luật, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần vận dụng chính xác quy định pháp luật, đồng thời thể hiện sự công tâm, khách quan trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc dân sự.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)