Vì sao bao bì ni lông gây ô nhiễm môi trường

Sản phẩm nhựa, đặc biệt là túi ni lông có mặt ở khắp nơi, chúng ta sử dụng chúng mỗi ngày ở nhà, ở trường, ở văn phòng và mang chúng đi mọi nơi. Tác hại của bao bì ni lông đang hiện hữu và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khỏe. Đáng buồn thay là chúng ta đang quá phụ thuộc vào sự tiện lợi của các sản phẩm nhựa như túi nilon, cốc nhựa, ống hút nhựa…

Khoảng 50 năm về trước, túi ni lông là rất hiếm và việc tạo ra túi ni lông được cho là một phát minh tuyệt vời. Polyetylen (loại nhựa phổ biến nhất được sử dụng cho túi dùng một lần) lần đầu tiên được tạo ra vào năm 1898 nhưng mãi đến giữa những năm 1950, người ta mới phát minh ra loại polyetylen mật độ cao. Polyetylen mật độ cao là công cụ đột phá cho phép sản xuất bao bì nhựa giá rẻ. Phát minh tưởng chừng đơn giản này đã thay đổi cách chúng ta mua sắm và có những hậu quả không thể tưởng tượng được đối với môi trường tự nhiên của chúng ta. Bạn có thể tìm hiểu thêm thực trạng sử dụng túi ni lông hiện nay để thấy nhu cầu và số lượng túi khủng khiếp như thế nào. Trước túi nhựa, đã có giấy. Túi giấy hoạt động nhưng chúng không dễ mang theo và bền được như túi ni lông. Phần quan trọng nhất của giấy là sản xuất đắt hơn túi ni lông. Mặc dù chúng ta thấy những nhược điểm của túi ni lông ngày nay, nhưng bạn có thể thấy tại sao tại thời điểm chúng được sử dụng nhanh chóng như vậy.

Túi ni lông giết chết khoảng 100.000 động vật hàng năm. Nhiều động vật, bao gồm cá voi, cá heo, rùa, chim cánh cụt và cá heo ăn túi nhựa khi chúng nhầm đó là thức ăn. Ví dụ, rùa biển nhầm túi ni lông những con rùa biển này có nguy cơ tuyệt chủng một phần vì tiêu thụ quá nhiều ni lông. Ni lông không thể được tiêu hóa đúng cách và do đó sẽ tích tụ trong dạ dày dẫn đến cái chết của động vật.

Mỗi năm, trên thế giới có hàng tỷ túi ni lông sử dụng 1 lần được sử dụng tương đương với 2 triệu túi mỗi phút. Đây là con số quá khủng khiếp về thực trạng sử dụng túi ni lông hiện nay. Các quốc gia khác nhau có mức độ sử dụng khác nhau, nhưng toàn bộ thế giới phải cam kết giảm mức sử dụng này. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến túi ni lông nên đây là lý do tại sao các lệnh cấm hoặc tăng phí môi trường được áp dụng tại nhiều quốc gia. Sớm nhất là ở Đan Mạch bắt đầu từ năm 1993, điều này làm cho việc sử dụng túi ni lông giảm 60% khá nhanh chóng. Giải pháp ở Ireland năm 2002 có lẽ được biết đến nhiều nhất, người tiêu dùng sẽ phải bỏ tiền mua túi dẫn đến việc giảm 90% lượng túi được sử dụng và lượng rác thải nhựa cũng giảm đáng kể. Đến năm 2007, việc sử dụng đã tăng trở lại, dẫn đến sự tăng giá của túi.

Thực trạng sử dụng túi ni lông hiện nay cũng đang rất đáng báo động. Mỗi năm, nước ta sử dụng hơn 30 tỷ túi ni lông, trung bình mỗi ngày 1 gia đình dùng 4 túi. Đáng chú ý, chỉ có 17% ​​túi nhựa được tái sử dụng. Đây là phát biểu của bà Dương Thị Phương Anh thuộc Viện Chiến lược và Chính sách về Tài nguyên và Môi trường. Túi ni lông, sau khi được xử lý như rác, có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khối lượng rác thải lớn đổ ra biển, chủ yếu là rác thải nhựa. Khối lượng chất thải nhựa ước tính khoảng 140 triệu tấn, tăng 10 triệu tấn mỗi năm. Theo các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Quần đảo thuộc Cục Quản lý Biển và Quần đảo Việt Nam, hàng năm Việt Nam thải 0,28-0,73 triệu tấn chất thải nhựa vào đại dương, chiếm 6% tổng khối lượng thế giới.Thống kê từ Hiệp Hội Nhựa Việt Nam thì năm 1990, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 3,8kg nhựa mỗi năm, nhưng 25 năm sau, con số này đạt 41kg. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) ước tính rằng khoảng 80 tấn chất thải nhựa và túi được vứt đi mỗi ngày tại Hà Nội và TP HCM cộng lại. Về mặt tích cực, Việt Nam đã nỗ lực quản lý phế liệu nhựa nhập khẩu cũng như giám sát sản xuất và tiêu thụ nhựa.

Dưới đây là 7 cách đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Nhiều người cùng làm những việc nhỏ nhỏ sẽ tạo ra một tác động tích cực đến môi trường: Hạn chế mua các mặt hàng được đóng gói bằng nhựa, thay vào đó bạn nên mua các sản phẩm được đóng gói bằng lọ thủy tinh, giấy, lá.... Sử dụng túi vải để đựng đồ khi đi chợ, đi mua sắm. Không sử dụng nước đóng chai, bạn có thể mang theo cốc hoặc chai của mình để đựng nước, sau đó tái sử dụng lại. Tái sử dụng các chai nhựa, túi ni lông thay vì mua mới. Hãy nói với nhân viên bán hàng là bạn không cần túi ni lông nếu không cần thiết. Mặc quần áo được làm từ chất liệu tự nhiên. Hạn chế mang đồ ăn về vì bạn sẽ phải sử dụng hộp nhựa, túi, thìa nhựa…

Như vậy để giải quyết thực trạng sử dụng túi ni lông hiện nay không phải là điều quá khó. Quan trọng là bạn có dám thay đổi hay không thôi. Cùng với việc nâng cao ý thức, thay đổi thói quen tiêu dùng thì những biện pháp nặng như cấm sử dụng túi ni lông hay tăng phí bảo vệ môi trường là các giải pháp thiết thực


Vì sao bao bì ni lông gây ô nhiễm môi trường
Thuyết minh về tác hại của bao bì ni lông bài 4

Vì sao bao bì ni lông gây ô nhiễm môi trường
Thuyết minh về tác hại của bao bì ni lông bài 4

Phải công nhận rằng túi ni lông rất tiện, đựng cái gì cũng được, lại còn nhẹ nữa chứ. Bởi vì tiện, nên ai cùng dùng. Mà rất ít ai để ý thực trạng sử dụng túi ni lông hiện nay ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động.

Dù vô tình hay cố ý, việc bạn dùng mỗi ngày 1 hay 2 chiếc túi nilon đều đang góp tay đẩy môi trường đến bờ vực nguy hiểm. Thật vậy, nếu bạn không tin, hãy nhìn vào những con số biết nói ngay bên dưới. 

1. Báo động đỏ thực trạng sử dụng túi ni lông ở Việt Nam

a. Số liệu thống kê tình trạng sử dụng túi nilon

Mỗi năm, toàn quốc sử dụng hơn 30 tỷ túi ni lông, trung bình mỗi ngày 1 gia đình dùng 4 túi. Đáng chú ý, chỉ có 17% trong số đó được tái sử dụng. Bà Dương Thị Phương Anh thuộc Viện Chiến lược và Chính sách về Tài nguyên và Môi trường cho hay. 

- Túi ni lông chiếm ⅓ số lượng rác thải nhựa tại Việt Nam

- Việt Nam đang là 1 trong 4 quốc gia thải ra nhiều túi nilon nhất châu Á. 

Vì sao bao bì ni lông gây ô nhiễm môi trường

- Theo các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Quần đảo thuộc Cục Quản lý Biển và Quần đảo Việt Nam, hàng năm Việt Nam thải 0,28-0,73 triệu tấn túi ni lông và rác thải nhựa vào đại dương, chiếm 6% tổng khối lượng thế giới.

- Thống kê từ Hiệp Hội Nhựa Việt Nam thì năm 1990, mỗi người Việt Nam chỉ tiêu thụ 3,8kg nhựa mỗi năm, nhưng sau 31 năm, con số này đạt 41kg.

Những năm gần đây, đời sống tuy phát triển, nhưng tình trạng dùng túi ni lông vẫn không hề giảm. Riêng hai thành phố lớn là TP. Hà Nội và TP. HCM, trung bình khoảng 80 tấn nhựa và nilon thải ra mỗi ngày.     

b. Thực tế tình hình dùng túi ni lông ở Việt Nam 

Các ban ngành chức trách đã có nhiều đề xuất, giải pháp để hạn chế sử dụng túi ni lông. Ví sự như vào cuối tháng 7- 2019, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch hưởng ứng phong trào hạn chế sử dụng túi ni-lông khó phân hủy; đẩy mạnh việc tổ chức thu gom, tái chế đồ nhựa.

Nhưng...túi ni lông đã trở thành thói quen của nhiều người. Việc thay đổi thói quen cần nhiều thời gian. Vì thế, dễ thấy nhiều nơi, túi nilon vẫn là lựa chọn hàng đầu của mỗi người.

Vì sao bao bì ni lông gây ô nhiễm môi trường

Riêng tại Tp. Hồ Chí Minh, khoảng 30 tấn ni-lông được sử dụng tại các chợ, trung tâm thương mại và siêu thị, chưa kể tại các hộ dân. Ngay cả ở những nơi như siêu thị, trung tâm thương mại cũng chỉ dùng túi ni-lông tự hủy gói gọn trong việc thí điểm một số mô hình, chưa áp dụng đại trà. 

Giá rẻ, tiện lợi, nhiều cửa hàng kinh doanh chọn túi ni lông để gói hàng cho khách. Khách hàng dù không muốn nhận bao bì nilon, nhưng vẫn phải ở trong tình huống “bắt buộc phải dùng”. Gia tăng thực trạng sử dụng túi ni lông ngày một nghiêm trọng ở Việt Nam.

2. Tác hại khôn lường của túi ni lông hiện nay

Một khi không kiểm soát được lượng túi ni lông thải ra mỗi ngày. Chúng ta, người chịu tác động trực tiếp từ những tác hại của túi nilon:

- Túi ni lông phân hủy rất lâu, có thể lên tới 1000 năm hoặc hơn. Cuộc sống sẽ ngập tràn trong rác

- Túi ni lông vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm, thiếu nước sạch sinh hoạt. 

- Đốt túi ni lông sinh nhiều khí độc hại như CO2,  gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

- Nếu túi ni lông bị chôn vùi trong lòng đất sẽ phá hủy nguồn nước ngầm, vi sinh vật, kéo theo tác động tới hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cối, gây nên tình trạng sạt lở đất, xói mòn vào mùa mưa lũ.

3. Thực trạng xử lý túi ni lông còn nhiều bất cập

Thực tế, nhiều bãi rác trên toàn quốc vẫn chưa xử lý triệt để túi nilon. Một phần do chúng khó phân hủy, rất ít nơi đem ni lông đi tái chế.

Vậy nên, hiện nay, ở Việt Nam, phần lớn bao bì ni lông là chôn, lấp, đốt hoặc để chúng nằm chờ trên những bãi rác ngày này tháng nọ.

Vì sao bao bì ni lông gây ô nhiễm môi trường

Hoặc, đôi khi chúng được thả trôi ra biển, ra đại dương dẫn đến nhiều hệ lụy, mà động vật dưới biển chịu ảnh hưởng trầm trọng.

Trong khi chỉ có khoảng 11-12% số lượng chất thải nhựa, túi ni-lông được xử lý, áp dụng đúng quy trình khái niệm tái chế. Đơn cử ở thành phố Hồ Chí Minh, trong 354.000 tấn rác ni lông và nhựa thì có 98.000 tấn được đem đi chôn lấp, hơn 200.000 tấn thải thẳng ra ngoài môi trường hoặc tái chế.

Đừng bỏ qua: 5 thói quen tiêu dùng xanh giúp bảo vệ môi trường

Bạn hãy tự tưởng tượng xem, nếu thực trạng sử dụng túi ni lông hiện nay ở Việt Nam vẫn không có gì thay đổi. Các loài sinh vật biển, vi sinh vật có lợi dưới đất không còn tồn tại, nguồn đất, nguồn nước bị ô nhiễm, cây cối chết mòn vì đất không còn dinh dưỡng. Liệu chúng ta còn có cơ hội tận hưởng cuộc sống hạnh phúc nữa không?