Vì sao bệnh nhân covid trở nặng

Chỉ có một số lượng rất nhỏ các ca nhiễm Covid-19 và trở nặng sau khi tiêm chủng cho thấy vắc xin hiệu quả cao.

Những bài viết có tiêu đề khiến nhiều người lo lắng: “2% số người chết vì Covid-19 ở bang Illinois (Mỹ) trong năm nay là người đã được tiêm đủ 2 mũi”, “79 người dân ở bang Massachusetts được tiêm phòng đầy đủ đã tử vong”…

Khi số ca nhiễm gia tăng ở một số quốc gia cùng với sự lan tràn của biến thể Delta, thực tế vắc xin không phải là một lá chắn hoàn hảo có thể khiến một số người thất vọng.

Vì sao bệnh nhân covid trở nặng

Ảnh minh họa: Orissapost

Nhưng thực tế vắc xin vẫn là công cụ hiệu quả nhất để chống Covid-19, đặc biệt là ngăn ngừa bệnh nặng hoặc tử vong. Ngay cả khi các biến thể mới xuất hiện, hầu hết các loại vắc xin vẫn giữ vững được chỗ đứng của mình.

Do đó, người không được tiêm phòng là đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất trong thời kỳ đại dịch. Theo dữ liệu 6 tháng đầu năm, 99,5% trường hợp tử vong do Covid-19 ở Mỹ là những người chưa tiêm chủng.

Tính đến tháng 7, Mỹ có hơn 5.186 trường hợp nhiễm Covid-19 dẫn đến bệnh nặng trong số 157 triệu người tiêm chủng đầy đủ (tỷ lệ 0,003%). Trong đó có 988 ca dẫn đến tử vong.

Những đối tượng dễ bị nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc xin

Những người đã được cấy ghép nội tạng đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ chống lại bệnh tật của vắc xin. Một số người khác có yếu tố di truyền khiến họ khó có phản ứng miễn dịch sau khi tiêm chủng.

Một nghiên cứu về 152 ca nhiễm Covid-19 sau tiêm chủng phải nhập viện ở Israel cho thấy chỉ 6% không có bệnh nền. Những người còn lại có các bệnh lý khác nhau, từ huyết áp cao, tiểu đường đến ung thư.

Khảo sát hơn 2.000 ca bệnh Covid-19 sau tiêm vắc xin ghi nhận những người lớn tuổi, đặc biệt người sống ở các khu vực nghèo khó, có nguy cơ cao hơn. Các nhà khoa học từ lâu đã xác định hệ miễn dịch suy giảm theo tuổi tác. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh ở người đã tiêm nhẹ hơn người chưa tiêm. 

Phòng chống nhiễm Covid-19 sau khi tiêm vắc xin

Nhìn chung, các chiến thuật triển khai trong suốt đại dịch Covid-19 vẫn có tác dụng ngăn chặn các ca lây nhiễm ở người đã chủng ngừa.

Theo đó, cần tăng tỷ lệ tiêm chủng hơn nữa, đạt đến mức có đủ số người miễn dịch để hạn chế lây nhiễm từ người này sang người khác.

Sau đó, các biện pháp như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang vẫn cần thiết trong một số trường hợp, như ở những nơi có số ca bệnh đang gia tăng. Verardi, nhà virus học của Đại học Connecticut, cho biết: “Tại thời điểm này với biến thể Delta đang gia tăng, chúng ta không thể lơ là. Chúng ta vẫn phải cảnh giác khi ở nơi công cộng, đặc biệt là không gian đông đúc trong nhà”.

Khi tiếp tục phát triển, virus có thể thay đổi theo cách khiến vắc xin kém hiệu quả hơn. Các công ty đang phát triển các mũi tiêm tăng cường để nhắm mục tiêu vào các biến thể SARS-CoV-2 và tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, mức độ cần thiết của mũi nhắc lại vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.

Nguồn:vietnamnet.vn

Dù chăm sóc cho người thân ốm bệnh, bạn cũng đừng quên chăm lo cho bản thân mình.

Hạn chế số lượng người chăm sóc. Lý tưởng nhất, hãy giao cho một người có sức khỏe tốt và rủi ro diễn biến nặng không cao nếu mắc COVID-19 – chẳng hạn như đã tiêm phòng đầy đủ, dưới 60 tuổi và không mắc bệnh mãn tính. 

Hỗ trợ người ốm làm theo các chỉ dẫn của bác sỹ. Nhìn chung, người ốm nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Theo dõi triệu chứng 

Ngay lập tức tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế nếu người ốm có triệu chứng:

  • Khó thở
  • Đau tức ngực
  • Lú lẫn
  • Mất khả năng nói hoặc vận động

Một số triệu chứng xuất hiện tùy vào độ tuổi. Bạn cần liên hệ khẩn cấp với cơ sở y tế nếu trẻ sơ sinh không thể bú mẹ, trẻ nhỏ sốt cao, hoặc trẻ đột nhiên trở nên lú lẫn, không chịu ăn, hoặc mặt hoặc môi chuyển xanh tím.

Theo dõi xem bản thân hoặc người khác trong gia đình có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 hay không – bao gồm sốt, đau họng, đau cơ hoặc đau người, nghẹt hoặc sổ mũi, buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy, thở gấp, ho khan hoặc mệt mỏi. Các triệu chứng ở trẻ em rất đa dạng. Những triệu chứng ở trẻ sơ sinh có thể kể đến khó bú, thở gấp và ngủ lịm. Hãy xét nghiệm nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên.

Phòng bệnh

Kể cả khi đã tiêm phòng đầy đủ, bạn và các thành viên khác trong gia đình vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Không có vắc-xin nào bảo vệ bạn tuyệt đối, và nếu mắc COVID-19, bạn có thể làm lây lan vi-rút cho người khác.

Hãy trao đổi với con về các biện pháp phòng, tránh dịch này và tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm những biện pháp đó nhằm góp phần ngăn chặn vi-rút lây lan. 

Giữ khoảng cách: Tránh tiếp xúc với người ốm khi không cần thiết. Người ốm nên ở trong phòng riêng nếu có thể, hoặc cách các thành viên khác trong hộ tối thiểu 1 mét để giảm nguy cơ lây lan vi-rút.

Đeo khẩu trang: Mọi người phải đeo khẩu trang y tế vừa khít với khuôn mặt của mình khi ở cùng phòng với người ốm (người ốm cũng phải đeo khẩu trang). 

Rửa tay thường xuyên: Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người ốm.

>> Đọc thêm: Mẹo rửa tay cho trẻ em

Giữ cho nhà cửa thông thoáng: Đảm bảo rằng các không gian sinh hoạt chung (ví dụ: phòng bếp, phòng tắm/vệ sinh) được thông thoáng (bằng cách mở cửa sổ). 

Vệ sinh: Cho người ốm sử dụng đĩa, cốc chén, dụng cụ ăn, ga giường và khăn tắm riêng. Giặt/rửa tất cả những đồ dùng đó bằng xà phòng và nước nóng.

Xác định các bề mặt mà người ốm thường xuyên tiếp xúc (như bàn ghế, thành giường, tay nắm cửa và đồ chơi) và vệ sinh, khử khuẩn những bề mặt đó hàng ngày.

>> Đọc thêm: Mẹo làm sạch và khử trùng

Sau mỗi lần người ốm sử dụng, hãy đeo găng tay (nếu có) để vệ sinh, khử khuẩn phòng tắm/vệ sinh nếu họ không thể tự làm. 

Có thể giặt chung quần áo bẩn của người ốm với đồ của những người khác, nhưng cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau: 

  • Đeo găng tay (nếu có) khi giặt đồ của người ốm. 
  • Giặt đồ bằng xà phòng hoặc nước giặt và nước ở nhiệt độ ấm nhất có thể và sấy khô quần áo hoàn toàn – cả hai bước này nhằm tiêu diệt vi-rút.
  • Rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn ngay sau khi giặt đồ xong. 
  • Cân nhắc việc để quần áo cần giặt/phơi vào túi dùng một lần thay vì giỏ đựng hàng ngày.

Dùng một túi rác riêng để đựng giấy ăn, khẩu trang và những thứ khác mà người ốm thải bỏ sao cho an toàn.

Không tiếp khách đến thăm cho đến khi người ốm khỏi hẳn và không còn dấu hiệu hoặc triệu chứng của COVID-19.

Tuân thủ hướng dẫn của quốc gia về việc cách ly tại nhà đối với người ốm và những thành viên khác trong gia đình. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người ốm nên tự cách ly trong vòng 10 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng, cộng thêm 3 ngày sau khi hết triệu chứng.

Làm thế nào để rửa tay sạch

Thuốc baricitinib ở Anh được xác nhận có khả năng cứu sống bệnh nhân Covid

Vì sao bệnh nhân covid trở nặng
Vì sao bệnh nhân covid trở nặng

Nguồn hình ảnh, Cambridge University Hospitals NHS Foundation Trus

Các chuyên gia Anh Quốc cho biết họ đã tìm ra một loại thuốc nữa có thể giúp những người bị nhiễm Covid vượt qua cửa tử.

Baricitinib là thuốc chống viêm nhiễm thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.

Các thử nghiệm cho thấy nó có thể giảm nguy cơ tử vong khoảng 1/5 ở những bệnh nhân nhiễm Covid nặng cần được chăm sóc tại bệnh viện.

Các nhà nghiên cứu cho biết thuốc này có thể dùng kết hợp với các phương pháp điều trị Covid khác, chẳng hạn như dexamethasone steroid giá rẻ, để cứu sống nhiều người hơn nữa.

Thuốc trị Covid bằng kháng thể được duyệt sử dụng tại Anh

Vaccine Covid hiệu quả trong việc phòng chống biến thể Delta

Thuốc trị Covid từ lạc đà không bướu đầy hứa hẹn

Covid-19: Đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm bệnh, làm lây bệnh

Điều đó có thể giúp giảm một nửa số ca tử vong.

NHS có thể sớm đề xuất baricitinib dựa trên những kết quả mới này. Một liệu trình 10 ngày của thuốc có giá khoảng 250 bảng Anh, dù NHS có thể thương lượng giảm giá.

Bảo vệ mạng sống

Bộ trưởng Y tế và Chăm sóc Xã hội Sajid Javid nói: "Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tất cả các nhà nghiên cứu, bác sĩ và tình nguyện viên tham gia vào công việc này.

"Các chuyên gia y tế và khoa học của chúng tôi hiện sẽ xem xét kết quả trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về các bước tiếp theo."

Mặc dù vaccine đã làm rất tốt trong việc cắt giảm việc lây nhiễm và bảo vệ mạng sống, một số người vẫn sẽ mắc và bị dính Covid nặng.

Và đợt thử nghiệm của Phục hồi (Recovery.net) đã thí nghiệm các loại thuốc hiện có trên bệnh nhân Covid để xem chúng có giúp ích gì không.

Các chuyên gia cho biết họ đã xác định được dexamethasone, tocilizumab và một phương pháp điều trị có tên là Ronapreve - những khám phá đã thay đổi việc thực hành lâm sàng trên toàn thế giới và được ghi nhận là đã cứu sống hàng trăm nghìn người, nếu không muốn nói là hàng triệu người.

Và bây giờ ở một số bệnh nhân Covid nặng, gồm cả những người đang thở máy, tình trạng tốt hơn nhiều nếu như họ tiếp nhận được baricitinib.

Lợi ích này vượt trội so với các loại thuốc Covid cứu sống mạng người khác mà được chứng minh.

'Điều gì đó tích cực'

Một trong những bệnh nhân đăng ký tham gia thử nghiệm, Mark Rivvers, 51 tuổi, đến từ Cambridge, cho biết: "Tôi đã nằm viện gần một tháng, chủ yếu là trong phòng chăm sóc đặc biệt.

"Mọi thứ trong cơ thể tôi dường như đang đánh nhau với mọi thứ khác.

"Tôi hầu như phải nhờ vào ống thở liên tục, tôi bị nhiễm trùng huyết và bị viêm khắp phổi.

"Nhưng tôi xem đó là nghĩa vụ của mình khi tham gia thử nghiệm Phục hồi bởi vì tôi biết rằng bất kể điều gì xảy ra với tôi, tôi đang làm điều gì đó tích cực để giúp đỡ người khác.

"Tôi thực sự hài lòng về kết quả với baricitinib và hy vọng rằng bây giờ nó có thể được sử dụng để mang lại lợi ích cho nhiều người khác."

Hiện nay có nhiều loại thuốc có thể giúp trị Covid:

  • thuốc chống viêm ngăn chặn hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức dẫn đến hậu quả chết người
  • thuốc chống virus khiến virus corona khó nhân rộng bên trong cơ thể
  • liệu pháp kháng thể bắt chước hệ thống miễn dịch để tấn công virus

Điều tra viên chính của thử nghiệm phục hồi, Sir Martin Landray, giáo sư y khoa và dịch tễ học, tại Viện Y học Dân số Oxford (Oxford Population Health) cho biết: "Hiện nay đã có cơ sở xác định rõ rằng ở những người nhập viện vì bệnh Covid nặng, phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức là nguyên nhân chính gây tổn thương phổi. .

"Kết quả ngày nay không chỉ cho thấy điều trị bằng baricitinib cải thiện cơ hội sống cho những bệnh nhân bị Covid-19 nặng mà lợi ích này còn bổ sung cho lợi ích từ các phương pháp điều trị khác làm giảm phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức, chẳng hạn như dexamethasone và tocilizumab.

"Điều này mở ra khả năng sử dụng kết hợp các loại thuốc chống viêm để giảm nguy cơ tử vong cho một số bệnh nhân nặng nhất."

Vì sao bệnh nhân covid trở nặng
Vì sao bệnh nhân covid trở nặng

Phần phân tích của Rebecca Morelle, biên tập viên khoa học:

Thử nghiệm Phục hồi là một chuyện thành công trong đại dịch.

Với hơn 47.000 người tham gia trên khắp Vương quốc Anh, đây là nghiên cứu lớn nhất về phương pháp điều trị Covid trên thế giới.

Các phương pháp điều trị mà thử nghiệm đã phát hiện ra đã cứu sống vô số người.

Thuốc viên điều trị Covid đầu tiên giảm một nửa nguy cơ nhập viện

Các loại thuốc chữa trị Covid hiệu quả hoạt động ra sao?

Thuốc viên điều trị Covid đầu tiên giảm một nửa nguy cơ nhập viện

Nhưng loại thuốc mới nhất của nó, baricitinib, đã được phát hiện với sự trợ giúp của một số công việc về đào sâu nghiên cứu DNA.

Nghiên cứu của Genomicc đã cố gắng tìm hiểu lý do tại sao một số người mắc bệnh Covid thì không có triệu chứng trong khi những người khác trở nặng cực kỳ.

Nó đã tìm kiếm câu trả lời trong gien của mọi người, so sánh bộ gien của bệnh nhân chăm sóc đặc biệt với ADN của những người khỏe mạnh.

Và nó đã xác định chính xác một số khác biệt chính về di truyền - bao gồm một trong gien TYK2.

Nếu gien này bị lỗi, phản ứng miễn dịch có thể hoạt động quá mức.

Và khám phá về vấn đề gien này đã dẫn đến việc baricitinib được thêm vào danh sách các phương pháp điều trị của thử nghiệm Phục hồi.

Di truyền rất quan trọng để hiểu cách Covid-19 ảnh hưởng đến cơ thể - và việc kết hợp bí quyết DNA này với một thử nghiệm lâm sàng lớn đã cung cấp một vũ khí khác trong cuộc chiến chống lại virus corona.

Vì sao bệnh nhân covid trở nặng
Vì sao bệnh nhân covid trở nặng