Vì sao cần marketing điểm đến

Các khái niệm cơ bản về tiếp thị (marketing)

Vì sao cần marketing điểm đến

Khóa luận các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội

  • pdf
  • 108 trang
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

CÁC GIẢI PHÁP MARKETING ĐIỂM ĐẾN
NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN HOÀNG THỦY TIÊN
MÃ SINH VIÊN
: A20107
CHUYÊN NGÀNH
: QUẢN TRỊ MARKETING

HÀ NỘI – 2014

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

CÁC GIẢI PHÁP MARKETING ĐIỂM ĐẾN
NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI

Giáo viên hƣớng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Chuyên ngành

: TS. Vũ Thị Tuyết
: Nguyễn Hoàng Thủy Tiên
: A20107
: Quản trị marketing

HÀ NỘI – 2014

Thang Long University Library

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có
sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của
người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn
gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Nguyễn Hoàng Thủy Tiên

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Vũ Thị Tuyết, người đã trực tiếp
nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, tạo điều
kiện tốt nhất cho em có thể hoàn thiện khóa luận một cách thuận lợi.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô Khoa Quản lý –
Trường Đại học Thăng Long, đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản vững
chắc làm nền tảng để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này!

Thang Long University Library

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ... 1
1.1. Khái niệm về marketing............................................................................................................ 1
1.2. Tổng quan về marketing điểm đến du lịch ........................................................................... 2
1.2.1. Khái niệm về điểm đến du lịch ............................................................................ 2
1.2.2. Khái niệm về marketing điểm đến du lịch .......................................................... 3
1.3. Vai trò của marketing điểm đến du lịch ................................................................................ 4
1.3.1. Đối với điểm đến .................................................................................................. 4
1.3.2. Đối với khách du lịch ........................................................................................... 5
1.3.3. Đối với doanh nghiệp du lịch .............................................................................. 6
1.4. Cách thức thực hiện marketing điểm đến du lịch ............................................................... 6
1.4.1. Vai trò của NTOs/DMOs trong marketing điểm đến du lịch ............................ 6
1.4.2. Các bước thực hiện marketing điểm đến ............................................................ 9
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của chƣơng trình marketing điểm đến du lịch .......... 19
1.5.1. Chỉ tiêu đánh giá định tính ............................................................................... 19
1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá định lượng ...................................................................... 19
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG MARKETING ĐIỂM ĐẾN CHO DU LỊCH
HÀ NỘI
....................................................................................................................................................................21
2.1. Giới thiệu tổng quan về thủ đô Hà Nội ................................................................................ 21
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................... 21
2.1.2. Đặc điểm địa lý – dân số .................................................................................... 22
2.1.3. Đặc điểm về khí hậu........................................................................................... 22
2.2. Tổng quan các sản phẩm du lịch của Hà Nội ..................................................................... 23
2.2.1. Địa điểm du lịch tại Hà Nội .............................................................................. 23
2.2.1.1. Di tích lịch sử - văn hóa ................................................................................. 23
2.2.1.2. Danh thắng thiên nhiên .................................................................................. 24
2.2.1.3. Các điểm đến khác .......................................................................................... 25
2.2.2. Văn hóa Hà Nội ................................................................................................. 25
2.2.2.1. Con người ....................................................................................................... 25
2.2.2.2. Lễ hội ............................................................................................................... 26
2.2.2.3. Làng nghề truyền thống.................................................................................. 27
2.2.3. Các dịch vụ đi kèm ............................................................................................. 28
2.2.3.1. Cơ sở lưu trú ................................................................................................... 28
2.2.3.2. Nhà hàng – Quán ăn ...................................................................................... 29
2.2.3.3. Dịch vụ mua sắm, lưu niệm............................................................................ 30

2.3. Thực trạng các hoạt động marketing điểm đến cho du lịch Hà Nội.............................. 30
2.3.1. Về xây dựng và quản trị thương hiệu điểm đến ............................................... 31
2.3.1.1. Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường..................................... 30
2.3.1.2. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu ................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Về quản trị sản phẩm du lịch ............................................................................ 33
2.3.2.1. Quản trị di tích lịch sử - văn hóa ................................................................... 34
2.3.2.2. Quản trị danh thắng thiên nhiên ................................................................... 35
2.3.2.3. Quản trị bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống .......................................... 36
2.3.2.4. Quản trị về giá ................................................................................................. 37
2.3.3. Về quảng bá và xúc tiến hỗn hợp ...................................................................... 38
2.3.3.1. Quan hệ công chúng/ Tuyên truyền .............................................................. 38
2.3.3.2. Xúc tiến thương mại ....................................................................................... 39
2.3.3.3. Mạng Internet/Phương tiện truyền thông tương tác..................................... 40
2.3.3.4. Quảng cáo........................................................................................................ 41
2.3.4. Về marketing phối hợp giữa các đối tác ........................................................... 42
2.4. Đánh giá hiệu quả của các chƣơng trình marketing điểm đến đã đƣợc thực hiện42
2.4.1. Đánh giá hiệu quả bằng phương pháp định tính ............................................ 42
2.4.2. Đánh giá hiệu quả bằng phương pháp định lượng.......................................... 43
2.4.2.1. Số lượng khách du lịch đến Hà Nội .............................................................. 43
2.4.2.2. Tỷ lệ tăng trưởng lượng khách của một số thị trường mục tiêu .................. 44
2.4.2.3. Tăng trưởng của doanh thu du lịch tại Hà Nội............................................. 44
2.4.2.4. Thời gian lưu trú của khách du lịch .............................................................. 44
2.4.2.5. Tỷ lệ khách hàng muốn quay lại .................................................................... 45
2.5. Nhận xét...................................................................................................................................... 45
2.5.1. Ưu điểm .............................................................................................................. 45
2.5.2. Hạn chế............................................................................................................... 45
2.5.3. Nguyên nhân ...................................................................................................... 46
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP MARKETING ĐIỂM ĐẾN NHẰM PHÁT TRIỂN DU
LỊCH HÀ NỘI .................................................................................................................................................................48
3.1. Phân tích tiềm năng phát triển du lịch của Hà Nội ........................................................... 48
3.1.1. Phân tích tiềm năng thị trường du lịch ............................................................ 48
3.1.2. Phân tích SWOT cho du lịch Hà Nội ................................................................ 49
3.1.2.1. Điểm mạnh (Strengths) .................................................................................. 49
3.1.2.2. Điểm yếu (Weaknesses) .................................................................................. 50
3.1.2.3. Cơ hội (Opportunities) .................................................................................... 51
3.1.2.4. Thách thức (Threats) ...................................................................................... 52
3.1.3. Kết luận............................................................................................................... 53

Thang Long University Library

3.2. Các giải pháp phát triển thƣơng hiệu du lịch Hà Nội ....................................................... 53
3.2.1. Xây dựng thương hiệu du lịch Hà Nội ............................................................. 54
3.2.1.1. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu ............................................................. 54
3.2.1.2. Xây dựng hình ảnh thương hiệu .................................................................... 56
3.2.2. Định vị thị trường .............................................................................................. 57
3.3. Phát triển các công cụ Marketing điểm đến ....................................................................... 59
3.3.1. Quản trị sản phẩm du lịch ................................................................................ 59
3.3.1.1. Chiến lược tận dụng điểm mạnh để đón đầu cơ hội (S – O) ........................ 60
3.3.1.2. Chiến lược tận dụng điểm mạnh để hạn chế thách thức (S – T) ................. 61
3.3.1.3. Chiến lược khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội (W – O) ....................... 62
3.3.1.4. Chiến lược khắc phục điểm yếu để hạn chế thách thức (W – T) ................. 64
3.3.2. Giá ....................................................................................................................... 65
3.4. Các giải pháp vận dụng công cụ xúc tiến hỗn hợp của marketing điểm đến nâng cao
hiệu quả quảng bá du lịch Hà Nội................................................................................................. 65
3.4.1. Quan hệ công chúng/tuyên truyền (Public Relation/Publicity) ...................... 65
3.4.1.1. PR/Tuyên truyền nội bộ ................................................................................. 66
3.4.1.2. PR/Tuyên truyền tại thị trường mục tiêu ....................................................... 67
3.4.2. Mạng internet/phương tiện truyền thông tương tác (The Internet/ Interactive
media) ........................................................................................................................ 67
3.4.3. Xúc tiến thương mại .......................................................................................... 68
3.4.4. Quảng cáo........................................................................................................... 69
3.4.4.1. Suy nghĩ, hành vi của nhóm khách hàng mục tiêu ...................................... 69
3.4.4.2. Xác định mục tiêu quảng cáo ......................................................................... 69
3.4.4.3. Xác định ngân sách quảng cáo ...................................................................... 70
3.4.4.4. Quyết định thông điệp quảng cáo .................................................................. 71
3.4.4.5. Quyết định phương tiện quảng cáo ................................................................ 71
3.4.4.6. Đánh giá hiệu quả quảng cáo ........................................................................ 73
3.5. Đánh giá kết quả và điều chỉnh ............................................................................................. 73
KẾT LUẬN

DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

DMO

Tổ chức marketing điểm đến
(Destination Marketing Organization)

ECFTSQH

Nghiên cứu cảm nhận của khách du lịch về chất
lượng du lịch tại Hà Nội
(The Evaluation of Customers’ Feeling About The
Tourism Services Quality in Hanoi)

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NTO

Tổ chức du lịch quốc gia
(National Tourism Organization)

SVHTT&DL

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

UBND TP

Ủy ban Nhân dân Thành phố

Thang Long University Library

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU, CÔNG THỨC
Trang
Bảng 2.1. Khí Hậu Hà Nội từ năm 1898 - 2011 ............................................................ 22
Bảng 3.1. Dự chi ngân sách quảng cáo ......................................................................... 70
Biểu đồ 1.1. Ma trận điểm đến ...................................................................................... 12
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ số phòng khách sạn 3-5 sao tại Hà Nội từ 2000 – Quý 1/2014 ... 28
Biểu đồ 2.2. Lượng khách du lịch đến Hà Nội qua các năm từ 2010 – 2014 ............... 43
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ quan điểm của du khách về yếu tố thu hút của du lịch Hà Nội ... 58
Hình 1.1. Quy trình marketing điểm đến cho NTO/DMO .............................................. 8
Hình 2.1. Logo của Sở VHTT&DL Hà Nội .................................................................. 32
Hình 2.2. Logo du lịch Hà Nội ...................................................................................... 32
Hình ảnh 3.2. Các phương tiện truyền thông tương tác ................................................ 68
Sơ đồ 1.1. Mô hình quảng cáo AIDAS.......................................................................... 17
Sơ đồ 1.2. Quy trình thực hiện chiến dịch quảng cáo ................................................... 18
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ định vị của du lịch Hà Nội so với đối thủ cạnh tranh ........................ 59
Sơ đồ 3.2. Các nhóm công chúng mục tiêu tại các thị trường trọng điểm .................... 67

LỜI MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều
thách thức, du lịch nổi lên trở thành một điểm nhấn hỗ trợ cho sự hồi phục kinh tế. Là
thủ đô của cả nước, sở hữu những tài sản khổng lồ về văn hóa, lịch sử, Hà Nội ẩn
trong mình những tiềm năng phát triển du lịch to lớn. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy,
tiềm năng này hiện chưa được khai thác một cách triệt để.
Marketing điểm đến, một khái niệm đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới, và đặc
biệt được quan tâm phát triển tại các nước có thương hiệu du lịch nổi tiếng. Tuy
nhiên, tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng khái niệm này còn khá mới mẻ.
Nhìn nhận thực trạng và tiềm năng của du lịch Hà Nội. Tác giả lựa chọn đề tài tập
trung vào khai thác khía cạnh các giải pháp marketing điểm đến, với mong muốn đóng
góp thêm cho ngành du lịch Hà Nội những giải pháp thiết thực, hiệu quả, nhằm tận
dụng triệt để tiềm năng của Hà Nội, xây dựng Hà Nội trở thành một thương hiệu điểm
đến lớn mạnh trong tương lai.
Mục đích: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về marketing điểm đến, dựa vào đó
đi sâu nghiên cứu, chỉ ra thực trạng của các chương trình marketing điểm đến hiện tại,
từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục, phát triển và sử dụng hiệu quả hơn các
công cụ marketing điểm đến cho du lịch Hà Nội.
Đối tƣợng nghiên cứu: Các yếu tố trực tiếp tác động tới sự hình thành và phát
triển của du lịch Hà Nội; các chương trình marketing đang được thực hiện.
Phạm vi nghiên cứu: Các sản phẩm du lịch rất đa dạng, phong phú, với lịch sử
lâu dài và phát triển không ngừng. Để phù hợp với điều kiện và mục tiêu nghiên cứu
của đề tài, nội dung nghiên cứu sẽ tập trung phân tích, đánh giá, mô tả các khía cạnh
liên quan trực tiếp đến marketing điểm đến của địa phương, sự vận động, biến đổi
trong khoảng thời gian từ 2011 đến Quý I năm 2014.
Do thời gian và ngân sách phục vụ đề tài có hạn, trong quá trình thực hiện có thể
nảy sinh thiếu sót, tác giả hi vọng nhận được sự đóng góp và chỉnh sửa để bài viết có
chất lượng tốt hơn!

Thang Long University Library

CHƢƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

1.1. Khái niệm về marketing
Thuật ngữ marketing bắt đầu xuất hiện trên thế giới từ đầu những năm 1990, và
trở thành một trong những ngành khoa học xã hội non trẻ nhất vào thời điểm hiện tại.
Lịch sử hình thành và phát triển của marketing có thể tổng kết thành 2 thời kỳ,
thời kỳ thứ nhất từ đầu thế kỷ 20 đến đầu thập niên 60 và thời kỳ thứ hai từ thập niên
60 đến đầu thế kỷ 21. Thời kỳ 1900-1960 là thời kỳ mà marketing được xem là một
ngành ứng dụng của khoa học kinh tế còn thời kỳ từ 1960 trở đi là thời kỳ marketing là
một ngành ứng dụng của khoa học hành vi.
Ngay từ khi bắt đầu, đã có rất nhiều khái niệm về marketing được đưa ra. Sau
đây là những khái niệm nổi bật nhất của những chuyên gia hàng đầu vì tính khái quát
và đại diện của nó:
Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) khái niệm:
"Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để
nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan
hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các
thành viên trong hội đồng cổ động". [5, trg.1]
Theo Phillip Kotler: “Marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt
được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá
trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau”. [8, trg.6]
Theo định nghĩa dành cho các nhà quản lý, marketing được ví như "nghệ thuật
bán hàng", nhưng khá ngạc nhiên rằng, yếu tố quan trọng nhất của marketing thật ra
không nằm ở chỗ bán sản phẩm. Peter Drucker, nhà lý thuyết quản lý hàng đầu cho
rằng: "Nhưng mục đích của marketing là làm sao để biết và hiểu rõ khách hàng thật tốt
sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp nhất với người đó, và tự nó sẽ bán được nó.
Lý tưởng nhất, marketing nên là kết quả từ sự sẵn sàng mua sắm. Từ đó, việc hình
thành nên sản phẩm hoặc dịch vụ mới trở nên cần thiết để tạo ra chúng". [5, trg.1]
Igor Ansoff – một chuyên gia nghiên cứu marketing của Liên hợp quốc cho rằng:
“Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh kể từ khâu sản xuất
đến khâu tiêu thụ, nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường hay nói khác đi là
lấy thị trường làm định hướng” [7,trg.8]. Đây là khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu
đánh giá là khá đầy đủ, thể hiện tư duy marketing hiện đại và được ứng dụng rộng rãi.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, marketing là một ngành khoa
học ứng dụng, tác động xuyên suốt trong quá trình từ sản xuất, phân phối và tiêu thụ;
1

lấy thị trường làm định hướng nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của con người
thông qua trao đổi.
1.2. Tổng quan về marketing điểm đến du lịch
1.2.1. Khái niệm về điểm đến du lịch
Theo quan niệm truyền thống “điểm đến du lịch là nơi mà con người sử dụng
những kỳ nghỉ của họ”.
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia về marketing du lịch đã đưa ra những
khái niệm tổng quát về điểm đến du lịch:
“Điểm đến du lịch là nơi có các yếu tố hấp dẫn, các yếu tố bổ sung và các sản
phẩm kết hợp những yếu tố này để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của du khách”
– Tiến sĩ Nguyễn Văn Đảng – Trường đại học Thương mại. [1, trg.3]
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh: “Điểm đến du lịch là một điểm đến mà chúng
ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, đường biên giới về chính trị
hay đường biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và
đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch”. [3, trg.342]
Phân loại điểm đến du lịch:
 Căn cứ vào quy mô điểm đến được phân loại theo 3 quy mô chính: Megadestination (Quy mô lớn ở cấp độ châu lục), Macto-destination (Điểm đến vĩ
mô ở cấp độ quốc gia), Micro-destination (Điểm đến vi mô – cấp độ vùng,
tỉnh, thành phố, thị xã, thị trấn…)
 Căn cứ vào vị trí: có thể phân loại điểm đến là ở vùng biển hay vùng núi, là
thành phố hay nông thôn.
 Căn cứ vào giá trị tài nguyên du lịch: có thể phân loại đó là điểm đến có giá trị
tài nguyên tự nhiên hay nhân văn.
 Căn cứ vào đất nước: có thể phân loại điểm đến là điểm đến du lịch là một đất
nước hay một nhóm đất nước, hay có thể là một khu vực.
 Căn cứ vào mục đích: có thể phân loại điểm đến sử dụng với mục đích khác
nhau.
 Căn cứ vào vị trí quy hoạch: đó là điểm đến thuộc trung tâm du lịch của vùng
hay là những điểm đến phụ cận.
(Theo T.S Nguyễn Văn Đảng [1, trg.4-5])

2

Thang Long University Library

1.2.2. Khái niệm về marketing điểm đến du lịch
Tuy đã xuất hiện trên thế giới từ khá lâu, nhưng trong vòng 10 năm trở lại đây,
marketing điểm đến du lịch mới nhận được sự quan tâm của các chuyên gia marketing
và các nhà hoạch định – phát triển du lịch Việt Nam do sự chuyển hướng ngành công
nghiệp mũi nhọn của quốc gia khiến cho du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nội bộ ngành du lịch.
Về khái niệm marketing điểm đến du lịch:
Theo Tiến sĩ Karl Albrecht – nhà hoạch định chiến lược kinh doanh, thành viên
của Hiệp hội marketing điểm đến đa quốc gia (Destination Marketing Association
International – DMAI), marketing điểm đến du lịch được định nghĩa là “cách thức tiếp
cận với sự phát triển kinh tế và văn hóa của một khu vực (vùng miền) một cách chủ
động, chiến lược và tập trung vào con người đồng thời giúp cân bằng và hòa nhập
những lợi ích của khách du lịch, các nhà cung cấp dịch vụ và cộng đồng tại đó”
[11,trg.1]. Định nghĩa này được đánh giá cao tại Hội thảo nghiên cứu về marketing
điểm đến trong tương lai của DMAI năm 2008.
“Marketing điểm đến du lịch là quá trình liên hệ với những du khách tiềm năng
để gây ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến,ý định du lịch của họ và hơn hết là địa
điểm và sản phẩm du lịch cuối cùng mà họ chọn lựa. Marketing điểm đến là phần
chính của quy trình phát triển tổng thể điểm đến, đó là quá trình trao đổi thông tin về
giá trị, tầm nhìn và lợi thế cạnh tranh của một điểm đến. Những việc được hoàn thiện
trong giai đoạn thực hiện marketing điểm đến nên được củng cố bằng việc tìm ra
những quy trình hoạch định điểm đến và những hoạt động phát triển điểm đến tiếp
theo đó” – Khái niệm về Marketing điểm đến du lịch của Tổ chức Marketing điểm đến
đô thị Canada (Canada’s Municipal Destination Marketing Organizations – [9, trg.1]).
Trong cuốn “Xúc tiến điểm đến du lịch”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đảng cũng đã đưa
ra khái niệm về marketing điểm đến du lịch: “Marketing điểm đến du lịch là quá trình
quản trị cho phép tổ chức marketing, tạo dựng duy trì mối quan hệ giữa điểm đến du
lịch và khách du lịch hiện tại cũng như khách du lịch tiềm năng, thông qua việc dự báo
và đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch đối với điểm đến và có khả năng dễ dàng
giao tiếp liên hệ với điểm du lịch”. [1, trg 20]
Tổng hợp từ những khái niệm của các chuyên gia, ta có thể hiểu bản chất của
marketing điểm đến du lịch là một tổ hợp những chiến lược nhằm phát triển, khuếch
trương những thế mạnh sẵn có của một điểm đến từ đó tạo ra các kênh thông tin đa
chiều tác động tích cực đến hình ảnh điểm đến trong tâm trí khách du lịch hiện tại và
khách du lịch tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch và
3

đem lại những lợi ích hài hòa giữa khách du lịch, doanh nghiệp và người dân tại điểm
đến đó.
1.3. Vai trò của marketing điểm đến du lịch
1.3.1. Đối với điểm đến
Trong bối cảnh thị trường du lịch ngày càng đa dạng và phát triển, các điểm đến
du lịch có xu hướng bị bão hòa và lu mờ, không có những điểm nhấn để phân biệt và
thu hút khách du lịch so với các đối thủ khác. Cuộc cạnh tranh giành khách du lịch
đang dần tập trung vào làm nổi bật linh hồn và bản sắc của điểm đến. Do đó,
marketing điểm đến du lịch trở thành công cụ quan trọng làm nổi bật những điểm khác
biệt, lợi thế cạnh tranh của một điểm đến, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và đưa ra
lựa chọn. Từ đó xây dựng nên bản sắc riêng, khiến khách hàng có thể dễ dàng nhận
biết các sản phẩm du lịch của điểm đến đó.
Marketing điểm đến du lịch là cầu nối gắn kết, mối liên hệ đa dạng và chặt chẽ
giữa điểm đến và khách hàng tiềm năng. Tác động trực tiếp tới việc đưa ra quyến định
lựa chọn điểm đến của khách hàng. Những điểm đến có các chiến dịch marketing điểm
đến hiệu quả sẽ tạo được ưu thế rõ ràng trong việc thu hút, kích thích ham muốn tìm
hiểu điểm đến của khách du lịch hơn hẳn so với các điểm đến không có sự đầu tư thỏa
đáng vào marketing điểm đến.
Marketing điểm đến là một công cụ đòi hỏi sự gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị
liên quan, bao gồm toàn bộ thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa… các cơ sở du lịch tư
nhân, người dân và khách du lịch. Do đó một chiến lược marketing điểm đến hiệu quả
sẽ giúp tạo dựng sự chặt chẽ, đồng bộ trong hành động từ đó đẩy mạnh sự phát triển
của điểm đến một cách bền vững.
Khách du lịch lựa chọn một điểm đến thường do những hình ảnh trong suy nghĩ
của khách hàng về điểm đến đó. Những hình ảnh đó thường được tạo nên từ những
nguồn thông tin đa dạng: Internet, truyền hình, phim ảnh, tin tức, tạp chí, phóng sự,
quan điểm của những người xung quanh… Việc thực hiện marketing điểm đến sẽ đem
đến cho khách du lịch cái nhìn chính xác, khách quan, những hình ảnh thiện cảm, kích
thích mong muốn tìm hiểu và trải nghiệm. Hạn chế những hình ảnh sai lệch từ những
nguồn không chính thức về điểm đến.
Xây dựng hình ảnh điểm đến sẽ tạo điểm nhấn để thu hút nỗ lực của tất cả các
chủ thể hoạt động trong lĩnh vực du lịch như đại lý lữ hành, nhân viên khách sạn, nhân
viên nhà hàng… vì hình ảnh của họ chính là một phần hình ảnh điểm đến. Nhờ vậy các
chủ thể ngày càng thống nhất trong hoạt động xúc tiến để truyền tải hình ảnh của điểm
đến du lịch thông qua nhiều kênh ở nhiều nơi và bất cứ lúc nào.
4

Thang Long University Library

Hiện nay, marketing điểm đến du lịch không những là công cụ hữu hiệu thu hút
khách du lịch, mà còn là một cơ chế nhằm đạt được các mục tiêu phát triển tổng thể
của điểm đến như thu hút sự quan tâm đầu tư từ bên ngoài, thay đổi quan điểm, cách
suy nghĩ, của các chủ thể trong điểm đến, đồng bộ hành động hỗ trợ điểm đến phát
triển hiệu quả.
1.3.2. Đối với khách du lịch
Trong thời đại hiện nay, khi giá trị của thời gian và sự tiện lợi ngày càng được đề
cao, khách hàng luôn có xu hướng chủ động tìm kiếm thông tin để đưa ra quyết định
một cách sáng suốt. Nhất là đối với thị trường du lịch, khi đưa ra quyết định cho một
kỳ nghỉ đồng nghĩa với việc khách hàng cần lựa chọn được một địa điểm phù hợp với
nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí của họ; phù hợp với khoản chi phí họ dự định bỏ
ra; và những điểm thú vị của điểm đến mà họ muốn khám phá. Như vậy, marketing
điểm đến sẽ cung cấp cho khách hàng một cái nhìn tổng quan về điểm đến, giới thiệu
cho họ một cách khái quát về những đặc điểm nổi bật của điểm đến như văn hóa,
phong tục tập quán, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, tín ngưỡng, con người… giúp
rút ngắn thời gian và công sức trong việc tìm kiếm thông tin, lựa chọn được điểm đến
phù hợp nhất với mong muốn của mình.
Bên cạnh đó, marketing điểm đến du lịch là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu,
không chỉ nhằm phát triển thương hiệu, tăng độ biết đến của địa điểm du lịch với
khách hàng, nó còn giúp nâng cao, củng cố chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch tại
chính điểm đến đó qua các chương trình tổng thể tác động vào tất cả các đối tượng
trong ngành du lịch. Như vậy, khách hàng sẽ là đối tượng hưởng lợi từ các hoạt động
marketing thông qua việc được tiếp xúc với những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao
với giá thành cạnh tranh.
Và hơn bao giờ hết, việc lựa chọn điểm đến du lịch ngày nay đã trở thành một
trong những chỉ số quan trọng để đánh giá lối sống của khách hàng tiềm năng. Vì vậy,
điểm du lịch cần có sức hấp dẫn cao, thu hút được sự quan tâm sâu sắc của khách du
lịch. Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) thậm chí còn cho rằng: “Thế kỷ tới sẽ đánh
dấu sự nổi lên của các điểm đến du lịch như một mặt hàng thời trang. Sự lựa chọn
điểm đến du lịch sẽ giúp xác định đặc điểm du khách và trong một thế giới tính đồng
nhất ngày càng tăng, đặc trưng của một du khách là một cơ sở để phân biệt anh ta với
du khách khác”. Như vậy, điểm đến du lịch ngày nay không chỉ là một địa điểm nhằm
thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, khám phá của khách hàng mà còn là một sản phẩm
tạo ra phong cách, đẳng cấp của họ. Xu hướng này càng khẳng định vị thế quan trọng
của marketing điểm đến trong việc tạo nên đẳng cấp du lịch của điểm đến trong mắt
khách hàng.
5

1.3.3. Đối với doanh nghiệp du lịch
Khi ngành công nghiệp du lịch đang này càng phát triển và cạnh tranh lẫn nhau
một cách gay gắt, thì việc các doanh nghiệp du lịch hoạt động marketing đơn lẻ, tự phát
sẽ làm giảm mức độ hiệu quả của các chiến dịch marketing hơn rất nhiều. Bên cạnh đó,
việc tự thân vận động trên quá nhiều thị trường khiến các doanh nghiệp không thể tập
trung khai thác được hết các thể mạnh cũng như đặc điểm nổi trội, lợi thế cạnh tranh của
điểm đến. Marketing điểm đến du lịch là một sự hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp.
Tăng cường sự quảng bá, phát triển thương hiệu, củng cố hình ảnh của điểm đến, thu hút
sự quan tâm của khách du lịch đến với điểm du lịch tạo tiền đề vững chắc cho các chiến
lược marketing, chăm sóc khách hàng cụ thể sau đó của doanh nghiệp.
Thêm vào đó, marketing điểm đến còn là sự định hướng chủ chốt cho tất cả các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch trong việc thiết kế ra các sản phẩm marketing
của mình từ đó tạo được sự đồng bộ, chuyển nghiệp, tiết kiệm chi phí đáng kể cho các
doanh nghiệp trong việc nỗ lực thu hút khách du lịch.
1.4. Cách thức thực hiện marketing điểm đến du lịch
1.4.1. Vai trò của NTOs/DMOs trong marketing điểm đến du lịch
NTOs (National Tourism Organizations – Tổ chức du lịch quốc gia) và DMOs
(Destination Marketing Organizations – Tổ chức marketing điểm đến) được định nghĩa
là một tổ chức du lịch trực tiếp chịu trách nhiệm liên quan đến lợi ích của một vùng
địa lý như một điểm đến du lịch, có thể là một quốc gia, một vùng hay một địa phương
nhất định (Theo Burkart and Medlik - 1981); NTOs/DMOs còn được dùng như một
thuật ngữ để chỉ “một tổ chức du được nhà nước giao quyền với trách nhiệm về những
vấn đề du lịch ở mức độ quốc gia”.
NTOs và DMOs của các nước có du lịch điểm đến phát triển có những tác động
to lớn tới sự thành công của ngành du lịch nước đó. Họ là những người trực tiếp đề
xuất, hoạch định và thực hiện các nỗ lực marketing, đo lường đánh giá những hiệu quả
do các chiến lược marketing điểm đến mang lại.
NTOs và DMOs còn giữ vai trò điều phối trong các hoạt động của các doanh
nghiệp du lịch lữ hành, với chức năng tư vấn, định hướng, đưa ra các khuôn khổ phạm
vi hành động với mục đích đưa các hoạt động của ngành du lịch của khu vực đi đúng
hướng, đồng bộ với các chiến lược đề ra.
NTOs/DMOs luôn có chức năng chọn một đề xuất truyền thông phức hợp cho
điểm đến, phục vụ cho việc nhận diện, định vị hay phát triển thương hiệu cho địa điểm
đó trong tâm trí khách hàng tiềm năng và ra tăng sự khác biệt của điểm đến so với
những địa điểm khác.
6

Thang Long University Library

Việc phát triển các hình ảnh thành công và vận dụng chúng hiệu quả đòi hỏi
những nghiên cứu thị trường, khách hàng chi tiết và khả năng sáng tạo có liên quan
đến những đặc điểm hấp dẫn nội tại của điểm đến đối với du khách. Đây thường là vai
trò chỉ có NTOs/DMOs thực hiện, và chỉ có một NTO/DMO được giao nhiệm vụ
truyền thông đề xuất đã chọn đến công nghiệp du lịch. Tuy nhiên, điều này không có
nghĩa là NTO/DMO đó sẽ huy động tất cả nguồn lực của mình để xúc tiến quảng bá
đến công chúng mà thông thường họ có thể triển khai các nỗ lực cùng xúc tiến (cooperative promotional efforts), hợp tác để tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính từ công
nghiệp du lịch nhằm đáp ứng tổng số tiền cho các chiến dịch quảng cáo và PR cần
thiết để nâng cao hình ảnh điểm đến.
Hình 1.1 dưới đây là hình ảnh miêu tả tổng quan các tiến trình thực hiện nhiệm
vụ marketing điểm đến của NTO/DMO. Trong quá trình đó, sự liên kết, cộng tác, hỗ
trợ lẫn nhau giữa các hoạt động của NTO và các tổ chức doanh nghiệp trong ngành du
lịch được thể hiện rất rõ ràng và sự kết hợp này nằm trải rộng trên hầu hết các bước đi
trong quá trình thực hiện các chương trình marketing điểm đến của NTO. Thông qua
đó, chúng ta có thể hình dung được một cách khái quát các hoạt động chung mà NTO
phải làm để xây dựng được chương trình marketing điểm đến thành công.

7

Hình 1.1. Quy trình marketing điểm đến cho NTO/DMO

Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội bên ngoài và các hoạt động của đối thủ cạnh tranh

Thông tin và
nghiên cứu marketing

Chính sách và ngân sách
của chính phủ

Thông tin và
nghiên cứu marketing

(Cơ chế thành viên và liên lạc)
Các tổ chức, doanh
nghiệp trong ngành

\
NTO/DMO

(Các hội đồng ngành công nghiệp du lịch)

du lịch
(Thống kê, thông tin, tư vấn)
Chính sách,
Sứ mạng
Chiến lược,
(Truyền thông và liên lạc)
Kế hoạch marketing
(Định vị, hình ảnh, thương hiệu)

Các quyết định
ngân sách

(Truyền thông và liên lạc)

Trực tiếp kiểm soát
phức hợp xúc tiến

Gián tiếp tác động

Phức hợp xúc tiến
của NTO
- Quảng cáo
- PR
- Công cụ xúc tiến
hỗn hợp
- Tài liệu xúc tiến
- Websites
- Các hệ thống
quản lý điểm đến

Phức hợp tạo điều kiện marketing
- Dịch vụ internet B2B
- Hội thảo du lịch
- Hội chợ
- Các chương trình chung
- Các chuyến thăm của báo chí
- Các chuyến giao lưu
- Hệ thống đặt chỗ
- Đại diện ở nước ngoài
- Dịch vụ thông tin du lịch
- Hội trợ giới thiệu sản phẩm
- Hệ thống quản lý các ủy quyền

Chính sách,
Sứ mạng
Chiến lược,
Kế hoạch marketing
(Định vị, hình ảnh, thương hiệu)

Các quyết định
ngân sách

Marketing – mix
thương mại
-

Sản phẩm
Giá
Xúc tiến
Phân phối/truy cập

Khách hàng mục tiêu
: Đường trách nhiệm trực tiếp
: Đường liên lạc và truyền thông
Nguồn: Middleton, 2003
8

Thang Long University Library

1.4.2. Các bước thực hiện marketing điểm đến
Để thiết kế được một chương trình marketing điểm đến du lịch thành công, cần
có một kế hoạch thực hiện từng bước chặt chẽ trong đó hoạt động của các NTO và
DMO đóng vai trò then chốt, đại diện cho địa điểm du lịch thực hiện các chiến lược
tác động trực tiếp vào hiệu quả ngành công nghiệp du lịch tại đó. Do vậy, nghiên cứu
này sẽ tập trung vào các bước thực hiện marketing điểm đến do NTOs/DMOs chịu
trách nhiệm dựa trên quy trình thực hiện marketing điểm đến của Middleton – 2003 và
quy trình tổng quát của Global Tourism And Travel Distribution:
Bƣớc 1: Nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trƣờng, phân khúc thị trƣờng,
lựa chọn thị trƣờng mục tiêu, định vị thị trƣờng du lịch
Bước 1.1: Nghiên cứu thị trường
Theo Mc Carthy thị trường được hiểu như sau: “Thị trường là nhóm khách hàng
tiềm năng với những nhu cầu tương tự (giống nhau) và những người bán đưa ra các
sản phẩm khác nhau với cách thức khác nhau để thoả mãn nhu cầu đó.
Nghiên cứu thị trường là quá trình đi tìm kiếm thu thập những thông tin cần thiết,
phục vụ cho việc ra quyết định về marketing của các nhà quản trị”.
Nghiên cứu thị trường là bộ phận quan trọng của nghiên cứu marketing và là yếu
tố cốt lõi để tìm ra và phản hồi nhanh chóng những thay đổi của nhu cầu thị trường để
hỗ trợ sự phát triển bền vững và quảng bá của ngành du lịch. Việc nắm bắt được thị
trường khách du lịch và những điều gây ảnh hưởng tới quyết định và hành vi của
khách du lịch khi lên kế hoạch các kỳ nghỉ.
Bước 1.2: Phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường được định nghĩa là quá trình phân chia tổng số thị trường
các du khách vào từng nhóm cho các mục đích marketing. Mục đích nhằm tạo thuận
lợi hơn, marketing hiệu quả hơn thông qua việc xúc tiến, xây dựng và phân phối các
sản phẩm được thiết kế đáp ứng chuẩn xác nhu cầu xác định của các nhóm đối tượng.
Nói cách khác, phân khúc là hợp lý hóa trên cơ sở của việc đạt được hiệu quả cao hơn
trong việc cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu xác định và tăng hiệu quả sử dụng
ngân sách trong quá trình marketing. Trong hầu hết các trường hợp, khách du lịch tiềm
năng sẽ thuộc nhiều nhóm với nhiều chiến lược được triển khai qua các thời điểm khác
nhau trong một năm chứ không nhất thiết đồng thời.
Các phương pháp phân khúc thị trường chính của du lịch:
 Mục đích của chuyến đi
 Nhu cầu, động cơ, mục đích tìm kiếm của khách du lịch
 Hành vi của khách du lịch, đặc điểm của việc sử dụng sản phẩm
9

 Nhân khẩu học, kinh tế và địa lý
 Tâm lý
 Đặc điểm địa lý, nhân chủng học.
 Giá
Bước 1.3: Lựa chọn thị trường mục tiêu
Sau khi phân khúc thị trường, đánh giá đặc điểm của các khúc thị trường khác
nhau, nhà quản trị phải đưa ra quyết định xem có bao nhiêu khúc thị trường phù hợp
được lựa chọn làm thị trường mục tiêu, trong đó phân khúc nào là dễ dàng tiếp cận
nhất đối với điểm đến. Khúc thị trường được lựa chọn sẽ trở thành thị trường trọng
điểm mà chương trình marketing điểm đến nhắm tới.
Thị trường mục tiêu được hiểu là một tập hợp người mua có cùng nhu cầu, đòi
hỏi hay những đặc tính giống nhau mà điểm đến du lịch có khả năng đáp ứng, đồng
thời tạo ra những lợi thế so sánh cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh và cho phép tối
đa hóa các mục tiêu marketing đã đặt ra nhằm phát triển điểm đến.
Bước 1.4: Định vị thị trường
Một điểm đến muốn tạo được sự nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh trong tâm
trí khách du lịch tại thị trường mục tiêu, bước tiếp theo cần làm là định vị thị trường –
là quá trình thiết kế sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường với đặc tính khác biệt so
với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và tạo cho nó hình ảnh riêng đối với thị trường
mục tiêu. Định vị thị trường đối với điểm đến du lịch là xác định vị trí của các sản
phẩm du lịch có tại địa điểm đó trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại của đối
thủ cạnh tranh, đồng thời là vị trí của sản phẩm dịch vụ đó khắc ghi trong tâm trí
khách hàng theo một hoặc vài thuộc tính quan trọng nào đó so với đối thủ cạnh tranh.
Để lựa chọn định vị có thể theo hai hướng:
 Định vị cạnh tranh trực tiếp với đối thủ cạnh tranh
 Định vị bằng cách tìm vào một chỗ trống trên thị trường mà ở đó chưa có đối
thủ cạnh tranh
Tác giả Burke và Resnick (1991) đưa ra bốn chiến lược định vị:
 Định vị trong mối tương quan thị trường mục tiêu: so sánh với các điểm đến
có cùng thị trường mục tiêu
 Định vị trong mối tương quan giữa giá cả và chất lượng
 Định vị trong mối tương quan chủng loại sản phẩm: du lịch biển, du lịch núi,
du lịch hội nghị, hội thảo.
 Định vị so với đối thủ cạnh tranh.
10

Thang Long University Library

Tải về bản full

Nghiên cứu các YẾU TỐ MARKETING ĐIỂM ĐẾN ảnh hưởng đến NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ở BẠC LIÊU (Phần 1)

29/02/202002/03/2020 Bài viết nghiên cứu khoa học (2019)

NGUYỄN THANH SANG1, NGUYỄN PHÚ SON2
( 1Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu, 2Trường Đại học Cần Thơ)

TÓM TẮT

Ngày nay, marketing điểm đến được xem như là yếu tố quyết định tới sự phát triển bền vững của các điểm đến du lịch trong quá trình cạnh tranh và toàn cầu hóa ngành du lịch (UNWTO, 2011). Tổ chức du lịch thế giới Liên hiệp quốc (UNWTO) cho rằng điểm đến chính là “yếu tố phân tích cơ bản trong du lịch” (WTO, 2002). Hiện nay rất nhiều quốc gia, bang và thành phố đều tập trung vào phát triển marketing điểm đến như một phương thức để hoàn thiện và thu hút khách du lịch. Do vậy, marketing điểm đến được xem là yếu tố tiên quyết trong việc nghiên cứu du lịch. Nghiên cứu này đã thực nghiệm một mô hình lý thuyết về các yếu tố marketing điểm đến ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 3 nhân tố tạo nên marketing điểm đến du lịch Bạc Liêu bao gồm: nhu cầu khách du lịch, phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu.

Từ khóa: Các yếu tố marketing điểm đến; Cạnh tranh điểm đến du lịch; Du lịch Bạc Liêu.

Studying marketing factors affecting the competitiveness of tourism competition in
Bac Lieu.

ABSTRACT

Today, destination marketing is considered as a decisive factor in the sustainable development of tourist destinations during the competition and globalization of tourism (UNWTO, 2011). The United Nations World Tourism Organization (UNWTO) said that destination is “a fundamental element of tourism analysis” (WTO, 2002). Currently many countries, states and cities focus on development in destination marketing as a way to attract tourists. Therefore, destination marketing is considered as a prerequisite for tourism research. This study tested a theoretical model of destination marketing factors affecting the competitiveness between Bac Lieu tourism destinations. The research has shown that three factors that create Bac Lieu tourism destination marketing include tourist demand, product development and branding.

Keywords: Bac Lieu tourist; Destination marketing elements; The competitiveness of tourism destinations.

x
x x

1. Đặt vấn đề

Những bước nhảy vọt về khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển nhanh ởnhiều quốc gia trên thế giới. Theo đó, du lịch trở thành một ngành quan trọng của tăng trưởng kinh tế, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Thị trườngdu lịch cũng trở nên cạnh tranh gay gắt hơn, ngày càng nhiều các điểm đến du lịch xuất hiện và khách du lịch ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn, nhiều sự lựa chọn hơn về các điểm đến du lịch cũng như các dịch vụ du lịch. Trước những áp lực này, nhiều điểm đến du lịch đã coi trọng xây dựng các chính sách phát triển du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; xác định năng lực cạnh tranh chính là công cụ để thu hút khách du lịch. Qua đó, khẳng định được vị thế cạnh tranh, phát triển du lịch bền vững và đem lại sự thịnh vượng cho người dân địa phương. Khi thị trường du lịch thế giới ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt, thì những nhận thức sâu sắc về sự phát triển, thế mạnh và các điểm chủ yếu trong cạnh tranh sẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch (Pearce,1997).

Với tình hình thực tế trên, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch đã thu hút được sự chú ý của nhiều học giả nghiên cứu du lịch, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức và doanh nghiệp du lịch với nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch chia thành các chủ đề chính: Xác định các khái niệm, xây dựng mô hình, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch và đo lường thực nghiệm năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch (Crouch và Ritchie, 1999). Qua tổng quan tài liệu cho thấy, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được đề cập khá thống nhất về xác định khung nghiên cứu, hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn có vài tiêu chí có những khác biệt. Đặc biệt, hai công trình nghiên cứu điển hình về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch đã thu hút nhiều sự quan tâm và được ứng dụng nhiều trong các phân tích, đó là: Mô hình của (Crouch và Ritchie, 1999) và mô hình tích hợp của (Dwyer và Kim, 2003). Mô hình tích hợp của (Dwyer và Kim 2003) đã kế thừa từ mô hình (Crouch và Ritchie, 1999) đồng thời bổ sung, khắc phục được một số hạn chế của mô hìnhnày nên dễ tiếp cận hơn và giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá các yếu tố khác nhau của năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch một cách rõ ràng hơn. Do vậy, đã có rất nhiều tác giả áp dụng mô hình này trong các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu lập luận rằng chưa có phương pháp hay mô hình nào phù hợp để đánh giá năng lực cạnh tranh của tất cả các điểm đến du lịch và chưa có bộ tiêu chí đánh giá nào có thể áp dụng cho tất cả các điểm đến du lịch với mọi thời điểm. Rõ ràng, mỗi điểm đến du lịch có những đặc điểm địa lý khác nhau, các nguồn lực khác nhau nên mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được áp dụng cho điểm đến du lịch này nhưng đối với điểm đến du lịch khác thì cho ra kết quả không phù hợp.

Một nghiên cứu đã công bố về marketing điểm đến đã đưa ra một loại hình riêng biệt (trong một bài báo của Bowen, Fidgeon, & Page) được củng cố bởi 4 yếu tố đi kèm với ngành du lịch toàn cầu: đầu tiên, mọi vấn đề về du lịch đều phát sinh tại điểm đến (Leiper, 1979); thứ hai, Tổ chức du lịch thế giới Liên hiệp quốc (UNWTO) cho rằng điểm đến chính là “yếu tố phân tích cơ bản trong du lịch” (WTO, 2002); thứ ba, điểm đến được xem như thương hiệu lớn nhất trong ngành công nghiệp du lịch (Prideaux, 2000); và cuối cùng, hiện nay rất nhiều quốc gia, bang và thành phố đang thành lập tổ chức marketing điểm đến như một phương thức để hoàn thiện và thu hút khách du lịch. Do vậy, marketing điểm đến không chỉ được xem là yếu tố tiên quyết trong việc thu hút du khách tham quan (Fyall, 2012; Wang và Pizam, 2011), mà còn xem xét các hoạt động nâng cao tính cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tới địa phương (UNTWO, 2007, 2011).

2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý thuyết

Trong thị trường du lịch ngày càng bão hòa, nhiệm vụ chủ yếu của nhà quản lý, là làm thế nào để tăng lợi thế cạnh tranh của điểm đến du lịch. Năng lực cạnh tranh của một điểm đếndu lịch là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng thị phần. Do đó, các nhà quản lý du lịch phải khám phá lợi thế cạnh tranh và phân tích cạnh tranh thực tế. Có những cách tiếp cận khác nhau về mô hình năng lực cạnh tranh điểm đến (Ritchie và Crouch, 1993; Evans và Johnson, 1995; Hassan, 2000; Kozak 2001; De Keyser và Vanhove, 1994; Dwyer và Kim, 2003). Trong số, tất cả các lợi thế cạnh tranh được phát triển bởi các nhà nghiên cứu nhiều nước trên thế giới và tiến hành phân tích thực tế ở Bạc Liêu như một điểm đến du lịch điển hình. Mục đích của việc nghiên cứu này là để trình bày một phương pháp nghiên cứu, dựa trên các chỉ số liên quan đến mô hình, để xác định khả năng cạnh tranh điểm đến của du lịch Bạc Liêu.

Một vấn đề được quan tâm ngày càng nhiều giữa các nhà nghiên cứu du lịch là đưa ra yếu tố cạnh tranh điểm đến du lịch (Crouch và Ritchie, 1999; Chon và Mayer, 1995). Đối với ngành du lịch để có lợi nhuận và hoạt động bền vững trong dài hạn, thì cần phải phát triển và quản lý kinh doanh du lịch theo một mô hình cạnh tranh mới (Ritchie và Crouch, 1993). Khả năng cạnh tranh được coi như là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công dài hạn của các đơn vị kinh doanh du lịch.

Theo (Poon, 1993), năng lực cạnh tranh của điểm đến có thể được cải thiện bằng cách đổi mới liên tục. Các sản phẩm linh hoạt, tùy theo nhu cầu lựa chọn của du khách là cần thiết để tạo cho điểm đến du lịch mang tính cạnh tranh. Tổ chức, quản lý, tiếp thị, phân phối, cáchình thức tương tác và tương quan khác giữa các nhà cung cấp du lịch là những nguồn cơ bản để phát triển tính linh hoạt cho năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Để cạnh tranh thành công trong thị trường du lịch, điểm đến du lịch cần phải tuân thủ các nguyên tắc dẫn đầu về chất lượng, phát triển đổi mới triệt để, và củng cố vị trí chiến lược của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị của ngành. Cụ thể, (Poon, 1993) đã giải thích rằng việc kết nối tiếp thị với phát triển sản phẩm phải thỏa mãn nhu cầu của du khách, như hình ảnh điểm đến, kiểm soát hệ thống dịch vụ, là các chiến lược quan trọng cho năng lực cạnh tranh của điểm đến.

Phần lớn các tác nhân marketing điểm đến bắt nguồn từ marketing du lịch, cung cấp cơ sở lý luận chuyên biệt hướng tới điểm đến. Trong một bài báo của (Ritchie và Crouch, 2003) người ta tranh luận rằng, nghiên cứu marketing du lịch được tiến hành bởi những người biết định hướng thị trường. Một nghiên cứu khác gần đây về sự phát triển dịch vụ và ứng dụng marketing du lịch đã đưa ra sự thay đổi trong suy nghĩ về việc kết hợp kinh doanh, điểm đến và khách hàng (Yoon và Uysal, 2001).(Malhotra, 1996) cho rằng marketing điểm đến có liên quan đến việc ứng dụng lý thuyết và kỹ thuật để nhận biết và có hướng giải quyết các vấn đề về quản trị marketing. Vì vậy, lĩnh vực này thiên về ứng dụng nghiên cứu hơn là xây dựng lý thuyết, nên ông đã đưa ra quan điểm tương tự trong cơ sở lý luận marketing dịch vụ cho rằng đây là đặc điểm phát triển ban đầu của rất nhiều lĩnh vực học thuật.

2.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Vì sao cần marketing điểm đến

Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Nhu cầu khách du lịch: Là việc nhận ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với thị hiếu của du khách, nó đóng một vai trò quan trọng, nhằm thỏa mãn được mong đợi của du khách (Dwyer, Livaic, và Mellor, 2003). Đồng thời du khách nhận thức một điểm du lịch hấp dẫn đối với di sản, điểm du lịch của địa phương, nhằm giúp cho du khách tìm kiếm, trải nghiệm văn hóa bản địa. Đây là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng tới ý định tham quan của du khách.

Phát triển sản phẩm: Phải được dựa trên sự hiểu biết về thị trường du lịch, xu hướng và thị hiếu khách du lịch, có tác động tích cực đến bản sắc văn hóa của cộng đồng, tạo thêm các hoạt động văn hóa nhờ những người địa phương; xây dựng thêm các điểm tham quan, khu vực vui chơi giải trí nhằm thu hút khách du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra sản phẩm mới, phát triển sản phẩm đa dạng, phong phú, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch (Petra, Bruce, 2009).

Xây dựng thương hiệu: Nhằm xác định thương hiệu điểm đến và cạnh tranh với các điểm đến khác; có ý định truyền đạt một lời cam kết liên quan đến thỏa thuận sử dụng sản phẩm, dịch vụ chất lượng của một giao dịch cụ thể. Trong du lịch, để cạnh tranh điểm đến thành công, thì cộng đồng địa phương phải cung cấp dịch vụ chất lượng, đồng thời dùng mọi nổ lực thực hiện đúng cam kết, nhằm xây dựng thương hiệu cho điểm đến, để du khách đánh giá cao thương hiệu du lịch của điểm đến (Brent và Robin 1998).

Marketing điểm đến: được thực hiện bởi những người quan tâm đến địa điểm, vị trí địa lý, thị trường và muốn ứng dụng lý thuyết và kỹ thuật vào thực tế để nhận biết và hướng tới giải quyết các vấn đề về quản trị marketing, đồng thời đề cập đến các thành phần tiếp thị điểm đến, để thấy rõ hiệu quả điểm đến, phân khúc thị trường, nhận thức điểm đến, nhằm xúc tiến mạnh mẻ hình ảnh du lịch và thực hiện công tác truyền thông. Qua đó, xem xét các yếu tố khác trong kinh doanh dịch vụ du lịch, nhằm thu hút du khách tới địa phương (Ashworth vàVoogd, 1990).

Năng lực cạnh tranh điểm đến: Là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao, nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ hấp dẫn du khách, tạo thực lực cạnh tranh với các đối thủ, có ý nghĩa quan trọng đối với các điểm đến. Để cạnh tranh trên thị trường du lịch, thì cần xác định được thị trường mục tiêu, các điểm đến có cùng lợi thế cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu của mình. Để từ đó có những chiến lược phát triển phù hợp, nhằm phát huy và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến (Crouch và Ritchie, 2003).

Các yếu tố trong mô hình được xác định từ nhiều nguồn tham khảo khác nhau. Từ cơ sở nghiên cứu tài liệu liên quan, những cơ sở để phát triển mô hình đã được đưa ra ở các phần trên. Thực tế, các mô hình cạnh tranh điểm đến đã được chấp nhận rộng rãi làm cơ sở cho nghiên cứu điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Mô hình đo lường nhân tố marketing điểm đến ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến ở Bạc Liêu đã được đề xuất dựa trên các phát hiện của nghiên cứu thực nghiệm và xem xét kỹ lưỡng các mô hình cạnh tranh điểm đến được phát triển bởi các nhà nghiên cứu du lịch, đặc biệt là (Crouch và Ritchie, 2003); (Dwyer và Kim, 2003), (Yoon Yooshik, 2002), (Craigwell, 2007) và các lý thuyết có liên quan.

2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu

– Giả thuyết H1: Yếu tố nhu cầu khách du lịch tác động cùng chiều đến marketing điểm đến.

– Giả thuyết H2: Yếu tố phát triển sản phẩm tác động cùng chiều đến marketing điểm đến.

– Giả thuyết H3: Yếu tố xây dựng thương hiệu tác động cùng chiều đến marketing điểm đến.

– Giả thuyết H4: Yếu tố marketing điểm đến tác động cùng chiều đến năng lực cạnh
tranh điểm đến du lịch.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này đã phát triển và thực nghiệm một mô hình lý thuyết về các yếu tố marketing ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.

– Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu sơ bộ thông qua hình thức phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn một số đối tượng khảo sát để tìm ra các nhân tố cơ bản phù hợp với nghiên cứu. Cụ thể: Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng việc thảo luận nhóm: Một nhóm là giảng viên Trường Đại học, một nhóm là những người công tác ở doanh nghiệp du lịch, quản lý ngành du lịch, chuyên gia du lịch. Mục đích của thảo luận nhóm nhằm phám phá các biến quan sát đo lường, điều chỉnh, bổ sung và phát triển thang đo các yếu tố này. Kết quả các cuộc thảo luận này là cơ sở để phát triển thang đo nháp sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn sâu.Việc phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm đánh giá các phát biểu trong thang đo để sử dụng trong nghiên cứu định lượng.

– Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu chính thức được tiến hành thông qua việc thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát về mức độ tác động của các yếu tố marketing ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu bằng bảng câu hỏi chi tiết.

– Kích thước mẫu: Việc xác định cần phải phỏng vấn bao nhiêu du khách trả lời bảng câu hỏi là rất quan trọng, mẫu đại diện sẽ phản ánh đầy đủ khuynh hướng đối tượng nghiên cứu.Sự quyết định về độ lớn của mẫu phải được dựa trên các yếu tố: Thời gian, chi phí và mức độ chính xác cần thiết mà người điều tra mong muốn. Trong thực tế có rất nhiều cách thiết kế mẫu và chọn mẫu đại diện, trong phạm vi luận án này tác giả xác định mẫu đại diện tương đối phù hợp với nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu.

Đối với phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA): Kích thước mẫu thường được xác định dựa vào: Kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. (Hair và cộng sự 2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tối đa là hơn 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là tỉ lệ 10:1 trở lên (Thọ, 2013, trang 415). (Trọng và Ngọc 2008b, trang 31) thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố.

Theo nghiên cứu này thì kích thước mẫu dựa vào phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Đề tài nghiên cứu có 61 biến thì số lượng mẫu tối thiểu cần đạt được là 61 * 5 = 305 quan sát.

Trường hợp sử dụng phương pháp cấu trúc tuyến tính, theo (Hoelter, 1983) kích thước mẫu tối thiểu là 200. Trong khi đó (Bollen, 1989) cho rằng, kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng. Theo (Dung và Trang, 2007), kinh nghiệm từ các nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) kích thước mẫu nghiên cứu thường từ 300 – 400 quan sát.

Như vậy, cỡ mẫu được khảo sát trong luận án này là 450 quan sát đã đáp ứng tốt hơn các yêu cầu.

2.3. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến marketing điểm đến

Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến marketing điểm đến được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 1 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến marketing điểm đến.

Nhân tốBiến quan sátKý hiệuNguồn
Nhu cầu
khách du lịch (NCKDL)
Tôi thích thú tham quan danh lam thắng cảnh tại Bạc LiêuNCKDL1(Armenski và cộng sự, 2011), đề xuất của tác giả
Tôi thích nghiên cứu nền văn hóa Bạc Liêu.NCKDL2(Armenski và cộng sự, 2011), đề xuất của tác giả
Bạc Liêu là lựa chọn đầu tiên để tôi đi du lịch.NCKDL3(Steven và Stephen, 2014), đề xuất của tác giả
Bạc Liêu là điểm đến an toàn và đáng tin cậyNCKDL4(Armenski và cộng sự, 2011), đề xuất của tác giả
Tôi hài lòng các điểm đến du lịch Bạc Liêu.NCKDL5(Armenski và cộng sự, 2011), đề xuất của tác giả
Phát triển
sản phẩm (PTSP)
Nâng cao chất lượng dịch vụ để có sản phẩm du lịch tuyệt hảoPTSP1(Baidal, Sanchez và Rebello, 2013), đề xuất của tác giả
Có chính sách thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịchPTSP2(Armenski và cộng sự, 2011), đề xuất của tác giả
Nghiên cứu tạo ra sản phẩm đặc biệt của điểm đếnPTSP3(Baidal, Sanchez và Rebello, 2013), đề xuất của tác giả
Có quy hoạch phát triển du lịch để xây dựng sản phẩm mớiPTSP4(Baidal, Sanchez và Rebello, 2013), đề xuất của tác giả
Phát triển sản phẩm của điểm đến nhanh chóng và đa dạngPTSP5(Baidal, Sanchez và Rebello, 2013), đề xuất của tác giả
Xây dựng
thương hiệu (XDTH)
Du khách dễ dàng nhận biết thương hiệu du lịch Bạc LiêuXDTH1(Armenski và cộng sự, 2011), đề xuất của tác giả
Du khách đánh giá cao thương hiệu du lịch Bạc LiêuXDTH2(Steven và Stephen, 2014), đề xuất của tác giả
Bạc Liêu được biết đến là điểm hẹn du lịch văn hóaXDTH3(Steven và Stephen, 2014), đề xuất của tác giả
Người dân địa phương có ý thức xây dựng thương hiệuXDTH4(Steven và Stephen, 2014), đề xuất của tác giả
Thương hiệu du lịch Bạc Liêu được biết đến thông qua các phương tiện thông tin đại chúngXDTH5(Steven và Stephen, 2014), đề xuất của tác giả
Marketing
điểm đến (MTDD)
Có nhiều thông tin giới thiệu cho khách du lịch. MTDD1MTDD1Đề xuất của tác giả
Các điểm đến thực hiện tốt công tác truyền thôngMTDD2(Armenski và cộng sự, 2011), đề xuất của tác giả
Các đơn vị xúc tiến mạnh mẽ hình ảnh du lịchMTDD3(Armenski và cộng sự, 2011), đề xuất của tác giả
Chính quyền địa phương chú trọng hình ảnh tổng thể về du lịchMTDD4(Steven và Stephen, 2014), đề xuất của tác giả
Chính quyền địa phương giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnhMTDD5(Steven và Stephen, 2014), đề xuất của tác giả
Năng lực
cạnh tranh
điểm đến du lịch (NLCT)
Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịchNLCT1(Crouch và Ritchie, 2003; Kozak 2001), đề xuất của tác giả
Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong phát triển du lịch.NLCT2(Craigwell, 2007), đề xuất của tác giả
Có chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư phát triển du lịch địa phươngNLCT3(Poon, 1993), đề xuất của tác giả
Gắn kết các địa điểm để phát triển du lịch.NLCT4(Kozak, 2001), đề xuất của tác giả
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịchNLCT5(Kanniainen và Vesala, 2005), đề xuất của tác giả

Nguồn: Đề xuất của tác giả.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Sau khi tiến hành phân tích tần số từ kết quả phỏng vấn 450 đáp viên, các đặc tính của mẫu nghiên cứu được thể hiện như sau:

Bảng 2

Bảng mô tả mẫu nghiên cứu

Đặc điểmTần sốTần suất (%)
Giới tínhNữ20144,67
Nam24955,33
Nam450100,00
TuổiTừ 18 đến dưới 30 tuổi16937,56
Từ 30 đến dưới 42 tuổi9821,78
Từ 42 đến dưới 55 tuổi11425,33
Từ 55 tuổi trở lên6915,33
Tổng cộng450100,00
Trình độ học vấnChưa tốt nghiệp Trung học Phổ thông378,22
Chưa học qua Cao đẳng6714,89
Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học30567,78
Trên Đại học419,11
Tổng cộng450100,00
Tình trạng hôn nhânĐộc thân24053,33
Đã lập gia đình21046,67
Tổng cộng450100,00
Thu nhậpDưới 4 triệu đồng7115,78
Từ 4 đến dưới 7 triệu đồng15033,33
Từ 7 đến dưới 10 triệu đồng15233,78
Từ 10 triệu đồng trở lên7717,11
Tổng cộng450100,00
Nghề nghiệpCán bộ, công chức, viên chức, giáo viên10122,44
Doanh nhân, nhân viên công ty296,44
Học sinh, sinh viên245,33
Công nhân29064,44
Nghề nghiệp khác (Buôn bán, nội trợ…)61,33
Tổng cộng450100,00
Khách du lịch hay chuyên giaKhách du lịch40088,89
Khách du lịch5011,11
Tổng cộng1196100,00
Nhóm chuyên giaCán bộ các Sở, cơ quan ban ngành2040,00
Lãnh đạo các Đơn vị du lịch1530,00
Quản lý các Trường Đại học, Cao đẳng1530,00
Tổng cộng50100,00

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ 450 bảng câu hỏi được phỏng vấn trực tiếp năm 2018

– Về “Giới tính”: Tỷ lệ nam đi du lịch chiếm 55,33%, cao hơn so với nữ giới (chiếm 44,67%). Sự chênh lệch này cho thấy nam giới có xu hướng thích khám phá đó đây nhiều hơn nữ giới.

– Về “Tuổi” của đáp viên, dữ liệu phỏng vấn được chia làm 4 nhóm: (1) Từ 18 đến dưới 30 tuổi; (2) Từ 30 đến dưới 42 tuổi; (3) Từ 42 đến dưới 55 tuổi; (4) Từ 55 tuổi trở lên. Trong đó số lượng đáp viên tập trung chủ yếu ở nhóm từ 18 đến dưới 30 tuổi (chiếm 37,56%), tiếp đến là nhóm từ 42 đến dưới 55 tuổi (chiếm 25,33%), nhóm từ 30 đến dưới 42 tuổi (21,78%), còn lại là nhóm từ 55 tuổi trở lên (chiếm 15,33%). Điều này cho thấy nhóm tuổi trẻ có xu hướng đi du lịch nhiều hơn.

– Về “Trình độ học vấn” của đáp viên, dữ liệu phỏng vấn được chia làm 4 nhóm: (1) Chưa tốt nghiệp Trung học Phổ thông; (2) Chưa học qua Cao đẳng; (3) Đã học Cao đẳng, Đại học; (4) Trên Đại học. Trong đó số lượng đáp viên tập trung chủ yếu ở nhóm tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học (chiếm 67,78%), tiếp đến là nhóm chưa học qua Cao đẳng (chiếm 14,89%), tiếp đến là nhóm trên Đại học (9,11%), còn lại là nhóm chưa tốt nghiệp Trung học Phổ thông (chiếm 8,22%).

– Về “Tình trạng hôn nhân”: Đáp viên đang độc thân có xu hướng đi du lịch và đi du lịch nhiều hơn (chiếm 53,33%) so với các nhóm du khách đã lập gia đình. Tuy nhiên, sự chênh lệchnày là không nhiều (6,67%).

– Về “Nghề nghiệp”: Các du khách có nghề nghiệp là công nhân chiếm nhiều nhất (64,44%), tiếp đến là nhóm đáp viên thuộc nhóm cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên (22,44), số còn lại là những người thuộc nhóm doanh nhân, nhân viên công ty; học sinh, sinh viên; và nghề nghiệp khác (buôn bán, nội trợ…).

– Về “Thu nhập” của đáp viên, dữ liệu phỏng vấn được chia làm 4 nhóm: (1) Dưới 4 triệu đồng; (2) Từ 4 đến dưới 7 triệu đồng; (3) Từ 7 đến dưới 10 triệu đồng; (4) Từ 10 triệu đồng trở lên. Trong đó số lượng đáp viên tập trung chủ yếu ở nhóm từ 7 đến dưới 10 triệu đồng (chiếm 33,78%), tiếp đến là nhóm từ 4 đến dưới 7 triệu đồng (chiếm 33,33%), tiếp đến là nhóm từ 10 triệu đồng trở lên (17,11%), còn lại là nhóm dưới 4 triệu đồng (chiếm 15,78%).

– Về nhóm các đáp viên là “Khách du lịch hay chuyên gia”, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 450 đáp viên, trong đó có 400 đáp viên là khách du lịch, 50 đáp viên là chuyên gia (cán bộ các Sở, cơ quan ban ngành; lãnh đạo các Đơn vị du lịch; quản lý các Trường Đại học, Cao đẳng…). Trong đó, nhóm chuyên gia, thì cán bộ các Sở, cơ quan ban ngành chiếm nhiều nhất (40%).

Từ những kết quả phân tích trên cho thấy: Phần lớn các đáp viên là những người có trình độ học vấn cao, có việc làm với thời gian ổn định, có thu nhập cố định.

Mời xem tiếp:

Nghiên cứu các YẾU TỐ MARKETING ĐIỂM ĐẾN ảnh hưởng đến NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ở BẠC LIÊU (Phần 2)

Nguồn: Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(5), 155-171.
Số 14(5) 2019, Tháng 11/2019.

Ban Tu Thư (thanhdiavietnamhoc.com)

Sự GIAO THOA VĂN HÓA đầu thế kỷ XX qua trường hợp NHÓM HÀN THUYÊN (Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quỳnh,…)

05/02/2020 Chức năng bình luận bị tắt ở Sự GIAO THOA VĂN HÓA đầu thế kỷ XX qua trường hợp NHÓM HÀN THUYÊN (Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quỳnh,…)

Văn hóa Việt Nam hiện nay một mặt luôn giữ gìn những tinh hoa truyền thống của dân tộc, một mặt vẫn có sự tiếp biến giao lưu với văn hóa khu vực và quốc tế. Vậy sự tiếp biến đó bắt đầu từ khi nào? Nó thăng hoa vào giai đoạn nào? Lịch sử dân tộc trải qua nhiều biến cố thăng trầm, song hành với những biến cố đó là nhiều sự dịch chuyển của văn hóa, văn học, nghệ thuật. Trong đó, giai đoạn đầu thế kỷ XX từ 1930 đến 1945 có thể xem là thời kỳ có nhiều thay đổi lớn với sự du nhập của nhiều luồng tư tưởng khác nhau trong xã hội.