Vì sao đồng bằng sông Hồng trở thành vùng chuyên canh lương thực lớn nhất cả nước

Answers ( )

  1. Vì sao đồng bằng sông Hồng trở thành vùng chuyên canh lương thực lớn nhất cả nước

    Tại vì

    -diện tích rộng , chiếm 3,8% diện tích cả nước

    – đất phù sa màu mỡ

    -có vị trí thuận tiện , tài nguyên phong phú

    -dân cư đông đúc

    – những người dân rất hăng say làm việc

    xin hay nhất , không chép mạng , chúc bạn học tốt

  2. Vì sao đồng bằng sông Hồng trở thành vùng chuyên canh lương thực lớn nhất cả nước

    – Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.

    – Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

    – Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.

    – Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.

Answers ( )

  1. Vì sao đồng bằng sông Hồng trở thành vùng chuyên canh lương thực lớn nhất cả nước

    Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn thứ hai cả nước vì:

    – Diện tích rộng hơn1,4 triệu ha, chiếm 3,8% diện tích toàn quốc.

    – Có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao.

    – Tài nguyên thiên nhiên của vùng khá đa dạng, đặc biệt là đất phù sa sông Hồng.

    – Đồng bằng sông Hồng là nơi có nhiều khả năng để sản xuất lương thực, thực phẩm.

    – Đây là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, sau Ðồng bằng sông Cửu Long.

    – Số đất đai sử dụng cho nông nghiệp là trên 70 vạn ha (chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên của vùng), trong đó 70% đất có độ phì từ trung bình trở lên.

  2. Vì sao đồng bằng sông Hồng trở thành vùng chuyên canh lương thực lớn nhất cả nước

    VÌ :

    Đồng bằng sông Hồng(hayChâu thổ sông Hồng) là một vùng nằm quanh khu vực hạ lưusông Hồngthuộcmiền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 10 tỉnh thành, trong đó có 2thành phố trực thuộc trung ươngvà 8tỉnh, 11thành phố (ngang cấp huyện) trực thuộc tỉnh. Đây là vùng cómật độ dân sốcao nhất Việt Nam (hơn 21 triệu người)[1].

    Gần như đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vùng chân núi “trung du” và núi cao “thượng du”. Không giống như vùngĐồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 2 tỉnhThái BìnhHưng Yênlà không có núi, do đó khu vực này thường được gọi là “châu thổ sông Hồng”.

    Danh từTrung châutừng được dùng trong sử sách ngày xưa để chỉ định vùng bình nguyên này của miền Bắc. Công nghiệp đồng bằng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

    Toàn bộ miền đồng bằng sông Hồng nằm trên một lớp đá kết tinh cổ, loại nền đá ở vùng Đông Bắc. Cách đây 200 triệu năm, vào cuốiđại Cổ sinh, lớp đá này bị sụt xuống. Vào thời đó, biển lên đến quá Việt Trì ngày nay, tiến sát các vùng đồi Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Nho Quan. Cửa sông Hồng lúc đó ở Việt Trì. Chế độ biển kéo dài trên 170 triệu năm. Cáctrầm tíchNeogenlắng xuống làm chovịnh biểnthu hẹp lại. Lớp trầm tích này có nơi dày đến 3000 mét. Trên cùng là lớpphù saHolocendày từ 80 đến 100 mét ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, và càng xa trung tâm thì càng mỏng dần.

    Trong đồng bằngsông Hồngcó nhiều ô trũng tự nhiên, điển hình là ô trũngHà Nam Ninh, ô trũngHải Hưngvà ô trũngNho Quan. Ngoài ra còn có rất nhiều đầm lầy. Trầm tích và phù sa do các sông vận chuyển ra khỏi lòng sông mỗi mùa lũ đã không lấp được các ô trũng và đầm lầy này do chúng quá xa sông hoặc do bị đê điều nhân tạo ngăn cản. Việc các sông đổi dòng cũng tạo ra nhưng đầm lầy và ao hồ.

    Dân số khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện nay khoảng trên 21 triệu người (thời điểm 2016), chiếm khoảng 22% tổng dân số cả nước,[5]bình quân khoảng 1.413 người trên 1 cây số vuông. Đa số dân số là người Kinh, một bộ phận nhỏ thuộcBa Vì(Hà Nội) vàNho Quan(Ninh Bình) có thêm dân tộc Mường.

    • Dân cư đông nên có lợi thế: Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. Tạo ra thị trường có sức mua lớn.
    • Chính sách: có sự đầu tư nhiều của Nhà nước và nước ngoài.
    • Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống… với 2 trung tâm KT-XH làHà NộiHải Phòng.
    • Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích vùng.
    • Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa hè nóng ẩm nhưng mùa đông phi nhiệt đới lạnh và khô, làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.
    • Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thốngsông Hồngsông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.
    • Tài nguyên biển: bờ biển dài 400km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch)
    • Khoáng sản không nhiều, đáng kể nhất là trữ lượng than nâu trữ lượng dự tính là 8,8 tỉ tấn. Khí thiên nhiên được thăm dò và khai thác ởTiền HảiThái Bình. Tuy nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng khá phong phú như đá vôi hàng tỉ tấn…
    • Các ngành công nghiệp mà đồng bằng sông Hồng có là:luyện kim,cơ khí,hóa chất,vật liệu xây dựng,chế biến thực phẩm,sản xuất hàng tiêu dùng,nhiệt điện. Các ngành công nghiệp khai thác: khai tháckhí dầu, khai thácđá vôi, khai tháccao lanh.

      Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỷ đồng (1995) lên 55,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 21% cả nước.[cần dẫn nguồn]Những nơi có nhiều ngành công nghiệp tập trung nhất làHà Nội,Hải Phòng,Hải Dương,Bắc Ninh.

      Tính đến cuối năm 2009, vùng Đồng bằng sông Hồng có 61 Khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên trên 13.800 ha, trong đó có 9.400 ha đất công nghiệp có thể cho thuê. So với cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 26% về số lượng KCN và 23% về diện tích đất tự nhiên các KCN.

    • Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đất đai trù phú, phù sa màu mỡ. Diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao, lâu đời.

      Sản lượng lúa của khu vực tăng từ 44,4 tạ/ha (1995) lên là 58,9 tạ /ha (2008)

      Không chỉ có sản lượng lúa tăng mà còn có một số lương thực khác như ngô, khoai tây, cà chua, cây ăn quả… cũng tăng về mặt sản lượng và cả chất lượng. Đem lại hiệu quả cho ngành kinh tế của vùng.Vụ đôngtrở thành vụ sản xuất chính.

      Nuôi lợn, bò và gia cầm cũng phát triển mạnh của vùng

      Vùng duyên hải Bắc BộgồmHải Phòng,Thái Bình,Nam ĐịnhNinh Bìnhnằm giáp biển, có nhiều cửa sông lớn đổ ra, thuận lợi phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

Đồng bằng Sông Hồng có:

+Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích vùng.

+Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, cómùa hè nóng ẩm nhưng mùa đông phi nhiệt đới lạnh và khô, làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng. Tài nguyên khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thời tiết mùa đông rất phù hợp cho các cây trồng ưa lạnh

+ Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thốngsông Hồngvàsông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.

+ Tài nguyên biển: bờ biển dài 400km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch)

+ Khoáng sản không nhiều, đáng kể nhất là trữ lượng than nâu trữ lượng dự tính là 8,8 tỉ tấn. Khí thiên nhiên được thăm dò và khai thác ởTiền Hải–Thái Bình. Tuy nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng khá phong phú như đá vôi hàng tỉ tấn...

Nông nghiệp tại Đồng bằng Sông Hồng:

+ Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đất đai trù phú, phù sa màu mỡ. Diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao, lâu đời.

+ Sản lượng lúa của khu vực tăng từ 44,4 tạ/ha (1995) lên là 58,9 tạ /ha (2008)

+ Không chỉ có sản lượng lúa tăng mà còn có một số lương thực khác như ngô, khoai tây, cà chua, cây ăn quả... cũng tăng về mặt sản lượng và cả chất lượng. Đem lại hiệu quả cho ngành kinh tế của vùng.Vụ đôngtrở thành vụ sản xuất chính.

+ Nuôi lợn, bò và gia cầm cũng phát triển mạnh của vùng

+ Trong cơ cấu sản xuất vụ đông với tập đoàn cây trồng ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao đang trở thành vụ sản xuất chính ở đồng bằng sông Hồng

+ Chăn nuôi gia súc ( đặc biệt là lợn) chiếm tỷ trọng lớn nhất nước

+ Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đang phát triển tại các vùng nước mặn, nước lợ cửa sông ven biển

Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào?

Câu 2 trang 79 sgk Địa lý 9: Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào?

Đồng bằng sông Hồng trên thực tế là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. Đồng bằng sông Hồng có đầy đủ điều kiện để trở thành nơi sản xuất lương thực lớn của cả nước.

Đồng bằng sông Hồng có đất phù sa màu mỡ bồi đắp. Diện tích lớn và điều kiện khí hậu thủy văn thuận lợi cũng là một trong những yếu tố để thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.

Vậy sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng mang đến những ý nghĩa như sau:

  • Việc sản xuất lương thực có thể tự đảm bảo được nhu cầu lương thực của người dân trong khu vực. Chúng góp phần đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu ra các nước trong khu vực và thế giới.
  • Lúa gạo là cây lương thực được xuất khẩu nhiều nhất của nước ta. Chúng mang đến một nguồn thu nhập về ngoại tệ khá lớn.
  • Đất đai thích hợp trồng cây lương thực hoa màu để cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Điều này làm tăng sự đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp.
  • Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
  • Là vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước nên đồng bằng sông Hồng rất cần một lượng lớn lao động. Từ đó, giải quyết việc làm cho lao động, làm giảm tình trạng thất nghiệp trong khu vực.
  • Sử dụng một cách hợp lí nguồn đất trồng và nguồn nước.

Sau khi đã tìm hiểu về sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào thì hãy cùng Đâytiếp tục tìm hiểu về một số câu hỏi liên quan đến đồng bằng sông Hồng nhé!