Vì sao gọi Đức Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa

ĐỨC MARIA CÓ PHẢI LÀ MẸ THIÊN CHÚA?

ĐỨC MARIA CÓ PHẢI LÀ MẸ THIÊN CHÚA?Vào thế kỷ thứ 5, Giáo Hội Công Giáo đã định tín rằng Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa,tiếng Hy Lạp gọi là theotokos, có nghĩa “Người cưu mang Thiên Chúa.” Điều này không có nghĩa rằng Đức Maria đã tác sinh Ba Ngôi Thiên Chúa hay Đức Mẹ hiện hữu trước Chúa Giê-su từ đời đời. Điều này đơn giản có nghĩa là, vì Đức Giê-su vừa là Thiên Chúa vừa là con người, và Đức Maria là Mẹ của Đấng thần-nhân ấy, nên Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.Có người cho rằng Đức Maria chỉ là mẹ của phần nhân tính nơiĐức Giê-su, và vì thế ngài không phải là mẹ của Thiên Chúa, và trong thực tế Đức Maria đã không trao thiên tính cho Đức Giê-su, đây vẫn không phải là yếu tố xác định thế nào là một người mẹ.Một người là mẹ khi người đó cưu mang và sinh ra một con người chứ không phải bản tính của người đó.Một người phụ nữ không thể sinh ra một “nhân tính” tách biệt khỏi một con người, cũng như việc họ không thể nhìn thấy màu đỏ tách biệt khỏi vật thể màu đỏ. Một phụ nữ chỉ trở thành mẹ trong khoảnh khắc một con người với nhân tính được thành hình trong cung lòng của họ.Đức Maria đã cưu mang và sinh hạ Đấng thần-nhân, là Đức Giê-su Ki-tô nhập thể làm người. Cho nên ngài là mẹ của Đấng thần-nhân ấy,hay như Giáo Hội xác tín, ngài là Mẹ Thiên Chúa.Một số người lại cho rằng Thiên Chúa không có mẹ. Vì Ngài hằng hữu, nhưng điều đó cũng giống như việc nói rằng Chúa không thể chết trên thánh giá vì Ngài hằng hữu. Nếu Thiên Chúa mang lấy nhân tính, Ngài có thể được sinh ra để cứu độ nhân loại và chịu chết để chuộc tội loài người. Thật ra, tuyên bố Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa giúp loại bỏ các lạc giáo như Nghĩa tử thuyết (adoptionism). Cho rằng Đức Giê-su chỉ là một người bình thường đã trở thành Con Thiên Chúa lúc Ngài chịu phép rửa hay khi Ngài sống lại.Tuyên bố Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa cũng giúp củng cố niềm tin truyền thống của Ki-tô hữu, rằng Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật. Vài người Tin Lành không hài lòng với tước hiệu này của Đức Maria, nhưng phần lớn lại ủng hộ. Hai nhà bình luận Tin Lành đương thời làNorm Geisler và Ralph MacKenzie viết rằng, “Có nhiều điểm chung trong giáo huấn về Đức Maria giữa Công Giáo và Tin Lành. Bao gồm việc Mẹ được chúc phúc hơn mọi người nữ, sự trinh thai khi cưu mang Chúa Giê-su là Đấng thần-nhân, và do đó ngài là “Mẹ Thiên Chúa”. Ngay cả Martin Luther, vị cải cách Tin Lành cũng nói về Đức Maria rằng, “Nhân loại đã gồm tóm mọi vinh quang của Đức Maria chỉ trong một tước hiệu: Mẹ Thiên Chúa.”Chuyên mục Catholic Answers, Tôi là Trent Horn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi

Người đăng: Dòng Tên Việt Nam vào Thứ Ba, 16 Tháng 10, 2018

Vào thế kỷ thứ 5, Giáo Hội Công Giáo đã định tín rằng Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa,tiếng Hy Lạp gọi là theotokos, có nghĩa “Người cưu mang Thiên Chúa.” Điều này không có nghĩa rằng Đức Maria đã tác sinh Ba Ngôi Thiên Chúa hay Đức Mẹ hiện hữu trước Chúa Giê-su từ đời đời. Điều này đơn giản có nghĩa là, vì Đức Giê-su vừa là Thiên Chúa vừa là con người, và Đức Maria là Mẹ của Đấng thần-nhân ấy, nên Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Có người cho rằng Đức Maria chỉ là mẹ của phần nhân tính nơi

Đức Giê-su, và vì thế ngài không phải là mẹ của Thiên Chúa, và trong thực tế Đức Maria đã không trao thiên tính cho Đức Giê-su, đây vẫn không phải là yếu tố xác định thế nào là một người mẹ.

Một người là mẹ khi người đó cưu mang và sinh ra một con người chứ không phải bản tính của người đó.

Một người phụ nữ không thể sinh ra một “nhân tính” tách biệt khỏi một con người, cũng như việc họ không thể nhìn thấy màu đỏ tách biệt khỏi vật thể màu đỏ. Một phụ nữ chỉ trở thành mẹ trong khoảnh khắc một con người với nhân tính được thành hình trong cung lòng của họ.

Đức Maria đã cưu mang và sinh hạ Đấng thần-nhân, là Đức Giê-su Ki-tô nhập thể làm người. Cho nên ngài là mẹ của Đấng thần-nhân ấy,

hay như Giáo Hội xác tín, ngài là Mẹ Thiên Chúa.

Một số người lại cho rằng Thiên Chúa không có mẹ. Vì Ngài hằng hữu, nhưng điều đó cũng giống như việc nói rằng Chúa không thể chết trên thánh giá vì Ngài hằng hữu. Nếu Thiên Chúa mang lấy nhân tính, Ngài có thể được sinh ra để cứu độ nhân loại và chịu chết để chuộc tội loài người. Thật ra, tuyên bố Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa giúp loại bỏ các lạc giáo như Nghĩa tử thuyết (adoptionism). Cho rằng Đức Giê-su chỉ là một người bình thường đã trở thành Con Thiên Chúa lúc Ngài chịu phép rửa hay khi Ngài sống lại.

Tuyên bố Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa cũng giúp củng cố niềm tin truyền thống của Ki-tô hữu, rằng Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật.

Vài người Tin Lành không hài lòng với tước hiệu này của Đức Maria, nhưng phần lớn lại ủng hộ. Hai nhà bình luận Tin Lành đương thời là

Norm Geisler và Ralph MacKenzie viết rằng, “Có nhiều điểm chung trong giáo huấn về Đức Maria giữa Công Giáo và Tin Lành. Bao gồm việc Mẹ được chúc phúc hơn mọi người nữ, sự trinh thai khi cưu mang Chúa Giê-su là Đấng thần-nhân, và do đó ngài là “Mẹ Thiên Chúa”.

Ngay cả Martin Luther, vị cải cách Tin Lành cũng nói về Đức Maria rằng, “Nhân loại đã gồm tóm mọi vinh quang của Đức Maria

chỉ trong một tước hiệu: Mẹ Thiên Chúa.”

Chuyên mục Catholic Answers, Tôi là Trent Horn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Chuyển ngữ: Nguyễn Danh-https://www.facebook.com/danniel.nguyen.5

Hiệu đính: Minh Vương-https://www.facebook.com/josminhvuong

Phụ đề: Minh Anh-https://www.facebook.com/SnowFoxSD

Vì sao gọi Đức Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa

“Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con…”

Ngày đầu năm mới và cũng là ngày Quốc Tế Hòa Bình, Giáo Hội hân hoan cử hành lễ Đức Maria rất thánh, Mẹ Thiên Chúa. Cả hai sự kiện này cùng diễn ra khi Giáo Hội đang cử hành mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, Ngài là Hoàng Tử Bình An, là hòa bình đích thực của nhân loại.

Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban chính Con của Ngài sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Đức Maria đã được nâng lên địa vị là Mẹ Thiên Chúa và Giáo Hội muốn đặt lễ hôm nay lên hàng đầu của năm tháng ngày giờ.

Tại sao một thiếu nữ nhỏ bé sống ở làng nghèo Nadaret lại trở thành Mẹ Thiên Chúa? Nhìn về mặt bề ngoài, Mẹ Maria không có gì nổi bật so với những người phụ nữ thời ấy. Tên Maria là một tên rất phổ biến, giống như tên Tuyết, Cúc, Đào…trong giới phụ nữ Việt Nam. Mẹ Maria người làng Nadaret (Lc 1,26), một làng rất tầm thường như sau này Nathanael nhận xét: “Từ Nadaret làm sao có cái gì hay được?” (Ga 1,46).

Ðể có câu trả lời, cần tìm về ý nghĩa của biến cố Truyền Tin.

Thi sĩ Hàn Mặc Tử viết bài thơ ‘Ave Maria’ bất hủ từ câu chuyện này.

Hỡi Sứ thần Thiên Chúa, Gabriel.

Khi Người xuống truyền tin cho Thánh Nữ.

Người có nghe xôn xao muôn tinh tú.

Người có nghe náo động cả muôn trời.

Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời.

Để ca tụng bằng hương hoa sáng láng.

Bằng tràng hạt, bằng Sao Mai chiếu rạng.

Một đêm xuân là rất đỗi anh linh.

Cho tôi thắp hai hàng cây bạch lạp.

Khói nghiêm trang sẽ dâng lên tràn ngập.

Cả Hàn Giang, cả màu sắc thiên không.

Lút linh hồn và ám ảnh hương lòng.

Cho sốt sắng, cho đê mê nguyền ước.

Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước.

Cho tình tôi nguyên vẹn tựa trăng rằm…

Sứ thần Gabriel đến Nadaret chào thôn nữ Maria: “Mừng vui lên hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Bà”. Ba tiếng “Đầy-ân-sủng” gộp lại trở thành như là tên gọi riêng của Đức Maria. Mẹ được tràn đầy ân sủng. Mẹ luôn luôn có Thiên Chúa ở cùng. Không có giây phút nào mà Mẹ không có Thiên Chúa với mình. Không có giây phút nào mà Mẹ không trọn vẹn thuộc về Chúa. Không có bất cứ dấu vết tội lỗi chen vào giữa Mẹ và Thiên Chúa (Lm Nguyễn Hồng Giáo).

Tại sao Thiên thần nói với Maria: hãy vui lên?. Lời mời gọi này nhắc lại lời Ngôn sứ Xôphônia thế kỷ thứ VI báo tin ngày cứu độ cho Israel: “Reo vui lên hỡi thiếu nữ Sion, hò vang dậy đi nào, nhà Israel hỡi…Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi, Người là vị cứu tinh, là Đấng anh hùng” (Xp 3,14-17). Sứ thần Gabriel cũng mời gọi Đức Maria hãy vui lên vì giờ cứu độ của Thiên Chúa đã đến. Sứ thần trình bày: “Này Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu. Đức Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng Đavit tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacop đến muôn đời, và vương quyền của Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1,31-33).

Là một tâm hồn luôn luôn nghiền ngẫm Kinh thánh, chắc hẳn Đức Maria nhớ lại Lời Chúa đã dùng Ngôn sứ Nathan mà thề hứa với vua Đavit xưa. Nhưng điều mà Mẹ không bao giờ nghĩ tới là mình có thể có vai trò gì trong việc thực hiện lời tiên tri ấy. Chuyện “không thể” được đầu tiên là làm sao mình sinh con được vì đã quyết “không biết đến chuyện vợ chồng” để sống trọn vẹn cho một mình Thiên Chúa mà thôi. Sau khi được Sứ thần giải thích rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”. Maria khiêm nhường thưa lại: ‘Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Và thế là Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể làm người trong lòng Đức Trinh Nữ. Và thế là Đức Maria khiêm nhường đã trở thành thánh mẫu của Thiên Chúa.

Mẹ được Thiên Chúa sủng ái, và được trở nên cao trọng, vì Mẹ khiêm nhường. Đức khiêm nhường dẫn Mẹ đến chỗ hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa.

Trong bài Magnificat, chính Đức Mẹ đã nói về mình rằng:

Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa

Thần trí tôi hớn hở vui mừng

Vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.

Phận nữ tỳ hèn mọn,

Chúa đoái thương nhìn tới.

Chúa hạ bệ những ai quyền thế

Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường

Đức Mẹ thuộc truyền thống những người nghèo khó, hèn mọn được Thiên Chúa che chở cách riêng. CĐ Vaticanô II trong hiến chế tín lý về Giáo hội đã dạy: “Đức Maria đứng đầu trong hàng ngũ những người khiêm nhường và nghèo khó của Chúa vẫn mong đợi và lãnh nhận ơn cứu độ với lòng tin tưởng” (số 55).

Từ biến cố Truyền tin, qua lời đáp xin vâng của Mẹ, Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể trong lòng dạ Mẹ. Đức Maria trở thành Mẹ Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế. Giáo hội đã tuyên bố Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế, Người có ngôi vị duy nhất trong hai bản tính. Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Thiên Chúa làm người, nên là Mẹ của Thiên Chúa. Công đồng Êphêsô 431 đã minh định điều ấy khi tuyên tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Đức Maria đã trở thành Mẹ của Chúa qua thái độ khiêm nhường và lời đáp xin vâng phát xuất từ lòng tin của Mẹ. Do đó, khi tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, chúng ta không chỉ hiểu chức làm mẹ đó chỉ thuộc về thân xác mà thôi, nhưng nhìn nhận Đức Maria là Mẹ do hành vi tin hoàn toàn tự do của Ngài, như bà Êlisabet đã thốt lên : “Phúc cho em vì đã tin những lời Chúa phán”. Chúa Giêsu có lần đã tuyên bố : “Mẹ và anh em Ta là những ai biết lắng nghe và thực hành Lời Thiên Chúa” (Lc 8,21).

Mẹ Thiên Chúa trở thành một tín điều và là mầu nhiệm của đức tin Công Giáo. Tước hiệu này đã trở nên một phần vĩnh viễn trong những kinh tuyên xưng đức tin và trong phụng vụ của toàn thể Giáo Hội Công Giáo.

Tín điều Mẹ Thiên Chúa được xây dựng trên nền tảng Thánh Kinh.

Tiên tri Isaia loan báo: “một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh con trai và sẽ đặt tên con trẻ là Emmanuel” (Is 7,14). Đức Maria sinh ra Đấng Emmanuel, nên Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Lời tiên tri được thực hiện khi sứ thần Gabriel báo tin cho Mẹ Maria : “Bà sẽ thụ thai, sinh con trai và sẽ đặt tên con trẻ ấy là Giêsu… Vì thế Con Trẻ sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.” (Lc 1,31-35).

Thánh Phaolô viết : ‘Thiên Chúa đã sai con mình đến sinh bởi người nữ và sinh dưới chế độ luật” (Gal 4,14). Trong Tin mừng Gioan, Mẹ Maria được gọi là Mẹ Chúa Giêsu (2,1 ; 19,26), và trong Tin mừng Luca, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa đến thăm bà Elidabet (1,43).

Các Kitô hữu thời sơ khai được các Tông Đồ hướng dẫn, luôn có một niềm tin vững chắc vào thiên chức Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria. Điều này được chứng tỏ bằng những việc tôn kính phổ quát như Kinh Tin Kính của các Tông Đồ.

Tước hiệu Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã được các giáo phụ như Thánh Cyrilô, Athanasiô, Ignatiô Antiochia, tin yêu và truyền dạy.

Công Đồng Êphêsô năm 431 tuyên tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Công Đồng Constantinople III (680-681) xác quyết rằng: Chúa Giêsu Kitô được sinh ra bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, và Đức Trinh Nữ Maria chính thức và thật sự là Mẹ Thiên Chúa theo nhân tính của Chúa Kitô.

Đức Giáo Hoàng Piô XI, đã ra thông điệp “Mediator Dei” mừng kỷ niệm 1.500 năm Công Đồng Êphêsô và công bố lễ Mẹ Thiên Chúa, mừng trong toàn thể Giáo Hôi vào ngày 11 tháng 10.

Đức Piô XII, đã thiết lập Năm Thánh Mẫu vào năm 1954 và tuyên bố rằng chức Mẹ Thiên Chúa là nguồn gốc tất cả mọi ơn sủng và đặc sủng của Mẹ Maria.

Công Đồng Vaticanô II dành chương VIII trong Hiến Chế Lumen Gentium, nói về Mẹ Thiên Chúa. Và trong Hiến Chế về Phụng Vụ, các Nghị Phụ Công Đồng đã chuyển lễ Mẹ Thiên Chúa ngày 11 tháng 10 sang ngày 1 tháng 1 hàng năm.

Thánh Lễ thật phong phú với những lời cầu nguyện cùng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội. Cả 4 kinh nguyện Thánh Thể đều nhắc tới Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Trong kinh nguyện Thánh Thể I, linh mục chủ tế đọc : Hiệp cùng Hội Thánh, chúng con kính nhớ Đức Maria vinh hiển trọn đời đồng trinh Mẹ Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Kinh nguyện Thánh Thể II, III và IV đọc : Cùng với Đưc Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa…

“Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con…” là lời kinh được đọc lên hàng triệu triệu lần mỗi ngày. Danh hiệu Mẹ Chúa Trời được đọc trong phụng vụ của Giáo Hội, trong kinh nguyện riêng tư tại gia đình, trên xe, trên giường bệnh… Càng hiểu biết và yêu mến mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria, chúng ta càng hiểu biết và yêu mến cách trọn vẹn hơn mầu nhiệm Chúa Cứu Thế, Người Con rất yêu dấu của Đức Mẹ.

Giáo Hội mừng lễ Mẹ Thiên Chúa vào ngày đầu năm Dương lịch,cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới như một nhắc nhớ việc chiêm ngưỡng Mẹ là một Tạo Vật mới tinh tuyền của Thiên Chúa, một Evà mới khởi đầu một thời đại mới, một tạo dựng mới. Kỷ nguyên cứu độ đã khởi sự qua việc Chúa Giêsu nhập thể trong cung lòng Đức Mẹ sau lời xin vâng. Mẹ được tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu thế để bắt đầu kỷ nguyên cứu độ. Nếu Evà cũ đã bất tuân để vùi lấp con người trong khổ đau và sự chết, thì Đức Mẹ với tâm tình xin vâng đã đưa Chúa Giêsu đến với nhân loại mang lại sự sống và tình yêu. Từ đây nhân loại sẽ bước đi trong ánh sáng cứu độ. Chúa Giêsu vị Vua Thái Bình, Hoàng Tử Bình An đã đi vào lòng thế giới, để thiết lập vương quốc Nước trời qua Mẹ Maria.

Lễ Mẹ Thiên Chúa kết thúc tuần Bát Nhật Giáng Sinh làm tỏa sáng vẻ đẹp kỳ diệu của tình yêu cứu độ. Ngôi Hai đã vâng phục nhập thể cứu độ nhân loại. Với tiếng xin vâng, Đức Maria làm Mẹ Ngôi Lời nhập thể và làm Mẹ hết thảy những ai được tháp nhập vào thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã chọn phần tuyệt hảo là lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa. Xin cho chúng con luôn biết noi gương Mẹ, gắn bó cùng Chúa trọn đời. Amen.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An