Vì sao lại được nghỉ học

(PLO)- Cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định hai ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch của đơn vị để bố trí lịch nghỉ phù hợp đúng quy định của pháp luật.

Thời gian qua nhiều phụ huynh có con đang theo học tại trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Trương Vĩnh Ký (trường Trương Vĩnh Ký) quận 11, TP.HCM phản ánh học sinh (HS) tại đây không được nghỉ bốn ngày liên tiếp trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 sắp tới.

Cụ thể, theo như thông báo kế hoạch chuyên môn nhà trường ban hành trong ngày 3-5 vẫn có lịch học của học sinh các khối 6, 7, 8, 9, 10, 11. Thậm chí trong đó có cả lịch kiểm tra học kỳ 2.

Một phụ huynh cho biết, theo như quy định của nhà nước thì ngày nghỉ lễ 1-5 năm nay trùng vào thứ bảy nên mọi người sẽ được nghỉ bù vào thứ hai của tuần kế tiếp (tức ngày 3-5). "Trong khi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đều được nghỉ bù vậy lý do gì mà bắt các cháu phải đi học. Thông báo này của nhà trường liệu có đúng hay không?" phụ huynh này thắc mắc.

Vì sao lại được nghỉ học

Theo kế hoạch thì học sinh hai cấp THCS và THPT trường Trương Vĩnh Ký vẫn phải đi học vào ngày 3-5 mà không được nghỉ bù. Ảnh: PHCC

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM đại diện trường Trương Vĩnh Ký cho biết, lý do mà HS các khối Trung học cơ sở, Trung học phổ thông không được nghỉ bù là do theo quy đinh của nhà trường từ trước đến nay HS hai khối này thứ bảy hàng tuần vẫn phải đi học (tức lịch nghỉ cố định hàng tuần chỉ có ngày chủ nhật). Do đó trong đợt nghỉ lễ sắp tới các em vẫn đi học bình thường vào ngày 3-5 mà không được nghỉ bù.

"Riêng HS khối tiểu học thì lịch nghỉ cố định hằng tuần là ngày thứ bảy và chủ nhật nên sẽ được nghỉ liên tục bốn ngày trong đợt nghỉ lễ này"- nhà trường thông tin.

Trao đổi với PV, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cũng cho biết lịch nghỉ lễ 30-4 và 1-5 của các cơ quan, đơn vị sẽ theo quy định và lịch nghỉ chung của toàn thành phố.

Mới đây nhất, sáng 15-4, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã ký ban hành thông báo số 34/TB-UBND về việc treo cờ Tổ quốc và nghỉ lễ 30-4, 1-5.

Trong thông báo nêu rõ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội nghỉ từ thứ sáu ngày 30-4 đến hết thứ hai ngày 3-5 (trong đó ngày 30-4, 1-5 là ngày nghỉ lễ, ngày 2-5 là ngày nghỉ hàng tuần và ngày 3-5 là ngày nghỉ bù cho ngày 1-5).

Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định hai ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoach của đơn vị để bố trí lịch nghỉ phù hợp đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, căn cứ vào thông báo của UBND TP và quy định hiện hành thì tại các tổ chức, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định hàng tuần hai ngày thứ bảy, chủ nhật thì có thể sẽ không được nghỉ bù như trường hợp trường Trương Vĩnh Ký nêu trên

Vì sao lại được nghỉ học
Lịch chạy tàu dịp lễ 30-4 và 1-5 tại khu vực phía Nam

(PLO)- Ngành đường sắt vừa cập nhật lại lịch chạy tàu dịp lễ 30-4 và 1-5 nhằm phục vụ hành khách phía Nam.

Vì sao lại được nghỉ học
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương kéo dài thời gian cho học sinh, sinh viên nghỉ học đến hết tháng 2/2019.

Bộ đề nghị địa phương kéo dài thời gian nghỉ học Chiều 14/2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ đã có công văn hỏa tốc gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viện do dịch bệnh Covid-19.

Công văn nêu rõ, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp hiện nay, Bộ GDĐT đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét tiếp tục cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học đến hết tháng 2/2020.

Căn cứ tình hình thực tế nghỉ học của các địa phương trong cả nước, Bộ GDĐT quyết định điều chỉnh lùi thời điểm kết thúc năm học 2019 - 2020 và các mốc thời gian kế hoạch năm học chung của ngành và sẽ có hướng dẫn chi tiết các địa phương xây dựng phương án điều chỉnh hoạt động dạy học để đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chương trình giáo dục và đào tạo.

Vì sao lại được nghỉ học
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành trả lời báo chí.

Thẩm quyền thuộc Chủ tịch UBND tỉnh

Lý giải vì sao Bộ GDĐT không quyết định cho học sinh nghỉ học mà lại đề nghị địa phương, trên báo Giáo dục và Thời đại PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Bộ GDĐT cho biết, điều này phải thực hiện theo quy định của pháp luật mà cụ thể ở đây là Nghị định số 127 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục.

Một trong những trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh (được quy định tại khoản 3, Điều 6, Nghị định 127) là: Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; bảo đảm đủ biên chế công chức quản lý giáo dục, đủ số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, tiến tới tổ chức học 2 buổi/ngày ở giáo dục phổ thông; chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục, chất lượng giáo dục, quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và người học thuộc phạm vi quản lý.

Căn cứ vào đó, Bộ GDĐT đã ban hành Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ban hành khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017 - 2018 trong toàn quốc.

Điều 4 của Quyết định 2071 ghi rõ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định: Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn của địa phương; Thời gian nghỉ học và thời gian kéo dài năm học trong trường hợp đặc biệt. Dịch bệnh Covid-19 là trường hợp đặc biệt, nên Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thời gian nghỉ học của học sinh trên địa bàn.

Vì sao lại được nghỉ học
Tính mạng, sức khỏe của học sinh, giáo viên là trên hết.

Tính mạng, sức khỏe của học sinh, giáo viên là trên hết

Sáng cùng ngày (14/2), trả lời báo chí trong chuyến công tác kiểm tra việc triển khai Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và công tác phòng, chống, ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong trường học tại tỉnh Đồng Tháp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Bộ GDĐT sẽ lùi thời điểm kết thúc năm học.

Bộ trưởng cho biết, hiện nay đã có một số địa phương báo cáo Bộ GDĐT việc sẽ cho học sinh đi học trở lại từ ngày 17/2 sau 2 tuần tạm nghỉ để phòng, phòng chống dịch Covid-19.

“Tôi được biết lãnh đạo những địa phương này trên cơ sở tham mưu của Sở Y tế và Sở GDĐT, đã cân nhắc kỹ tình hình dịch bệnh ở địa phương để đưa ra quyết định cho học sinh đi học trở lại” - Bộ trưởng cho hay.

Vì sao lại được nghỉ học
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ lùi thời gian tổng kết năm học.

Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành Giáo dục, do tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp nên các địa phương cần cân nhắc rất kỹ phương án cho học sinh đi học trở lại, chỉ cho học sinh đi học trở lại khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết thêm, Bộ GDĐT cũng đã có các kịch bản ứng phó với tình hình dịch, trong đó có việc lùi các mốc thời gian trong kế hoạch năm học chung, đặc biệt là sẽ lùi thời điểm kết thúc năm học. Đây là cơ sở để các địa phương thuận lợi trong việc giãn khung kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020 và triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh, trong đó có phương án cho học sinh tiếp tục nghỉ học (nếu cần thiết).

“Việc lùi thời điểm kết thúc năm học sẽ gây một số khó khăn cho ngành và các địa phương tuy nhiên qua phân tích vẫn có thể khắc phục được bằng các giải pháp quản lý phù hợp của từng nhà trường, tại từng địa phương. Việc phòng, chống dịch bệnh dù được chuẩn bị tốt đến mấy cũng không thể chủ quan. Vì vậy, các địa phương phải đặc biệt chú ý đến khâu an toàn, an toàn mới đi học, đi học phải an toàn. Tính mạng, sức khỏe của học sinh, giáo viên là trên hết” - Bộ trưởng khẳng định./.


Xin giới thiệu ý kiến của PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) về chủ trương của Bộ GD&ĐT khi yêu cầu: Từ năm học 2020-2021, tất cả các trường không được tập trung trước ngày 1/9 và học sinh được nghỉ trọn 3 tháng hè:

Giúp các con "sạc lại năng lượng"

Kỳ nghỉ hè dài để con sạc lại năng lượng cho năm học mới bởi với hầu hết các học sinh, năm học đã diễn ra quá vất vả, bận rộn nên đã tổn hao rất nhiều năng lượng tinh thần. Việc nghỉ hè giúp các em thư giãn hệ thần kinh.

Nghỉ hè dài ở nước ta giúp các con tránh thời tiết nắng nóng cực đoan. Có thể giúp con có điều kiện ra ngoài vận động để khỏe hơn về thể chất.

Nhiều gia đình chỉ dịp hè mới có lịch luyện tập thể dục thể thao cố định cho con nhằm cải thiện sức khỏe.

Trên thực tế trong năm học, khoảng cách gia đình đang bị kéo giãn. Cha mẹ cũng quá bận rộn và thường chỉ chú ý đến con khi con mắc sai lầm hay được điểm kém.

Vì sao lại được nghỉ học

Kỳ nghỉ hè dài để con sạc lại năng lượng cho năm học mới bởi với hầu hết các học sinh, năm học đã diễn ra quá vất vả (ảnh minh họa)

Thời gian nghỉ hè dài sẽ tạo cơ hội cho các thành viên gần nhau về mặt cảm xúc, tương tác chất lượng hơn, cha mẹ chú ý nhiều hơn đến những điểm mạnh của trẻ

Kỳ nghỉ hè dài còn có thể cho phép những học sinh lớn tham gia một số công việc bên ngoài để kiếm tiền, qua đó rèn luyện tinh thần yêu lao động, tự chịu trách nhiệm với bản thân và giúp đỡ người khác.

Kỳ nghỉ hè dài cũng giúp các giáo viên cũng được nghỉ ngơi, tránh sự kiệt sức về tinh thần, hồi phục lại sau 9 tháng làm việc vất vả.

Đây cũng là cơ hội để các thầy cô cập nhật, củng cố kiến thức thật tốt để chuẩn bị cho năm học mới.

Trẻ cần kiến thức “sống” 

Bên cạnh những ưu điểm, nghỉ hè dài cũng có những hạn chế nhưng không phải không thể khắc phục.

Nhiều cha mẹ tin rằng nghỉ hè quá dài khiến cho học sinh quên kiến thức. Thực tế chưa có bằng chứng nghiên cứu nào khẳng định điều này.

Người ta chỉ thấy thời gian nghỉ dài hơn khiến việc quay trở lại với thời gian biểu học kỳ khó khăn hơn.

Nghỉ hè các em không còn phải dậy sớm mỗi ngày, không cần đi ngủ đúng giờ, không còn duy trì thời gian đọc sách ôn lại bài nên gặp những khó khăn đáng kể khi trở lại lịch trình này sau một thời gian chùng xuống khá dài.

Biện pháp khắc phục: Trước thời gian quay trở lại trường, cha mẹ cần giúp con điều chỉnh lại lịch sinh hoạt để dần thích nghi với lịch trình năm học.

Những hoạt động như cùng chuẩn bị sách vở, trao đổi về mục tiêu và lên kế hoạch cho năm học mới rất phù hợp cho việc khởi động.

Tôi cho rằng, những kiến thức cha mẹ sợ con quên cũng không quá quan trọng với thành công của đứa trẻ.

Những kiến thức “chết” phải ghi nhớ “vẹt” mới dễ quên nhưng có thể nhanh chóng tìm thấy trên mạng internet.

Để thành công, con cần những kiến thức “sống” được chuyển hóa vào tình huống thực tiễn nhằm rút ra quy luật, giải pháp.

Nếu những năng lực này đã hình thành, các con không thể quên dẫu sau 3 tháng hè. Điều này giống việc một người đã biết đi xe đạp thì sẽ khó quên cách đi.

Tuy nhiên, quan trọng là bố mẹ và nhà trường phải tạo ra các cơ hội trải nghiệm như thế nào, giúp cho học sinh có thể vận dụng những kiến thức mới học trong năm học vào giải quyết những tình huống thực tiễn trong thời gian hè.

Bên cạnh đó, một kỹ năng rất quan trọng của trẻ là năng lực tư duy phản biện sáng tạo để hình thành thì trẻ cần có những khoảng thời gian hoàn toàn “không làm gì cả” để thực sự tự do suy nghĩ theo cách của mình. Đó chính là không gian để các ý tưởng sáng tạo nảy sinh.

Vì sao lại được nghỉ học

Để thành công, con cần những kiến thức “sống” được chuyển hóa vào trong những tình huống thực tiễn.

Nghỉ hè: Không có nghĩa dừng hoạt động giáo dục

Cũng có cha mẹ phàn nàn, con ở nhà lâu quá trong khi bố mẹ đi làm thì không ai trông.

Các con có thể trở nên nghiện video game hoặc nghĩ ra những trò không phù hợp. Điều này có thể có một phần đúng nhưng cũng phản ánh một tâm lý ích kỷ của cha mẹ.

Những cha mẹ với suy nghĩ này đang muốn “khoán trắng cho nhà trường” từ trách nhiệm trông nom, chăm sóc đến giáo dục dạy dỗ trẻ.

Để thời gian nghỉ hè của trẻ không nhàm chán mà trở nên thú vị, hữu ích, cần có sự tham gia rất chủ động của gia đình và cha mẹ.

Nghỉ hè không có nghĩa là dừng lại mọi hoạt động giáo dục. Nếu cha mẹ làm cho trẻ háo hức và bận rộn với những hoạt động sở thích, sống độc lập và có trách nhiệm, các em cũng sẽ chẳng có thời gian nghiện game.

Tuy nhiên, cha mẹ cần cân nhắc lựa chọn các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống một cách thông thái, hữu ích.

Tóm lại, cá nhân tôi ủng hộ việc nghỉ hè 3 tháng nhưng cũng khuyến nghị nhà trường sẽ xây dựng và tư vấn cho phụ huynh các hoạt động phù hợp để giáo dục giá trị sống kỹ năng sống cho con trong thời gian hè.

Tôi cũng cho rằng cần chuẩn hóa và quản lý các cơ sở, trung tâm cung cấp các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống hay STEM để đảm bảo cung cấp các dịch vụ có chất lượng, chương trình và giảng viên đáp ứng tiêu chuẩn khoa học.

Tôi cũng ủng hộ việc không dạy thêm, dạy trước chương trình nhưng cần phải có một số ngoại lệ.

Ví dụ, học kỳ hè vẫn nên được tổ chức để hỗ trợ cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, những học sinh có hoàn cảnh khách quan như bị ốm hoặc tai nạn phải nằm viện dài ngày, những học sinh mắc chứng rối loạn học tập…

Việc tổ chức các lớp học hè cho đối tượng này giúp thu hẹp khoảng cách kiến thức giữa học sinh, để đến năm học mới, mọi học sinh có năng lực như nhau, góp phần thực hiện quyền bình đẳng về cơ hội giữa các học sinh, không để em nào bị tụt lại phía sau.

PGS.TS Trần Thành Nam

(Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc Gia, Hà Nội)