Vì sao lại nổi mụn bọc

Theo các chuyên gia da liễu, trong những loại mụn thì mụn bọc là dạng nặng nhất. Với biểu hiện trước tiên là một vài nốt sần nhỏ, hơi cứng và có màu đỏ, gây cảm giác khó chịu, đau nhức... sau đó mềm ra, đầu có mủ, mụn bọc xuất hiện khi viêm nhiễm do vi khuẩn P.acnes ở nang lông lan sâu vào trong. Bên cạnh đó, loại mụn này cũng được đánh giá là có nguy cơ để lại sẹo rỗ, sẹo lõm, sẹo thâm, vết thâm và khó điều trị tận gốc, dứt điểm nhất.

Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu gây ra và khiến mụn bọc mọc hoài không dứt:

Rối loạn hormone trong cơ thể

Trong độ tuổi dậy thì, thời gian mang thai, cho con bú, kinh nguyệt không đều hay uống thuốc tránh thai... Hormone cơ thể bị rối loạn, dẫn đến kích thích tuyến bã nhờn hoat động mạnh mẽ gây tắc nghẽn tại lỗ chân lông. Kết hợp với vi khuẩn P.acnes ở nang lông và lượng bụi bẩn, kem phấn... sẽ làm mụn bọc sinh sôi, phát triển.

Cách tối ưu để cải thiện tình trạng này và ngăn ngừa mụn bọc đó là bạn hãy vệ sinh da mặt thường xuyên, giúp da thông thoáng cũng như khỏe mạnh hơn.

Stress, căng thẳng kéo dài

Stress, căng thẳng kéo dài khiến sức khỏe làn da xuống cấp nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân hàng đầu làm da nhanh lão hóa, sần sùi, thiếu sức sống và nổi nhiều mụn, đặc biệt là mụn bọc, khiến mụn khó điều trị dứt điểm.

Chính vì vậy, muốn có được làn da đẹp, sạch mụn và giữ độ tươi trẻ lâu dài, trước tiên bạn cần giữ tinh thần thật thoải mái, suy nghĩ tích cực, thường xuyên đi du lịch để thư giãn.

\n

Thức khuya và thiếu ngủ

Thiếu ngủ và thức khuya tăng khả năng sản sinh mụn

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của cơ thể. Khi bạn thiếu ngủ và thức khuya, nhịp sinh học trong cơ thể bị rối loạn, quá trình tái tạo da thực hiện không ổn định, từ đó da nhanh chóng yếu đi, giảm sức đề kháng, tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn và hình thành mụn bọc cũng như các loại mụn khác. Chưa kể thiếu ngủ và thức khuya còn gây thâm quầng mắt, nếp nhăn, bọng mắt, nám, sạm...

Do đó, bạn hãy sắp xếp công việc và học tập của mình để có thời gian nghỉ ngơi, luôn đi ngủ trước 23 giờ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày. Có như vậy mới không lo mụn xuất hiện và có tinh thần, sức khỏe tốt.

Ăn uống không khoa học

Những đồ ăn có tính chất ngọt, cay, nóng và thức uống có gas, chứa cồn... đều tác động xấu đến cơ quan nội tạng, làn da. Chúng là tác nhân “âm thầm” gây ra mụn nói chung và mụn bọc nói riêng, làm gan tích tụ nhiều chất độc, nóng gan, ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.

Thế nên, khi bị mụn hoặc muốn ngăn ngừa mụn bọc, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung rau xanh trong bữa ăn, uống đủ nước, ăn trái cây. Đồng thời giảm thực phẩm ngọt, cay, nóng và thức uống có gas, chứa cồn...

Tin liên quan

Mụn bọc có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên khuôn mặt nhưng thường “để lại dấu ấn” ở hai bên má. Nếu không được xử lý đúng cách, mụn ở má có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cả thẩm mỹ và sức khỏe của da.

Nguyên nhân mọc mụn bọc ở má

Mụn bọc là dạng nặng nhất trong số các loại mụn, xuất hiện chủ yếu do da bị nhiễm khuẩn P.Acnes ở nang lông. Khi loại khuẩn này xâm nhập vào trong nang, da phản ứng lại, dẫn đến sự hình thành mụn bọc.

Khi mới xuất hiện, mụn thường là những đốm nhỏ màu đỏ trên má, sau đó sưng dần lên thành nốt đỏ lớn, cứng và gây đau nhức. Nếu không trị dứt điểm mụn mọc ở má sẽ khiến các nốt mụn lan rộng. Nguyên nhân chính khiến bạn bị mụn ở má thường là:

Nổi mụn ở má do vệ sinh da kém

Môi trường sống bụi bẩn, ô nhiễm, da tích tụ vi khuẩn và dầu thừa… là điều kiện đầu tiên để hình thành mụn bọc. Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi các tác nhân này, nghĩa là chất nhờn và bụi bẩn đã tích tụ dưới da gây ra viêm, tạo cơ hội nổi mụn bọc ở má.

Rối loạn hormone

Rối loạn hormone thường diễn ra ở lứa tuổi dậy thì (đối với cả nam và nữ), thời kỳ tiền kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh (đối với phụ nữ). Bên cạnh đó, nếu bạn đang uống thuốc tránh thai hoặc có kinh nguyệt không đều, bạn cũng có nhiều nguy cơ nổi nhiều nốt mụn sưng đỏ ở má.

Rối loạn hormone sẽ kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh hơn. Trên da có quá nhiều dầu thừa sẽ dẫn tới bít tắc nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes tấn công vào các tế bào, khiến mụn bọc phát triển.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 dấu hiệu bạn đang đối phó với mụn nội tiết

Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý gây mụn má

Chế độ ăn nhiều đường, tinh bột và dầu mỡ, ít chất xơ là chất xúc tác kích thích mụn bọc nổi nhiều hơn ở hai bên má. Ngoài ra, lối sống “cú đêm” (thức khuya, bận rộn, stress) cũng là nguyên nhân khiến da xấu đi, kèm theo những nốt sưng mụn có thể phát triển thành mụn bọc.

Cách trị mụn bọc ở má

Kháng sinh đường uống

Kháng sinh đường uống giúp kiểm soát vi khuẩn gây mụn, đồng thời giảm sưng viêm. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định là tetracyclin, minocyclin, clindamycin, doxycycline…

Mụn bọc hay còn có tên gọi khác là mụn bọc mủ. Đây được xem là thể nặng của mụn trứng cá, có khả năng gây tổn thương tới cấu trúc sâu bên trong của da. Mụn bọc thường sẽ là hậu quả của quá trình viêm nhiễm xảy ra trên bề mặt da. Các lỗ chân lông trên bề mặt da bị bít tắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn phát triển và tấn công gây thương tổn làn da, gây ra mụn bọc trên da. Khác với các mụn trứng cá khác, mụn bọc không mọc ở nông mà chúng nằm sâu tới tận lớp đáy của da, nên nếu không điều trị cẩn thận có thể để lại sẹo thâm hoặc sẹo lõm rất khó điều trị.

Mụn bọc có biểu hiện là mụn dạng viêm, sưng đỏ, chân mụn nằm sâu ở phía dưới da và nổi gồ lên phía trên bề mặt da tạo thành các sẩn hoặc các nốt. Kích thước mụn thường lớn, vùng xung quanh mụn cứng, vùng nhân mụn có thể thấy mủ trắng hoặc dịch vàng. Đi kèm với đó là cảm giác đau nhức, khó chịu tại vị trí mọc mụn cũng như tại vùng da xung quanh.  

Mụn bọc thường mọc ở các vị trí như dưới cằm, đầu mũi, hai bên cánh mũi, má. Ngoài ra các vùng khác trên cơ thể như lưng, ngực, cổ, những vùng dễ tiết dầu cũng có khả năng bị nổi mụn.

Người ta chia mụn bọc thành 3 giai đoạn tiến triển như sau:

  • Giai đoạn 1: Mụn trứng cá ban đầu không được vệ sinh sạch sẽ bị các loại vi khuẩn ở môi trường bên ngoài tấn công và trở thành dạng mụn bọc. Biểu hiện là mụn bắt đầu sưng, hơi đỏ, ấn thấy cứng vùng xung quanh và có cảm giác nhức.

  • Giai đoạn 2: Khoảng 2 đến 3 ngày sau đó, mụn bắt đầu sưng to hơn và nhức nhiều hơn, đầu mụn bắt đầu xuất hiện mủ trắng. Mọi người thường hay sờ hoặc cố gắng nặn mụn ở giai đoạn này. Những việc này vừa không khoa học vừa không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến cho mụn dễ bị chai tạo thành vết thâm trên mặt hoặc mụn bị vỡ và khó lành hơn.

  • Giai đoạn 3: Là khi nhân mụn đã chín, nhân mụn côi lại. Lúc này chỉ cần tác động nhẹ vào cũng có thể khiến cho mụn bị vỡ. Khi mụn vỡ sẽ cho ra các sản phẩm như mủ và máu, ở giai đoạn này nếu có điều kiện thì các bạn cần cố gắng nặn hết nhân mụn để loại bỏ mụn hoàn toàn tránh tái phát. 

2, Mụn bọc hình thành như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng các yếu tố sau đây có sự ảnh hưởng đến sự hình thành của mụn trứng cá nói chung và mụn bọc nói riêng:

  • Do vi khuẩn P. Acnes ( Propionibacterium acnes): Đây là một loại vi khuẩn gram dương sống kỵ khí, thường sống trên bề mặt da. Khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển tại vùng da đó. Cơ thể sẽ phản ứng lại hiện tượng này bằng cách huy động lực lượng bạch cầu đến các ổ vi khuẩn. Kết quả của quá trình này là vô tình sẽ hình thành nên các nốt mụn bọc có mủ, gây sưng viêm và đau nhức.

  • Do bít tắc lỗ chân lông: Khi lỗ chân lông bị bít tắc do các yếu tố như khói bụi, da chết, lớp trang điểm… sẽ tạo nên môi trường kỵ khí thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây mụn phát triển.

  • Do cơ địa da tiết nhiều dầu và bã nhờn: Khi hoạt động bài tiết bã nhờn và dầu thừa tăng quá mức sẽ khiến cho các lỗ chân lông bị bít tắc, và dẫn đến tình trạng hình thành mụn.

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, những yếu tố nguy cơ dưới đây cũng sẽ khiến cho các bạn dễ bị mọc mụn bọc và mụn trứng cá hơn như:

  • Rối loạn nội tiết: Tình trạng này hay gặp ở những người trẻ, độ tuổi vị thành niên, phụ nữ khi chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đang mang thai và những người mới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Khi các hormon nội tiết trong cơ thể bị thay đổi sẽ khiến cho cơ thể tăng tiết bã nhờn, gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông, làm tăng nguy cơ hình thành mụn bọc và mụn trứng cá.

  • Rối loạn chức năng bài tiết: Khi các hệ bài tiết của cơ thể như gan và thận hoạt động kém, sẽ khiến cho cơ thể bị tích tụ nhiều độc tố. Lâu ngày cơ thể sẽ đẩy mạnh hoạt động của hệ nội tiết, làm tăng cường chức năng bài tiết bã nhờn trên da để loại bỏ các độc tố đó. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến da của các bạn bị bóng dầu, các lỗ chân lông bị bít tắc và tăng kích thước, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây mụn phát triển.

  • Chế độ sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh: Khi cơ thể hoạt động, lo nghĩ quá độ, sẽ dễ bị stress, rối loạn về tâm thần. Điều này sẽ gián tiếp khiến cho các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng theo, trong đó có gan và thận. Việc ăn uống không khoa học cũng khiến cho cơ thể tăng nguy cơ tích tụ độc tố, hình thành gánh nặng cho gan và thận.

  • Lạm dụng mỹ phẩm: Việc lạm dụng mỹ phẩm, đặc biệt là những mỹ phẩm rẻ tiền, không rõ nguồn gốc nhằm che đi dấu vết của mụn trứng cá có thể mang hại nhiều hơn lợi. Chúng làm cho da của chúng ta bị bí, “không thở được”, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra khi dùng mỹ phẩm mà vệ sinh không sạch sẽ thì dễ khiến cho bề mặt da bị bẩn, tình trạng mụn khi đó sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

  • Thói quen xấu: Chúng ta thường có thói quen đưa tay lên sờ và nặn mụn trên mặt khi chưa vệ sinh tay sạch sẽ. Động tác này đã trực tiếp đưa vi khuẩn, bụi bẩn từ tay ta lên tiếp xúc với vùng da mặt là một vùng da nhạy cảm, khiến cho da mặt bị nhiễm bẩn, làm tăng nguy cơ hình thành mụn bọc và mụn mủ

  • Sử dụng corticoid kéo dài: Việc sử dụng thuốc corticoid kéo dài khiến cho da giảm sức đề kháng, tình trạng mụn nổi ngày càng nhiều hơn.

Video liên quan

Chủ đề