Vì sao ngành công nghệ sinh học đang hot

Ngày đăng 07/09/2021 | Lượt xem: 1012

Không tìm được việc làm, thất nghiệp sau khi ra trường là nỗi lo của rất hiều sinh viên không riêng ngành nào. Đặc biệt có rất nhiều bạn trẻ vẫn còn mơ hồ về ngành Công nghệ sinh học, không biết theo học ngành Công nghệ sinh học có thất nghiệp, học xong ra làm gì... Nhưng các bạn không cần quá lo lắng, vì ngành Công nghệ sinh học hiên nay đang là một trong những ngành mũi nhọn được đặc biệt chú ý, với các kế hoạch phát triển khoa học công nghệ. 

Nguồn nhân lực ngành Công nghệ sinh học ở Việt Nam hiện nay đang khá thiếu, các doanh nghiệp cũng gặp phải rất nhiều khó khăn để có thể tuyển dụng được nhân sự về cả số lượng lẫn chất lượng. Vậy nên các bạn không cần phải lo lắng đến vấn đề ngành Công nghệ sinh học có thất nghiệp không. Dưới đây là những lĩnh vực công việc mà sinh viên Công nghệ sinh học có thể tham gia sau khi tốt nghiệp.

1- Lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản

Trong lĩnh vực nông nghiệp - lâm nghiệp và thủy sản, ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng rất mạnh mẽ, nhằm mục đích lai tạo và cải thiện giống cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, Công nghệ sinh học còn được chú trọng nghiên cứu và xây dựng thêm nhiều thuật canh tác mới, nghiên cứu quá trình sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng, các loại chất dinh dưỡng cần thiết và có lợi cho từng loại cây trồng.

Vì sao ngành công nghệ sinh học đang hot

Sinh viên ngành công nghệ sinh học có thể tham gia làm việc ở lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản

Tiếp đó còn là nghiên cứu những kỹ thuật chuyển phôi, phối giống, lai tạo giống, tạo ra những chế phẩm giúp cho động vật, thủy sản phòng tránh được các loại bệnh tật. Từ đó có thể tăng năng suất, sản lượng và cả chất lượng cho người nông dân.

2- Lĩnh vực y tế

Hiện đang có rất nhiều công trình nghiên cứu công nghệ sinh học được ứng dụng vào lĩnh vực y tế. Đặc biệt là những ứng dụng khoa học công nghệ trong việc sản xuất thuốc điều trị và chuẩn đoán bệnh. Ứng dụng công nghệ di truyền đã mang lại rất nhiều lợi ích cho y học, từ đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu, sản xuất các loại vắc-xin, kháng thể, kháng sinh, protein có hoạt tính sinh học.

3- Lĩnh vực bảo vệ môi trường

Khi xã hội ngày một phát triển thì vấn đề môi trường cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc tìm ra những biện pháp để giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường là rất cần thiết. Vậy nên việc áp dụng ngành Công nghệ sinh học có thể giúp ích rất nhiều, từ ứng dụng làm phân hủy các độc chất hữu cơ, thu nhận các vật phẩm còn giá trị ở dạng nhiên liệu, hợp chất hữu cơ, phục hồi các quá trình trao đổi chất...

Vì sao ngành công nghệ sinh học đang hot

 Ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng để bảo vệ môi trường

Không chỉ dừng lại ở đó, ngành Công nghệ sinh học còn được ứng dụng xử lý chất thải, thu nhận những chất có ích trong quá trình lên men yếm khí, xử lý các loại chất thải công nghiệp, dùng những vi sinh vật có khả năng ăn dầu để hạn chế ảnh hưởng từ sự cố tràn dầu, ô nhiễm dầu... Ngoài ra còn rất nhiều lĩnh vực khác mà ngành Công nghệ sinh học có thể áp dụng như: Hóa học, công nghệ sinh học năng lượng, chế biến thực phẩm...

4- Ngành Công nghệ sinh học có dễ xin việc không?

Ngành Công nghệ sinh học hiện nay được ứng dụng cho rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực nên cơ hội việc làm ngành này là rất lớn. Đặc biệt ở thế kỷ 21, khi mà Công nghệ sinh học đang rất phát triển và được tập trung đẩy mạnh phát triển. Không ngoại trừ Việt Nam, ngành Công nghệ sinh học cũng rất được quan tâm và đang nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ nhằm ứng dụng vào các lĩnh vực y tế, nông - lâm - nghư nghiệp, công nghiệp chế biến cũng như bảo vệ môi trường...

Việc ứng dụng Công nghệ sinh học vào lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe để chẩn đoán và điều trị các loại bệnh nguy hiểm, bệnh mới, ứng dụng công nghệ tế bào gốc, sản xuất vắc-xin, dược phẩm... rất cần thiết. Đặc biệt trong thời điểm đại dịch Covid-19 diễn ra thì ngành Công nghệ sinh học càng được chú trọng.

Vì sao ngành công nghệ sinh học đang hot

Ngành công nghệ sinh học sau khi ra trường có cơ hội việc làm rất cao

Bên cạnh đó là tạo ra các sản phẩm sinh học nhằm phục vụ trong chế biến thực phẩm, chăn nuôi, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản mang nhiều đặc điểm có lợi, tăng năng suất, chất lượng và giá trị cao hơn. 

Từ những thông tin trên đây, các bạn có thể trả lời cho câu hỏi ngành Công nghệ sinh học có thất nghiệp hay không. Đây là ngành đóng vai trò rất lớn trong đời sống của con người, trong tình hình đó, nguồn nhân lực ngành Công nghệ sinh học nước ta chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu. Vậy nên ngành Công nghệ sinh học có thất nghiệp không? Câu trả lời là không, các bạn thí sinh nếu đang có mong muốn theo học ngành này thì hãy cứ mạnh dạn, vì cơ hội việc làm cho bạn là rất nhiều.

Các bạn có thểm tham khảo thêm và tin hiểu thông tin trường đào tạo ngành Công nghệ sinh học tốt hiện nay để lựa chọn được môi trường phù hợp theo đuổi đam mê. 

Nghề tôi chọn: Công nghệ sinh học

Vì sao ngành công nghệ sinh học đang hot
Thứ Sáu, 26/10/2018, 11:05 (GMT+7)

VOVGT- Công nghệ sinh học đang được ứng dụng vào trong rất nhiều lĩnh vực nhằm phục vụ cho mọi nhu cầu của cuộc sống...

Vì sao ngành công nghệ sinh học đang hot

Nghề Công nghệ Sinh học

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Công nghệ sinh học (CNSH) là bộ môn tập hợp các ngành khoa học và công nghệ gồm: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học, công nghệ học, nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động, thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

CNSH được chia làm 3 giai đoạn chính trong sự phát triển:

CNSH truyền thống: chế biến các thực phẩm dân dã đã có từ lâu đời như tương, chao, nước mắm ... theo phương pháp truyền thống; xử lí đất đai, phân bón để phục vụ nông nghiệp ...

CNSH cận đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hạt như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym ...

CNSH hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường...

Các ĐH, CĐ ở Việt Nam hiện đang đào tạo một số chuyên ngành như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô - công nghệ protein -enzym và kỹ thuật di truyền, công nghệ sinh học (CNSH) nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin - sinh học.

Ngày nay, CNSH đang được ứng dụng vào trong rất nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, y học, dịch vụ, du lịch… nhằm phục vụ cho mọi như cầu của cuộc sống như dinh dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe... Bằng những kiến thức sinh học về thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn,... và sử dụng “công nghệ DNA tái tổ hợp” những nhà khoa học đang cố gắng tạo ra những cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, những loại thực phẩm, dược phẩm phục vụ cho việc chữa bệnh cho con người...

Với tầm quan trọng như vậy, CNSH đã được ưu tiên đầu tư rất lớn cho những nghiên cứu và những kế hoạch mang tính ứng dụng. Do đó, có rất nhiều cơ hội dành cho các cử nhân/kỹ sư tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học, bao gồm cả các công ty nước ngoài chứ không chỉ riêng các doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty tư nhân chuyên môn.

Thông thường, các công ty nước ngoài hay có các phòng lab để đánh giá chỉ tiêu nước thải hoặc mức độ độc hại của sản phẩm, vì thế nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí này cũng khá nhiều và cần thiết. Thạc sỹ Phan Diễm Quỳnh, Trung tâm công nghệ sinh học TP HCM nhận định, ngành học này còn rất nhiều dư địa để người học, người làm nghề mở rộng, phát triển:

"Việc sử dụng các sản phẩm sinh học rất có lợi cho sức khỏe người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, thứ hai là cho người sử dụng sản phẩm nông nghiệp, thứ ba là môi trường xung quanh. Công nghệ sinh học mới khởi đầu vài năm nay thôi. Việc phát triển và ứng dụng còn tùy thuộc vào người nghiên cứu công nghệ sinh học và sử dụng các sản phẩm này."

Vì sao ngành công nghệ sinh học đang hot

Công nghệ sinh học là một trong những ngành học hấp dẫn của lĩnh vực Kỹ thuật - Công nghệ

Còn đối với các doanh nghiệp trong nước chuyên về môi trường, xử lý nước thải, cây xanh… cũng luôn cần tuyển những nhân viên mới, có năng lực để tiếp cận các công nghệ hiện đại. Một số các công ty nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên trong ngành này là: Unilever, Kimberly, Bia Việt Nam, San Miguel, Dutch Lady…

Ngoài ra còn có rất nhiều các công ty nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong nước chuyên về xử lý chất thải, môi trường, thực phẩm…

Theo báo cáo của Viện chiến lược và Chương trình Giáo dục thuộc Bộ GD&ĐT, đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần ít nhất là 25.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực này.

Ngành Công nghệ sinh học được xem là một trong những ngành chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới, dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời đại 4.0 có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nhân loại như là công nghệ gen, sinh tin học…

Trong bối cảnh môi trường đang bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt việc đẩy mạnh phát triển công nghệ sinh học là một nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển mang tính bền vững của nhiều quốc gia.

Tại Việt Nam công nghệ sinh học được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực như: Công nghệ sinh học trong nông nghiệp; Công nghệ sinh học trong thủy sản; Công nghệ sinh học trong y dược, thực phẩm; Công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường; Công nghệ năng lượng sinh học; Công nghệ sinh học trong hóa và vật liệu…

Ông Đỗ Văn Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhận định:

"Việt Nam là một đất nước Nông nghiệp việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp là một trong những nội dung quan trong được Đảng và nhà nước quan tâm đẩy mạnh nhằm phát triển một nền nông nghiệp sạch, bền vững nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản Việt Nam trên thế giới, muốn được như vậy việc xây dựng nguồn nhân lực nghành công nghệ sinh đỏi hỏi phải được đào tạo ở nhiều cấp độ khác nhau vì ngành công nghệ sinh học có tính đa ngành đối với hướng đào tạo nghề nên tập trung chuyên sâu vào các kỹ thuật viên công nghệ sinh học trên các lĩnh vực cụ thể."

Vì sao ngành công nghệ sinh học đang hot

Ngành công nghệ sinh học có tính đa ngành đối với hướng đào tạo nghề nên tập trung chuyên sâu vào các kỹ thuật viên công nghệ sinh học trên các lĩnh vực cụ thể như Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, kỹ thuật viên xét nghiệm, kỹ thuật viên phân tích môi trường, các nghề đào tạo trong nông nghiệp như kỹ thuật rau hoa công nghệ cao, kỹ thuật viên chọn tạo giống cây trồng…tập trung vào đào tạo kỹ năng thực hành ứng dụng công nghệ sinh học và tiếp cận với các chương trình đào tạo quốc tế.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu CNSH thì để có thể học tốt hoặc đi sâu vào nghiên cứu ngành này đòi hỏi thí sinh hội tụ rất nhiều yếu tố. Điều đầu tiên là đam mê khoa học và sáng tạo. Bên cạnh đó học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là sinh học, hóa học và vật lý. Những kiến thức vững chắc về các môn này sẽ là nền tảng tốt để sinh viên có thể tiếp thu các kiến thức phức tạp của ngành CNSH.

Ngoài ra, sự cẩn trọng, tỉ mỉ luôn là một tố chất quan trọng cho người làm CNSH. Do phải làm việc nhiều trong phòng thí nghiệm với những chi tiết nhỏ li ti hay những quá trình phải tuân thủ nghiêm ngặt nên nếu không cẩn thận trong những chi tiết, quá trình đó thì khó mà hoàn thành được kết quả.

Bên cạnh đó năng lực chuyên môn và các tố chất trên, làm việc trong thời đại hiện đại ngày nay thì người theo học ngành này cần phải có trình độ ngoại ngữ, tin học tốt và có những kỹ năng mềm. Hiện nay Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã nhập khẩu một giáo trình Công nghệ sinh học ở Úc và đang đào tạo thí điểm ở một số trường. Hi vọng thời gian tới, hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ đào tạo được đội ngũ nhân lực tiếp cận với công nghệ kỹ thuật đạt trình độ tiệm cận với quốc tế.

Một số trường cao đẳng, trung cấp tuyển sinh và đào tạo chuyên ngành công nghệ sinh học:

- Trường Cao đẳngCông nghiệp Thực phẩm, tỉnh Vĩnh Phúc

- Trường Cao đẳngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc bộ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội

- Trường Cao đẳngNông lâm Đông Bắc, tỉnh Quảng Ninh

- Trường Cao đẳngLương thực - Thực phẩm, TP Đà Nẵng

- Trường Cao đẳngCơ điện - Xây dựng và Nông lâm Trung bộ, tỉnh Bình Định

- Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

- Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

- Trường Cao đẳngg Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng, tỉnh Lâm Đồng

- Trường Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ TP.HCM