Vì sao người nhật luôn quỳ

Ngày đăng: 4 Tháng Chín, 2019

Vì sao người nhật luôn quỳ

Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là xứ sở mặt trời mọc, là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế, xã hội nhanh nhất thế giới. Sự giao thoa giữa nét hiện đại và nét truyền thống của văn hóa lâu đời, cụ thể là văn hóa cúi đầu, đã làm nên vẻ đẹp đặc trưng của con người và đất nước Nhật Bản.

Danh dự và lòng tự tôn là những đức tính đại diện cho phẩm chất của người Nhật Bản, là kết tinh của tinh hoa văn hóa lâu đời. Điều này đã được chứng minh qua văn hóa cúi đầu của quốc gia châu Á này.

Trong tiếng Nhật, văn hóa cúi chào được gọi là ojigi. Đây là cách người Nhật dùng để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, hoặc để chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và khi cần nhờ sự giúp đỡ. Cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, xã hội Nhật Bản rất trọng thứ bậc, tôn ti trật tự. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong giao tiếp – đầu càng cúi thấp, càng thể hiện được sự tôn trọng, lòng biết ơn hay sự trang trọng của bản thân.

Có tất cả năm cách cúi chào, mỗi cách được sử dụng tùy thuộc vào từng tình huống, độ tuổi, bối cảnh xã hội khác nhau.

Vì sao người nhật luôn quỳ

Cách chào thứ nhất là gật đầu nhẹ khi chào hỏi bạn bè, những người kém tuổi hay cấp dưới ở nơi làm việc.

Cách thứ hai là eshaku, khi chào đầu sẽ cúi 15 độ, dùng để chào những người có quen biết nhưng không quá thân thiết.
Thứ ba là keirei, là một cách chào trang trọng thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi hoặc với sếp, ông chủ của bạn.

Cách chào thứ tư là cúi chào 45 độ, gọi là saikeirei, được sử dụng khi muốn bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc.
Cuối cùng là dogeza, khi chào sẽ quỳ gối xuống đất, đầu cúi thấp. Dogeza được sử dụng khi gặp một người có địa vị cao hoặc khi một người đã phạm phải sai lầm rất nghiêm trọng và muốn bày tỏ lời xin lỗi. Đôi khi người Nhật cũng cúi chào kiểu dogeza khi muốn xin một đặc ân từ ai đó.

Thời phong kiến, nếu không cúi đầu hoặc thậm chí cúi đầu không đúng cách trước mặt một samurai hay một lãnh chúa thì sẽ bị kết án tử hình ngay tại chỗ. Ngày nay, những hình phạt như vậy đã không còn tồn tại, nhưng cúi đầu vẫn là một lễ nghi cơ bản trong giao tiếp. Chẳng hạn như khi đi qua đường, người đi bộ, kể cả trẻ em, đều cúi đầu với tài xế để cảm ơn vì đã nhường đường cho họ.

Nghi thức xã giao này cho thấy người Nhật đã hòa trộn một cách vô cùng tinh tế những đức hạnh cổ xưa như sự tôn trọng, lòng thành kính, biết ơn và nét hiện đại của một xã hội phát triển bậc nhất thế giới, để rồi đưa nó thành một loại hình nghệ thuật mang bản sắc đặc trưng của xứ sở hoa anh đào.

Theo CafeF

Bạn phải biết rằng Nhật Bản có một di sản văn hóa sâu sắc và phong tục tập quán cũng khá khác so với nhiều nước, người các nước thích ngồi trên ghế để giao tiếp với khách, còn người Nhật thì ngược lại, họ thích quỳ dưới đất thay vì ngồi trên ghế.

Như chúng ta đã biết, ngồi bó gối trong thời gian dài sẽ khiến chân tay tê mỏi, tư thế ngồi không phù hợp có thể khiến người ta cảm thấy khó chịu, vậy tại sao người Nhật lại giữ thói quen kỳ lạ này? Khía cạnh này cũng rất đặc biệt.

Vì sao người nhật luôn quỳ
Phụ nữ Nhật Bản 

Thói quen ngồi bệt của người Nhật có liên quan đến phụ nữ Nhật. Ở Nhật, phụ nữ Nhật khi ngồi trên mặt đất với chồng, cơ thể của họ thấp hơn nhiều so với chồng để thể hiện sự tôn trọng đối với chồng.

Ngoài ra, phụ nữ Nhật chọn cách quỳ và ngồi một mặt để chồng được phục vụ tốt hơn. Đó là giúp đánh lưng giúp chồng, xóa tan mệt mỏi trong công việc. Vì vậy, phụ nữ Nhật Bản đã quen với việc ngồi bó gối, theo thời gian, ngày càng nhiều người Nhật dần hình thành thói quen ngồi bó gối.

Vì sao người nhật luôn quỳ
Phụ nữ Nhật quỳ và ngồi. 

Trang phục của Nhật Bản có ảnh hưởng lâu đời đến thói quen ngồi trên đầu gối của người Nhật. Vào thời cổ đại, chiếc quần mà người Nhật mặc được gọi là Shin Yi. Loại một mảnh có đáy quần hở, chiều dài chỉ đến đầu gối, không che được đáy quần. Để che thân, người Nhật chỉ có thể quỳ và ngồi để che giấu khỏi bị hở 'phần nhạy cảm'.

Sau này, Nhật Bản dần phát triển, thói quen này được kế thừa cho đến ngày nay và coi đây là một cách tiếp đãi khách quý văn minh, thể hiện sự trọng thị của khách. Có thể thấy, ảnh hưởng của cách phục vụ của người Nhật đối với thói quen quỳ, ngồi ở Nhật Bản đã có từ rất lâu.

Vì sao người nhật luôn quỳ
Ngoài ra, Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Nho giáo. 

Có thể nói văn hóa quỳ gối của Hàn Quốc và Nhật Bản không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam qua các bộ phim truyền hình. Tuy nhiên, về ý nghĩa của nó thì chưa chắc chúng ta đã hiểu rõ.

Hành động quỳ gối đã thành một nét văn hóa truyền thống của người Hàn, bởi đơn giản từ xa xưa Hàn Quốc đã được biết đến là đất nước luôn đặt lễ tiết lên hàng đầu. Qùy gối là hành động được thực hiện khi gặp các bậc tiền bối lớn tuổi, khi ra mắt gia đình nhà bạn trai/bạn gái hoặc chỉ là khi muốn xin lỗi một ai đó. Đặc biệt, văn hóa này được thể hiện rõ trong những ngày lễ tết ở Hàn Quốc. Khi người nhỏ tuổi muốn hành lễ để mừng tuổi người lớn tuổi hơn.

Vì sao người nhật luôn quỳ
Vì sao người nhật luôn quỳ

Cách quỳ gối mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy vào hoàn cảnh thực hiện, và cũng có những quy tắc riêng dành cho nam và nữ khi quỳ gối như: người thực hiện hành lễ phải khép chặt hai tay, nam thì để tay trái ở trên, nữ thì để trái ở dưới, sau đó đặt tay phía trên bụng dưới và đứng thẳng lưng. Nam nâng tay lên trước ngực còn nữ nâng tay lên cao bằng mắt, mắt nhìn xuống chân. Nam quỳ đứng, nữ quỳ ngồi. Nam cúi người hành lễ đầu phải chạm vào tay ở trên mặt đất còn nữ thì chỉ cần cúi người 45 độ. Sau khi đứng dậy, tay vẫn để ở vị trí bụng dưới, đứng thẳng người. Người Hàn cho rằng tư thế khi quỳ lễ rất quan trọng vì nó chứng tỏ sự hiểu biết của người hành lễ.

Vì sao người nhật luôn quỳ
Vì sao người nhật luôn quỳ

Văn hóa quỳ gối của người Nhật Bản

Qùy gối ở Nhật Bản đơn giản chỉ là hành động ngồi, nó được xem như hành động trang trọng được sử dụng trong những buổi lễ, sự kiện lớn như: hoa đạo, trà đạo, đám cưới, tang lễ…

Vì sao người nhật luôn quỳ
Vì sao người nhật luôn quỳ

Văn hóa này đã có từ lâu đời nên người Nhật rất quen thuộc với việc quỳ gối. Nó mang ý nghĩa tôn trọng người khác trong khi giao tiếp cũng như thể hiện được sự hiểu biết của người thực hiện. Người Nhật thường mặc kimono và việc ngồi kiểu này có thể giúp bộ kimono không bị nhăn. Hành động quỳ gối đối với người Nhật rất dễ dàng như với những người nước ngoài lại rất khó thích nghi.

Vì sao người nhật luôn quỳ
Vì sao người nhật luôn quỳ
Vì sao người nhật luôn quỳ

Mỗi nước sẽ có những nền văn hóa đặc trưng khác nhau, việc nắm rõ những quy tắc cũng như chuẩn mực trong văn hóa có thể giúp bạn dễ dàng khám phá đất nước đó.

Từ trước đến nay, những thói quen trong sinh hoạt của người Nhật luôn khiến thế giới phải ngưỡng mộ vì sự tinh tế và lợi ích nó mang lại cho sức khỏe. Trong đó, không thể không kể đến kiểu ngồi Seiza - một kiểu ngồi mang đậm nét truyền thống của người Nhật.

Kiểu ngồi Seiza (正座) còn được gọi là “Chính tọa”, nghe có vẻ thật hoành tráng và khá lạ lẫm với đa số người Việt. Đây là kiểu ngồi truyền thống và cũng là một trong những chuẩn mực về mặt phép tắc cho những sinh hoạt trên chiếu Tatami, được người dân Nhật Bản áp dụng từ xa xưa. Không ai biết kiểu ngồi Seiza ra đời chính xác vào thời gian nào, chỉ biết rằng nó trở nên phổ biến từ đời Shogun thứ 3 thời Edo.

Vì sao người nhật luôn quỳ

Dù khá khó khăn và không thoải mái, thậm chí là đau đớn khi mới bắt đầu, nhưng phải công nhận rằng kiểu ngồi này đã góp phần hình thành những tính cách đẹp đẽ của người Nhật khiến nhiều người trên thế giới phải nể phục, chẳng hạn như nhã nhặn, khiêm tốn, kiên trì,... Theo đánh giá của nhiều người, đây là kiểu ngồi vừa thể hiện sự tôn trọng với người khác vừa thể hiện sự kiềm chế của bản thân, dù đang ở trong một trạng thái gò bó mà vẫn giữ được sự bình tĩnh nhất có thể.

Thấy thì có vẻ trịnh trọng, nhưng Seiza lại được người Nhật áp dụng khá nhiều trong sinh hoạt hằng ngày. Thời xưa, kiểu ngồi này được các võ sĩ dùng để rèn luyện ý chí. Hay khi đến thăm nhà một ai đó, nếu được gia chủ mời ngồi thì người Nhật sẽ ngồi kiểu Seiza để thể hiện sự kính trọng.

Ngày nay, lối sống hiện đại ở Nhật Bản cũng kéo theo những quy tắc có phần "dễ thở" hơn cho những người trẻ. Họ không cần phải thi hành Seiza khi ở trong nhà mà có thể thoải mái ngồi bệt xuống sàn. Hơn nữa, ở những đô thị hiện đại như Tokyo, những căn nhà vẫn còn giữ lối kiến trúc truyền thống với chiếu tatami dần bị thay thế bằng những căn hộ kiểu Âu với bàn ghế cao. Vì vậy mà kiểu ngồi Seiza cũng dần biến mất trong những gia đình hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, đối với những sự kiện và hoạt động truyền thống mang tính chất trang trọng như Trà đạo, cắm hoa nghệ thuật Ikebana, thư pháp, chơi cờ vây,... người Nhật vẫn luôn áp dụng kiểu ngồi Seiza.

Ngoài ra, kiểu ngồi này cũng được dùng trong khi lắng nghe cấp trên, người lớn tuổi, người có địa vị,... để thể hiện lòng thành kính. Kể cả khi học tập, người Nhật cũng cho rằng ngồi kiểu Seiza sẽ giúp não bạn tập trung hơn để tiếp thu được những lời nói từ người khác.

Vì sao người nhật luôn quỳ

Cách ngồi đúng là như thế nào?

Nhắc đến Seiza, nhiều người sẽ nghĩ đến một cách ngồi quỳ bình thường, nhưng thật ra nó lại có những quy tắc nhất định, thậm chí là có cả quy tắc khi đứng lên nữa. Sau nhiều lần thay đổi, Seiza đã có được một kiểu ngồi chính thức như bây giờ.

Cách ngồi:

  • Đầu tiên, quỳ gối xuống chiếu Tatami. Theo người Nhật, nếu không có tatami thì chúng ta có thể thay bằng zabuton (đệm ngồi). Không nên ngồi trực tiếp trên tấm thảm hoặc ván gỗ sẽ làm chân bị đau nhức.
  • Tiếp theo, kéo thẳng bàn chân, giữ gót chân ở dưới phần mông, hai ngón chân cái chồng lên nhau.
  • Tay đặt lên trên đầu gối hoặc trên đùi một cách vừa phải.
  • Luôn luôn kéo thẳng lưng để có một dáng ngồi đẹp nhất.

Theo truyền thống, con gái sẽ khép kín hai bên đầu gối lại, còn con trai có thể mở ra một chút. Cũng có trường hợp yêu cầu mở hai đầu gối thì có thể mở với khoảng cách là một nắm đấm.

Cách đứng:

Khi đứng dậy, dùng tay hoặc đầu gối của mình trượt sang bên trái rồi mới từ từ đứng lên. Tránh đứng thẳng dậy luôn sẽ khiến tổn thương và làm đau nhức phần chân.

Vì sao người nhật luôn quỳ

Có một điều chắc chắn rằng, bất cứ ai lần đầu ngồi theo kiểu Seiza đểu sẽ cảm thấy bị tê và gò bó vì toàn bộ thân trên của cơ thể đều dồn vào phần chân. Không chỉ người bình thường, việc tê chân cũng là một điều gây khó khăn cho cả các Samurai thời xưa. Khi bị tê, bạn đừng nên đứng lên ngay lập tức mà hãy duỗi thẳng chân một cách từ từ. Nhiều người Nhật nói rằng, cách duy nhất để cải thiện được tình trạng này là phải luyện tập ngồi thật nhiều. Có lẽ việc luyện tập này cũng góp một phần kiên trì, nhẫn nại trong tính cách con người họ. Tuy nhiên kể cả khi bạn đã ngồi thành thạo rồi, thì việc ngồi quá lâu vẫn khiến cho chân bị căng và trở nên tê hơn. Vì vậy họ có những mẹo nhỏ như luân phiên đổi ngón cái bên chân trái và phải với nhau giúp chân hết bị tê tạm thời.

Vì sao người nhật luôn quỳ

Khi ngồi kiểu Seiza, điều quan trọng nhất là phải ngồi đúng tư thế lưng luôn giữ thẳng. Nếu ngồi sai, lưng bạn sẽ bị gù đi, dẫn đến những tư thế xấu sau này, và chân bạn cũng bị đặt nhiều áp lực xấu lên làm chân bị căng, lúc đứng dậy sẽ dễ bị ngã, gây nhiều sự nguy hiểm.

Tuy vậy nhưng những lợi ích mà kiểu ngồi Seiza mang lại cho cơ thể và tinh thần thì nhiều vô kể. Nếu bạn ngồi đúng, nó sẽ giải phóng cho cột sống của bạn khỏi sự chèn ép của những chiếc ghế trong cả một ngày dài. Bạn cũng có thể ngồi một lúc vào buổi sáng sau khi thức dậy, nó sẽ giúp bạn điều hòa cảm xúc, khởi động não bộ và làm sáng khỏe đôi mắt. Và điều quan trọng nhất vẫn là có thể rèn luyện được tính cách kiên trì như người Nhật.

Kiểu ngồi Seiza của người Nhật có chút khó nhưng cũng rất thú vị. Các bạn hãy thử luyện tập tại nhà để tự rèn luyện bản thân, và biết đâu sau này lại có cơ hội ghi điểm trong mắt người Nhật nữa đó!

kilala.vn

Tags:

  • #văn hóa
  • #truyền thống
  • #kiểu ngồi
  • #seiza