Vì sao phải bảo vệ máy tính

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Tại sao cần bảo vệ thông tin máy tính?

Các câu hỏi tương tự

  • Vì sao phải bảo vệ máy tính

    Câu 1. Trang 52 Sách Giáo Khoa (SGK) Tin Học 9

    Tại sao cần bảo vệ thông tin máy tính?

  • Vì sao phải bảo vệ máy tính

    Câu 2. Trang 52 Sách Giáo Khoa (SGK) Tin Học 9

    Hãy liệt kê các yếu tố ảnh hưởng tới sự an toàn thông tin máy tính

  • Vì sao phải bảo vệ máy tính

    Câu 3. Trang 52 Sách Giáo Khoa (SGK) Tin Học 9

    Nêu những tác hại của virut máy tính, các con đường lây lan của chúng và cách phòng tránh

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Bài Tập Tin Học 9 – Bài 5: Bảo vệ thông tin máy tính giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

    • Sách Giáo Viên Tin Học Lớp 9

    Bài 1 trang 50 sgk Tin học 9: Tại sao cần bảo vệ thông tin máy tính?

    Trả lời:

    Cần bảo vệ thông tin máy tính. Vì:

    – Trong mỗi máy tính cá nhân của chúng ta có những thông tin quan trọng và cần thiết cho công việc.

    – Sự mất an toàn thông tin ở quy mô lớn hoặc ở tầm quốc gia có thể đưa tới những hậu quả vô cùng to lớn.

    Bài 2 trang 50 sgk Tin học 9: Hãy liệt kê các khả năng làm ảnh hưởng tới an toàn thông tin máy tính?

    Trả lời:

    Các khả năng làm ảnh hưởng tới an toàn thông tin máy tính:

    – Yếu tố công nghệ – vật lí.

    – Yếu tố bảo quản và sử dụng.

    – Virus máy tính.

    Bài 3 trang 50 sgk Tin học 9: Nêu các tác hại của virus máy tính và các con đường lây lan của chúng và cách phòng tránh?

    Trả lời:

    1. Các tác hại của virus máy tính:

    – Tiêu tốn tài nguyên hệ thống.

    – Phá hủy dữ liệu.

    – Phá hủy hệ thống.

    – Đánh cắp dữ liệu.

    – Mã hóa dữ liệu để tống tiền.

    – Gây các hiện tượng khó chịu khác.

    2. Các con đường lây lan của virus:

    – Qua việc sao chép tệp đã bị nhiễm virus.

    – Qua các phần mềm bẻ khóa, các phần mềm sao chép lậu.

    – Qua các thiết bị nhớ di động.

    – Qua mạng nội bộ, mạng Internet, đặc biệt là thư điện tử.

    – Qua các “lỗ hổng” phần mềm.

    3. Cách phòng tránh:

    – Hạn chế việc sao chép không cần thiết và không nên chạy các chương trình tải từ Internet hoặc sao chép từ máy khác khi chưa đủ tin cậy.

    – Cần cẩn thận và không nên mở những tệp gửi kèm trong thư điện tử nếu có nghi ngờ về nguồn gốc hay nội dung thư.

    – Không truy cập các trang web có nội dung không lành mạnh hoặc xuất xứ không rõ ràng.

    – Thường xuyên cập nhật các bản sửa lỗi cho các phần mềm chạy trên máy tính của mình, kể cả hệ điều hành.

    – Định kì sao lưu dữ liệu để có thể khôi phục khi bị virus phá hoại.

    – Định kì quét và diệt virus bằng các phần mềm diệt virus.

    Bài 4 trang 50 sgk Tin học 9: Theo em, tại sao việc sao lưu dự phòng dữ liệu trên máy tính có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin?

    Trả lời:

    Theo em, việc sao lưu dự phòng dữ liệu trên máy tính có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin vì nó giúp làm hạn chế việc bị mất thông tin trên máy tính.

    Thông tin là một loại tài nguyên quý và vô cùng quan trọng, Thông tin mang nội dung của sự việc, thông tin đem lại cho chúng ta sự hiểu biết.Lợi ích mà thông tin mang lại cho chúng ta là vô cùng to lớn, chính vì vậy mà thông tin cần được bảo vệ và bảo mật.

    Câu hỏi:Vì sao cần bảo vệ thông tin máy tính?

    Lời giải:

    - Theo thời gian, thông tin được tạo ra và lưu trữ trong máy tính dưới các dạng tệp (thông tin máy tính) ngày càng nhiều.

    - Trong số đó, không ít thông tin rất quan trọng hoặc được sử dụng thường xuyên

    - Sự mất an toàn thông tin ở quy mô lớn hoặc ở tầm quốc gia có thể đưa đến những hậu quả vô cùng to lớn. Do đó bảo vệ thông tin máy tính là một việc hết sức cần thiết.

    Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Tin học và máy tính nhé!

    1. Tin học trong xã hội hiện đại

    a) Ứng dụng của tin học ngày càng phong phú và phát triển

    • Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

    • Ứng dụng văn phòng thiết kế.

    • Điều khiển thiết bị phức tạp: tên lửa, tàu vũ trụ, …

    • Nhu cầu cá nhân tới kinh doanh quản lý, điều hành xã hội.

    • Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt là internet làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến.

    • Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí.

    b) Tác động của tin học đối với xã hội

    • Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhận thức và cách thức tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội.

    • Cắt giảm khâu trung gian.

    • Người dân tiếp cận các cơ quan, tổ chức.

    • Khách hàng nhận sản phẩm, dịch vụ từ nhà cung ứng.

    • Góp phần thay đổi phong cách sống của con người: truyền thông, mua sắm, giải trí.

    • Tin học thúc đẩy khoa học phát triển sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như khoa học xã hội.

    • Ví dụ: giải mã và xây dựng bản đồ gen của con người.

    • Tóm lại tin học và máy tính ngày nay đã thật sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

    2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa

    a) Tin học và kinh tế tri thức

    • Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó tri thức là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội.

    • Tri thức là yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống.

    • Tin học và máy tính là cơ sở của sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức.

    b) Xã hội tin học hóa

    • Xã hội tin học hóa là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hỗ trợ của các hệ thống tin học, các mạng máy tính kết nối thông tin liên vùng, liên quốc gia.

    • Là tiền để cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.

    • Trong xã hội tin học hóa, việc ứng dụng tin học giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, giải phóng công việc lao động chân tay, nặng nhọc và nguy hiểm.

    • Chất lượng sống con người được cải thiện nhờ các thiết bị phục vụ giải trí, sinh hoạt.

    3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

    - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba gắn liền với sự ra đời của máy tính điện tử thay thế một phần lao động trí óc.

    - Sự phát triển mạnh mẽ của tin học, công nghệ số với phần cứng, phần mềm máy tính, các hệ thống mạng và Internet làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội.

    - Các chuyên gia gọi đây là sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay công nghiệp thế hệ 4.0.

    - Xu hướng rõ nét là sự kết hợp giữa thế giới ảo và các thực thể, vạn vật kết nối Internet (IOT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS).

    - Viễn cảnh các nhà máy thông minh, máy móc kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa quyết định không còn xa.

    4. Virus máy tính và cách phòng tránh

    a. Virus máy tính là gì?

    - Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một chương trình hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi đối tượng bị lây nhiễm (vật mang virus) được kích hoạt.

    - Vật mang virus có thể là các tệp chương trình, văn bản, bộ nhớ và một số thiết bị máy tính (đĩa cứng, đĩa mềm, …..).

    b. Tác hại của virus máy tính

    - Tiêu tốn tài nguyên hệ thống.

    - Phá huỷ dữ liệu.

    - Đánh cắp dữ liệu.

    - Mã hoá dữ liệu tống tiền.

    - Phá huỷ hệ thống.

    - Gây khó chịu khác cho người dùng: Ẩn file/folder, thay đổi cách thức hoạt động của hệ thống hay phần mềm,...

    c. Các con đường lây lan của virus

    + Qua việc sao chép tệp đó bị nhiễm virus.

    + Qua các phần mềm bẻ khóa, các phần mềm sao chép lậu.

    + Qua các thiết bị nhớ.

    + Qua internet, đặc biệt là thư điện tử.

    + Qua các "Lỗ hổng" của phần mềm.

    d. Phòng tránh virus

    - Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là: "Phải cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng".

    + Hạn chế sao chép không cần thiết, không chạy các chương trình tải từ Internet hoặc sao chép từ máy khác khi chưa đủ tin cậy.

    + Không mở những file gửi kèm trong thư điện tử khi không rõ nguồn gốc.

    + Không truy cập các trang web có nội dung không lành mạnh

    + Thường xuyên cập nhật bản vá lỗi cho các phần mềm, kể cả hệ điều hành.

    + Định kì sao lưu dữ liệu để có thể khôi phục khi bị Virus phá hoại.

    + Định kì quét và diệt Virus bằng các phần mềm diệt Virus.