Viêm da dị ứng tiếp xúc là gì năm 2024

Viêm da tiếp xúc là một phản ứng dị ứng da thường biểu hiện dưới dạng phát ban ngứa ở da có đặc điểm là ngứa, đỏ và sưng... khi tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích hoặc chất gây dị ứng.

Các vùng da bị thương tổn thường bao gồm:

  • Khuôn mặt, đặc biệt là quanh mắt
  • Bộ phận sinh dục
  • Bàn tay và bàn chân...

Viêm da dị ứng tiếp xúc là gì năm 2024

Viêm da tiếp xúc do phản ứng dị ứng hoặc kích ứng với một số chất tiếp xúc với da.

2. Căn nguyên của viêm da tiếp xúc

Có hai dạng viêm da tiếp xúc là dị ứng và kích ứng:

- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Xảy ra khi da tiếp xúc với một chất gây ra phản ứng tự miễn dịch ngắn hạn, dẫn đến phản ứng da thường là 12–72 giờ sau khi tiếp xúc. Da có thể bị dị ứng với một chất sau nhiều lần tiếp xúc hoặc chỉ sau một lần tiếp xúc.

Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng bao gồm: Đỏ da; da khô từng mảng, có vảy; mụn nước rỉ nước; nóng rát hoặc ngứa; sưng ở mắt, mặt và bộ phận sinh dục, trong trường hợp nghiêm trọng; nổi mề đay; nhạy cảm với ánh nắng mặt trời; và da sẫm màu, sần sùi và nứt nẻ.

- Viêm da tiếp xúc kích ứng: Xảy ra khi da tiếp xúc nhiều lần với chất kích ứng nhẹ trong thời gian dài hoặc tiếp xúc với chất kích ứng mạnh.

Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc kích ứng bao gồm: Sưng nhẹ; da khô, nứt nẻ; rộp; và loét gây đau... Loại viêm da này phổ biến ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất mạnh, chất tẩy rửa hoặc những người rửa tay thường xuyên.

3. Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc

Chữa lành viêm da tiếp xúc có thể là một quá trình lâu dài vì vùng da bị tổn thương đặc biệt nhạy cảm. Khi có dấu hiệu hoặc nghi ngờ bị viêm da tiếp xúc, người bệnh cần đến gặp bác sĩ da liễu, tránh chất gây kích ứng hoặc chất kích hoạt và sử dụng các loại kem ngăn ngừa để tạo điều kiện chữa lành và ngăn ngừa thương tích tái phát.

Viêm da dị ứng tiếp xúc là gì năm 2024

Thuốc corticosteroid tại chỗ thường được sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc.

Trong nhiều trường hợp, tránh nguyên nhân gây dị ứng là một hình thức điều trị. Việc tiếp xúc với chất này trong tương lai sẽ có thể dẫn đến viêm da tiếp xúc tái phát trở lại.

Thông thường, quá trình điều trị bao gồm rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng nhiều nước để loại bỏ bất kỳ dấu vết nào của chất gây kích ứng vẫn còn trên da và nên tránh tiếp xúc thêm với chất này.

Các thuốc được sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc thường bao gồm:

- Chất làm mềm da: Dùng kem dưỡng ẩm giúp giữ ẩm cho da, đồng thời giúp da tự phục hồi và bảo vệ da không bị viêm trở lại. Chất làm mềm da là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng.

- Thuốc chống viêm corticosteroid: Thuốc corticosteroid tại chỗ thường được sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc. Người bệnh sẽ được kê toa một loại kem hoặc thuốc mỡ. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể cần dùng thuốc corticosteroid đường uống hoặc có thể được tiêm corticosteroid.

Tuy nhiên cần lưu ý, không sử dụng nhiều thuốc hơn hoặc sử dụng thuốc thường xuyên hơn hướng dẫn bác sĩ khuyên dùng. Theo nguyên tắc chung, không nên sử dụng corticosteroid nồng độ cao trên vùng da mỏng, ví dụ như mặt, bộ phận sinh dục, vùng kẽ, nếp gấp... để tránh nguy cơ teo da. Thuốc chỉ nên được sử dụng trong thời gian ngắn. Sử dụng lâu dài làm tăng nguy cơ phát triển viêm da tiếp xúc kích ứng hơn.

- Thuốc kháng histamine: Hydroxyzine và cetirizine được khuyên dùng để kiểm soát ngứa.

Lưu ý, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, dùng đúng liều, đúng số ngày quy định, ngay cả khi các triệu chứng thuyên giảm. Sau đó, tránh tiếp xúc với các chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Đeo găng tay và quần áo bảo hộ khi phải tiếp xúc với các chất kích ứng đã biết. Giữ ẩm da, vì da khô, đặc biệt là da tay, dễ bị kích ứng hơn.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng - Bác sĩ Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da phản ứng khi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng hay dị ứng như hóa chất, kim loại, côn trùng... Các triệu chứng đỏ da, ngứa, bỏng rát... thường xuất hiện ở vị trí tiếp xúc với tác nhân. Điều trị viêm da tiếp xúc, cần dùng thuốc chống dị ứng làm giảm ngứa và thuốc bôi giảm viêm. Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu về viêm da tiếp xúc và cách phòng ngừa.

Viêm da tiếp xúc được chia thành 2 loại là là viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.

Viêm da dị ứng tiếp xúc là gì năm 2024

Viêm da tiếp xúc là viêm da cấp tính do chất gây kích ứng hoặc dị ứng ứng gây ra

Viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra khi da bị tổn thương trong quá trình tiếp xúc với các yếu tố ngoài môi trường như thời tiết lạnh, tiếp xúc trực tiếp với hoá chất như axit hay kiềm, các chất tẩy rửa khác.

Trẻ em khi sử dụng nhiều tã lót có thể bị đỏ ứng vùng mông, bẹn là do viêm da kích ứng.

Triệu chứng viêm da tiếp xúc kích ứng:

Da bị tổn thương ở ngay vị trí tiếp xúc. Xuất hiện những mảng màu đỏ, có giới hạn vùng rõ. Có trường hợp xuất hiện mụn nước hay bọng nước trên bề mặt, sưng nề và có thể ngứa.

Một số trường hợp kích ứng nhẹ do tiếp xúc với nước và xà phòng, da có thể bị khô, ngứa, nứt nẻ tiến triển trong nhiều tuần. Sau đó vết nứt tróc vảy.

Nếu bị kích ứng mạnh do tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất có tính kiềm, axit mạnh có thể nổi bóng nước trên da, phù nề và đau.

Viêm da dị ứng tiếp xúc là gì năm 2024

Triêu chứng viêm da dị ứng gây ra da xuất hiện những mảng màu đỏ, có giới hạn vùng rõ

Do bề mặt da tiếp xúc với các hoá chất hay các tác nhân vật lý làm phá huỷ bề mặt. Những chất tẩy gây phá hủy da. Khi các chất gây kích ứng mài đi lớp chất giữ ẩm trên bề mặt da, các hoá chất xâm nhập dễ dàng và vào sâu trong da hơn gây thương tổn cho da.

Mức độ tổn thương da do tiếp xúc kích ứng phụ thuộc vào:

  • Liều lượng chất tiếp xúc với da gây kích ứng;
  • Thời gian và tần suất tiếp xúc nhiều hay ít;
  • Tính chất da dày hay mỏng
  • Các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm.

Hầu như tất cả các tác nhân từ môi trường bên ngoài đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng bị viêm da tiếp xúc dị ứng như các sản phẩm chứa hóa chất, cồn, nước hoa, cao su kém chất lượng, chất tẩy, thuốc nhuộm tóc, chất khử mùi...

  • Triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng gây ra

Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra sau khoảng vài giờ da tiếp xúc với chất gây dị ứng, chia thành 3 mức độ: Cấp tính, bán cấp, mạn tính

Viêm da tiếp xúc dị ứng cấp tính

Xuất hiện những mảng đỏ, ngứa, có ranh giới rõ, phù nề, sẩn tại vị trí tiếp xúc và dần lan ra vùng da khác.

Trường hợp phản ứng mạnh, sẽ có mụn nước thành từng mảng. Khi bọng nước vỡ, để lại vết trợt tiết dịch và đóng vảy tiết. Cơ năng có ngứa.

Người bệnh có cảm giác rát.

Viêm da tiếp xúc dị ứng bán cấp

Xuất hiện mảng da bị rát, màu đỏ nhẹ, kích thước nhỏ, vảy da khô bị bóc ra, mảng da có đốm màu đỏ nhỏ.

Viêm da tiếp xúc dị ứng mạn tính

Nếp da sâu thành những đường kẻ , bong vảy da. Cùng với đó là các sẩn nhỏ, hình tròn, hoặc những vết trầy xước, dát đỏ.

  • Nhận biết viêm da tiếp xúc bằng cách nào?

Các bệnh về da có biểu hiện khá giống nhau, vì vậy tốt nhất bạn nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ khám. Nếu cần thiết, các bác sĩ có thể chỉ định bạn làm xét nghiệm chuyên sâu bằng cách xét nghiệm cấy da, xét nghiệm máu... để biết chính xác nguyên nhân dị ứng, kích ứng da. Bạn cần chú ý để biết mình đã tiếp xúc với chất gì gây kích ứng hay dị ứng da và dừng ngay việc tiếp xúc đó.

  • Phòng ngừa viêm da tiếp xúc dị ứng

Để giảm nguy cơ bị viêm da tiếp xúc, nên tránh trực tiếp để bề mặt da tiếp xúc các chất gây kích ứng và các dị nguyên đã biết

Dưỡng ẩm da đầy đủ để giúp da khoẻ mạnh, tránh bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài

Sử dụng găng tay khi phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất

Sử dụng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Viêm da tiếp xúc dị ứng nên bôi gì?

- Viêm da tiếp xúc vùng mặt, vùng da có nhiều nếp gấp: Đây là các vùng da mỏng, nhạy cảm nên thường chỉ dùng các loại corticosteroid tại chỗ có hoạt tính nhẹ đến trung bình như: Betamethasone valerate 0.1% dạng lotion; triamcinolone acetonide 0.025% dạng kem, lotion; hydrocortisone nồng độ từ 1-2.5% bôi 1-2 lần/ngày ...

Viêm da tiếp xúc dị ứng bao lâu thì khỏi?

Quá trình điều trị kéo dài bao lâu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thông thường, thời gian chữa viêm da dị ứng do tiếp xúc sẽ kéo dài khoảng 2 - 4 tuần.

Dị ứng do tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh phổ biến về da, là tình trạng da bị dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, bệnh còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ của da.

Viêm da tiếp xúc dị ứng nên kiêng những gì?

Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau: Viêm da tiếp xúc dị ứng nên kiêng ăn các thực phẩm dễ gia tăng tình trạng dị ứng như: hải sản, sữa bò, thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo, thực phẩm chế biến đóng hộp, thực phẩm muối lên men.