Viêm mào tinh hoàn là gì

Mào tinh hoàn đóng vai trò rất quan trọng trong cơ quan sinh dục của nam giới, thế nhưng bộ phận này rất dễ bị viêm nhiễm. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. 

Mào tinh hoàn là một bộ phận có kích thước nhỏ, dạng ống hình chữ C, vị trí nằm dọc ở bờ sau tinh hoàn.

Cấu tạo của mào tinh hoàn gồm 3 phần:

Phần đầu: phình to ở trên và được gắn với tinh hoàn bằng các ống xuất. Có đến 10-12 ống xuất tập hợp tạo thành, các ống có tổng chiều dài có thể lên tới 5-6m và được nối với ống dẫn tinh.

Phần thân và phần đuôi nhỏ lại so với phần đầu. Phần đuôi nối với các ống dẫn tinh.

Mào tinh hoàn là nơi chứa tinh trùng, vừa là nơi cho tinh trùng trưởng thành. Sau khi tinh trùng trưởng thành sẽ đi đến ống dẫn tinh để được xuất ra ngoài.

Viêm mào tinh hoàn là gì

Đây là tình trạng mào tinh hoàn bị sưng viêm ở ống cuộn kết nối tinh hoàn với ống dẫn tinh, có thể do nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn.

Viêm mào tinh hoàn là bệnh rất phổ biến ở nam giới ở độ tuổi 19–35 và hoàn toàn có thể chữa trị được.

Có thể phân chia bệnh viêm mào tinh hoàn thành;

– Viêm mào tinh hoàn cấp tính: các triệu chứng của bệnh dưới 6 tuần, đầu tiên ảnh hưởng lên đuôi mào tinh, rồi lan đến toàn bộ mào tinh. Nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể bị viêm tinh hoàn, viêm dây kinh…ảnh hưởng đến chức năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn và tắc đường dẫn tinh dẫn đến vô sinh.

– Viêm mào tinh hoàn mãn tính: dẫn đến các biến chứng áp xe bìu, vô sinh ở nam giới.

 Nhiễm trùng: Các tình trạng nhiễm trùng không lây truyền qua đường tình dục cũng có thể gây viêm mào tinh hoàn. Từ một vùng nhiễm trùng, các vi khuẩn có thể tập trung rồi lan sang mào tinh hoàn nếu bạn bị nhiễm trùng ngược dòng từ đường niệu hay nhiễm trùng tuyến tiền liệt.

Nhiễm khuẩn qua đường tình dục: Tình trạng quan hệ tình dục không dùng bao cao su, quan hệ bừa bãi dẫn đến mắc các bệnh như bệnh lậu và chlamydia.

Dùng thuốc điều trị bệnh lý tim mạch amiodarone: một loại thuốc tim gây viêm mào tinh hoàn.

 Nước tiểu trong mào tinh hoàn: tình trạng nước tiểu chảy ngược vào trong mào tinh hoàn do nâng vật nặng hoặc căng thẳng.

Có nhiều loại tác nhân khác nhau có thể gây viêm mào tinh hoàn bao gồm:

  Vi khuẩn thường: Escherichia coli

 Các chủng khác: trực khuẩn lao, ký sinh trùng giun chỉ, sán lá, lậu cầu, Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae

  Siêu vi, nấm: hiếm gặp

Viêm mào tinh hoàn là gì

Triệu chứng viêm mào tinh hoàn phụ thuộc vào nguyên nhân. Có thể bao gồm các triệu chứng sau:

 Sưng, đỏ hoặc ấm bìu

Tinh hoàn thường đau ở một bên, những cơn đau có thể sẽ nặng hơn khi đi tiểu

Đi tiểu đau hoặc thường xuyên đi tiểu

Đau khi giao hợp hay xuất tinh

Ớn lạnh và sốt 39 – 40oC

Sưng hạch bạch huyết ở bẹn (hạch bẹn)

Đau hoặc khó chịu ở bụng dưới hoặc vùng xương chậu

Chảy dịch, mủ ra từ dương vật

 Có máu trong tinh dịch

 Có khối u trên tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là gì

Bác sĩ bắt đầu thăm khám lâm sàng với việc kiểm tra tinh hoàn hoặc vùng bẹn, những thay đổi bất thường như dịch chảy từ dương vật, lấy mẫu dịch để kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục.

Một số xét nghiệm khác để chẩn đoán viêm mào tinh hoàn gồm:

– Xét nghiệm công thức máu

– Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng

– Xét nghiệm dịch tiết niệu đạo, nhuộm Gram để phát hiện tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục, kháng sinh đồ để giúp chọn lựa kháng sinh thích hợp

– Siêu âm Doppler để loại trừ xoắn tinh hoàn hoặc khối u tinh hoàn

– Chụp tinh hoàn

Các biện pháp điều trị bệnh Viêm mào tinh hoàn 

Viêm mào tinh hoàn cấp tính hay mãn tính có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc để tiêu diệt các vi khuẩn hoặc để kiểm soát các nguyên nhân cơ bản. Một số loại thuốc phổ biến là:

– Kháng sinh

– Thuốc giảm đau

– Thuốc chống viêm.

Khi bị viêm mào tinh hoàn cần nằm nghỉ ngơi, tránh vận động, dùng thuốc giảm đau. Đa phần các bệnh nhân viêm mào tinh hoàn có thể khỏi bệnh sau ba tháng. 

Xem thêm:

Tinh trùng có màu trắng trong, tinh trùng trong suốt là bệnh gì?

Chất nhờn của nam giới có tinh trùng không?

Tinh trùng sản xuất trong bao lâu? Cách giúp tinh trùng khỏe mạnh

Tìm hiểu về bệnh viêm mào tinh hoàn trên Hello Bacsi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị bệnh hiệu quả.

Tìm hiểu chung

Viêm mào tinh hoàn là tình trang sưng viêm ở ống cuộn kết nối tinh hoàn với ống dẫn tinh, cung cấp không gian và môi trường cho tinh trùng trưởng thành. Ống cuộn này gọi là mào tinh hoàn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm mào tinh hoàn là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm mào tinh hoàn có thể bao gồm:

  • Bìu bị sưng, đỏ hoặc ấm;
  • Đau tinh hoàn;
  • Có máu trong tinh dịch;
  • Đi tiểu đau;
  • Có dòng mủ chảy từ dương vật;
  • Đau khi giao hợp hay xuất tinh;
  • Một khối u trên tinh hoàn;
  • Bị đau vùng háng;
  • Đau hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu;
  • Sốt.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra viêm mào tinh hoàn là gì?

Viêm mào tinh hoàn thường gây ra do nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn thường bắt đầu từ niệu đạo, tuyến tiền liệt hoặc bàng quang. Nhiễm trùng có thể là biến chứng của phẫu thuật đưa ống thông vào bàng quang, hoặc lây lan từ bệnh nhiễm trùng ở cơ quan khác.

Đôi khi ở nam giới trẻ tuổi, nguyên nhân nhiễm khuẩn có thể là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hiếm khi nhiễm trùng gây ra do virus hoặc một số loại nấm. Đôi khi nhiễm trùng không do những nguyên nhân trên. Trong trường hợp này, các bác sĩ tin rằng mào tinh hoàn bị viêm bởi dòng chảy ngược của nước tiểu vào trong do căng thẳng (như khi nhấc một vật rất nặng).

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải viêm mào tinh hoàn?

Bệnh viêm mào tinh hoàn phổ biến ở nam giới trong độ tuổi vị thành niên từ 15- 35 tuổi. Người trung niên và người già rất hiếm khi mắc bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm mào tinh hoàn?

Một số hành vi tình dục có thể khiến nguy cơ viêm mào tinh hoàn qua đường tình dục của bạn tăng cao, trong đó có:

  • Quan hệ tình dục với đối tác mắc bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI);
  • Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su;
  • Từng mắc bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục.

Các yếu tố nguy cơ đối với viêm mào tinh hoàn di truyền phi giới tính bao gồm:

  • Tiền sử bệnh về tuyến tiền liệt hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Tiền sử có sự can thiệp y tế ảnh hưởng đến đường tiết niệu, như chèn một ống thông đường tiểu vào dương vật;
  • Chưa cắt hay không cắt bao quy đầu hoặc đường tiết niệu có cấu trúc bất thường;
  • Phì đại tuyến tiền liệt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang và viêm mào tinh hoàn.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm mào tinh hoàn?

Viêm mào tinh hoàn được chẩn đoán bằng khám lâm sàng, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng như các khối u đỏ và mềm ở bên bìu bị ảnh hưởng. Cảm giác đau âm ỉ thường được tập trung ở một khu vực nhỏ của tinh hoàn, nơi mào tinh hoàn dính vào. Sưng cũng có thể xuất hiện xung quanh khối u.

Các hạch bạch huyết ở vùng háng cũng có thể to lên. Khám trực tràng có thể cho thấy tuyến tiền liệt bị phì hoặc hoặc hạch mềm.

Một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện:

  • Xét nghiệm công thức máu;
  • Siêu âm Doppler;
  • Chụp tinh hoàn;
  • Xét nghiệm và thử nước tiểu;
  • Xét nghiệm bệnh chlamydia và bệnh lậu.

Viêm mào tinh hoàn có triệu chứng khá giống với xoắn tinh hoàn. Do đó cần phải phân biệt rõ hai bệnh này vì xoắn tinh hoàn là một tình trạng nguy hiểm trong đó tinh hoàn không nhận đủ lượng máu cần thiết và cần phải phẫu thuật gấp. Xét nghiệm nước tiểu và siêu âm nhằm đánh giá lưu lượng máu đến tinh hoàn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm mào tinh hoàn?

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm mào tinh hoàn. Nếu nguyên nhân của nhiễm trùng vi khuẩn là STI, đối tác tình dục của bạn cũng cần phải điều trị. Hãy chắc chắn rằng bạn thực hiện toàn bộ quá trình điều trị theo thuốc kháng sinh mà bác sĩ đã kê đơn, ngay cả khi bạn hồi phục sớm hơn dự kiến để đảm bảo rằng sự lây nhiễm đã biến mất.

Cần một vài tuần để cảm giác đau biến mất. Nghỉ ngơi, hỗ trợ bìu bằng việc chườm nước đá và dùng thuốc giảm đau có thể giúp giảm bớt khó chịu.

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị theo dõi để kiểm tra xem các nhiễm trùng đã hoàn toàn biến mất. Nếu tình trạng không chuyển biến nhiều như mong đợi, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh khác. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, viêm mào tinh hoàn sẽ điều trị hết trong ba tháng.

Nếu bạn có nhọt mủ hình thành, bạn cần phải phẫu thuật tất cả hoặc một phần của mào tinh hoàn. Phẫu thuật cũng có thể được xem xét nếu viêm mào tinh hoàn có những biến chứng bất thường về vật lý.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Viêm mào tinh hoàn thường gây những cơn đau đáng kể. Để giảm bớt sự khó chịu của bạn nên:

  • Nghỉ ngơi trên giường;
  • Nằm xuống để bìu của bạn cao hơn;
  • Chườm đá bìu để giảm đau;
  • Mang dụng cụ bổ trợ (quần lót cố định bìu);
  • Tránh nâng vật nặng;
  • Tránh quan hệ tình dục cho đến khi hết tình trạng nhiễm trùng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản in. Trang 515

Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. (2009). The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Trang 1472

Epididymitis. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/epididymitis/basics/lifestyle-home-remedies/con-20032876. Ngày truy cập 1/10/2015

Epididymitis. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001279.htm. Ngày truy cập 1/10/2015