Viết phương trình chúng minh bón vôi làm cho đất hết chua

Trong trồng trọt thì người ta không chỉ chú trọng phân bón mà cả vôi và cách bón vôi như thế nào cũng rất được quan tâm.

Vậy tại sao phải bón vôi? bón vôi như thế nào là đúng cách? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

Bón vôi đúng cách

Bón đúng loại vôi: Có 3 loại vôi chính dùng để bón cải tạo đất: bột đá vôi (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2), tùy theo tình trạng suy thoái cụ thể của từng loại đất và tác dụng của từng loại vôi mà sử dụng cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

1. Bón đúng lượng cho từng loại đất:

Lượng vôi cần sử dụng cho từng loại đất cần căn cứ vào 3 yếu tố sau đây: tùy thuộc vào độ chua của đất (độ pH). Đất bị chua nhiều cần bón nhiều vôi, đất ít chua bón ít vôi hơn. Đất sét bón nhiều vôi nhưng nhiều năm mới bón lại trong khi với đất cát thì không nên bón một lần với lượng quá nhiều vì nó có thể làm ức chế sự hấp thụ một số dưỡng chất khác. Tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ trong đất: đất nhiều hữu cơ bón nhiều vôi, nhiều năm bón lại; ngược lại nếu đất ít hữu cơ nên bón lượng ít hơn nhưng nên bón vôi thường xuyên hơn.

- Với đất sét, nhiều chất hữu cơ: nếu độ pH từ 3,5-4,5 cần bón 2 tấn vôi/ha; pH từ 4,6-5,5 bón 1 tấn vôi/ha; pH từ 5,6-6,5 bón 0,5 tấn vôi/ha, pH > 6,5 không cần bón vôi.

- Với đát cát, ít chất hữu cơ: nếu độ pH từ 3,5 đến 4,5 bón < 1 tấn vôi/ha; pH từ 4,6-5,5, bón < 0,5 tấn vôi/ha; pH từ 5,6-6,5, bón < 250 kg vôi/ha; pH >6,5 không cần bón vôi.

Sau vài năm nếu bà con muốn bón vôi lặp lại thì cũng nên kiểm tra lại độ pH trước khi quyết định lượng vôi cần bón cho thích hợp.

2. Bón đúng thời điểm:

- Với vườn cây kiến thiết cơ bản (chưa cho thu hoạch) có thể bón bất cứ vào thời điểm nào trong năm, tuy nhiên tốt nhất là vào đầu mùa mưa.

- Với các vườn đang cho trái, chỉ nên bón sau khi đã thu hoạch xong kết hợp với các biện pháp chăm sóc khác như cắt cành, tạo hình, bón phân, bồi đắp bổ sung mặt liếp, phòng trừ sâu bệnh… nhằm làm giảm độ chua của đất sau 1 năm cây trồng khai thác đất.

- Bón vôi vào đầu mùa mưa để xử lý nước mưa đầu mùa mang nhiều axít mầm bệnh cho đất, riêng đối với nơi sử dụng nước giếng khoan tưới cây trồng thì đa số nước giếng có độ PH thấp khoảng từ 5-5,5 rất cần bón thêm vôi vào các mặt chậu cây khi thấy xuất hiện lớp váng màu vàng nhạt hay vàng xanh rêu (lớp phèn đọng trên mặt chậu), chỉ cần rải một lớp mỏng vôi bột xung quanh gốc cây  (vôi bột không làm cháy lá cây).

3. Bón vôi đúng cách:

Bón rải đều lượng vôi đã được xác định cho từng loại đất trên mặt liếp rồi dùng cuốc xới sâu 5-10cm để trộn đều vôi với đất rồi tưới nước từ từ, tưới nhiều lần cho vôi hòa tan trong đất mới có tác dụng tốt.

Tại sao phải bón vôi?

1. Vôi nông nghiệp có tác dụng cải tạo đất thông qua khả năng hạ phèn, khử chua cho đất

Ở những khu đất đã khai thác trồng trọt nhiều năm làm đất bị suy thoái cũng cần bón lót vôi và phân hữu cơ để cải tạo và tăng độ mùn cho đất, qua đó sẽ tăng hiệu quả sử dụng đất rõ rệt.

2. Vôi có tác dụng khử trùng và phòng trừ nấm bệnh cho cây trồng

Vôi không chỉ khử chua đất mà còn có thể khử trùng tiêu diệt mầm bệnh cho cây trồng nhất là đối với cây ăn trái.

Thường người ta bón vôi khử trùng kết hợp với cắt tỉa cành nhánh dọn dẹp cỏ dại xung quanh gốc cây.

Đối với đất trồng rau chuyên canh cũng cần rải vôi trên khắp bề mặt khi thời tiết chuyển mùa để xử lý mầm bệnh cho rau trồng. Trường hợp khi cày ải đất trồng lại vụ rau mới thì người ta bón vôi với liều lượng 150 – 200ký/1000m2 rồi cày sâu xới đất phơi nắng trong thời gian 5-7 ngày nhằm khử chua và diệt mầm bệnh tồn dư nằm dưới lớp đất sâu.

Bón vôi không tốn nhiều chi phí vì giá thành vôi nông nghiệp khá rẻ, chỉ cần nhân công thực hiện thường xuyên với việc bón phân là cây trồng của chúng ta luôn luôn xanh tốt.

3. Vôi cung cấp canxi cho đất và làm tăng khả năng phát triển cho bộ rễ cây trồng

Việc sử dụng vôi sẽ cung cấp Canxi ( Ca) giúp cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi nắng nóng, phèn, mặn làm tăng độ PH cho đất.

Vì thế cần bón lót vôi nông nghiệp trước khi trồng cây hay bón định kỳ hàng năm để bổ sung Ca cho đất.

Qua đó giúp bộ rễ cây phát triển và hấp thu các loại phân bón khác tốt hơn đồng thời tiết kiệm được phân bón.

Khi bón vôi vào đất mặn Ca2+ sẽ giải phóng Na+ tác nhân gây mặn ra khỏi mặt đất giúp đất bớt mặn.

Đối với đất mặn chua, trong keo đất bão hòa Na+ gây mặn và H+ gây chua thì bón vôi có thể cải tạo tốt. Khi bón vôi cho đất mặn chua, được gọi là đất chua mặn thì ion gây mặn (Na+) trong keo đất được đẩy ra dung dịch tác động với OH- của vôi tạo nên kiềm mới (NaOH) khử chua của đất, vừa mất tính mặn trong phức hệ hấp thụ của đất. Ion H+ gây chua của đất cũng được trung hòa bằng ion OH- của vôi tạo thành nước, giảm độ chua đất.

Đối với đất trồng rau: Rau quả là loại cây ngắn ngày vì thế một năm có thể trồng nhiều vụ điều đó cũng tương đương với việc đất được sử dụng liên tục, Chính vì thế để đất duy trì đất được màu mỡ và không bị thoái hóa thì cần cải tạo đất thường xuyên. Một trong những phương pháp cải tạo hiệu quả mà ít tốn kém chính là bón voi. Vôi vừa cung cấp canxi  cho cây vừa có khả năng cải tạo đất chống mặn, chống chua.

Tuy rằng vôi tốt như vậy nhưng bón vôi chỉ cung cấp một số trong vô số chất mà cây trồng cần. Vì lý do đó trong quá trình trồng rau, cây ăn quả,… anh/chị cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón thêm phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng. Phân hữu cơ vi sinh vừa an toàn vừa đảm bảo nồng độ chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Chúc bà con thành công!

Tưới nước vôi

Bón vôi là biện pháp thường được áp dụng để làm giảm độ chua của đất vườn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhà vườn phải chọn đúng loại vôi và xử lý đúng cách.

Vườn cây ăn trái mới lập hoặc vườn đã trồng cây ăn trái nhiều năm đều có thể xảy ra tình trạng đất bị chua (độ pH thấp). Khi pH đất thấp dưới 5 thì rễ cây rất khó lấy được các nguyên tố dinh dưỡng hiện diện trong đất, độ pH thích hợp để cây hấp thu dưỡng chất là 6 – 7.

Đối với vườn mới lập từ đất ruộng, đặc biệt là ở vùng đất trũng, nông dân thường lấy lớp đất mặt (tầng canh tác) để làm mô, lớp đất còn lại thường có độ pH thấp. Nếu lớp ngoài mô không được xử lý, rễ cây ăn trái khi ăn ra khỏi mô gặp phải lớp đất chua này rễ sẽ kém phát triển, hoặc hư hại nên không thể hấp thu đinh dưỡng trong đất. Trong khi đó, đất vườn cũ cũng thường bị chua do đất bị suy thoái (vôi, chất hữu cơ trong đất vừa được cây sử dụng vừa bị rửa trôi nhưng nhà vườn chỉ bón phân đạm, lân, kali). Nếu để tình trạng suy thoái kéo dài, đất trở nên bạc màu, sức sản xuất kém.

Trong cả hai trường hợp đất vườn mới lập hoặc đất vườn cũ bị chua, bộ rễ kém phát triển, cây không lấy được dưỡng chất (dù phân được bón đầy đủ) khiến cây sinh trưởng kém, năng suất và chất lượng trái giảm nghiêm trọng.Bón vôi là biện pháp thường được áp dụng để làm giảm độ chua của đất vườn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhà vườn phải chọn đúng loại vôi và xử lý đúng cách.

Bước 1: Kiểm tra độ pH của đất

Trước khi bón vôi cho vườn cần kiểm tra độ pH của đất. Sử dụng giấy quỳ để kiểm tra độ pH là phương pháp rẻ tiền, dễ làm; cách làm như sau:

  • Lấy mẫu đất ở mặt đất, ở độ sâu 20 và 40cm để kiểm tra.
  • Nếu mẫu đất đủ ẩm thì lấy một đoạn giấy quỳ dài khoảng một lóng tay, dán vào mẫu đất, chờ khoảng 1 – 2 phút, gỡ miếng lấy quỳ ra khỏi mẫu đất, quan sát phần giấy quỳ đã tiếp xúc với đất. Nếu giấy quỳ giữ nguyên màu vàng thì đất ít hoặc không bị chua (pH 6 – 7); nếu giấy quỳ chuyển sang màu cam, hồng, hồng đậm hoặc đỏ thì đất bị phèn nặng (pH 3 – 4).
  • Trường hợp mẫu đất khô (mẫu giấy quỳ không dính được vào đất khi dán) thì nhúng mẫu đất vào nước cho ướt đều, lấy mẫu ra khỏi nước và để trong 5 – 7 phút cho đất chỉ còn đủ ẩm. Dùng giấy quỳ để kiểm tra độ pH như phần trên.

Bước 2: Chọn đúng loại vôi

Loại vôi tốt nhất được sử dụng để làm giảm độ chua của đất vườn là vôi nung (CaO), thường được gọi là “vôi đá” – loại vôi sinh nhiệt khi gặp nước.

Bước 3: Xử lý đất

Xới đất bằng máy chuyên dụng

Cách xử lý vôi để làm giảm độ chua của đất vườn hiệu quả nhất là tưới nước vôi trong mùa khô. Tưới nước vôi vào cục đất khô sẽ đem lại hiệu quả hơn là rải vôi vì nước vôi được đất hấp thu ở mức tối đa. Cách làm như sau:

  • Xới đất vườn bằng cuốc, leng hoặc máy xới chuyên dùng để phá váng đối với vườn cũ hoặc tạo ra các cục đất có kích thước phù hợp (1 – 4cm). Phơi trong vài ngày cho đất khô.
  • Ngâm vôi đá ngay trong mương vườn với lượng vôi và mực nước phù hợp; sử dụng máy bơm để tưới nước vôi vào đất cần xử lý (đất đã được phơi khô ráo). Xác vôi lẫn trong bùn được bồi cho vườn sau đó.
  • Một ngày sau xử lý, tưới xả bằng nước; 5 ngày sau xử lý tiếp tục kiểm tra lại độ pH. Nếu đất vẫn còn chua thì tiếp tục tưới nước vôi như đã trình bày ở phần trên. Khi pH đất đạt mức 6 – 7 thì ngưng tưới nước vôi.
  • Đất sau khi xử lý vôi sẽ giảm độ chua, phục hồi cấu trúc đất làm đất thông thoáng, thấm nước tốt. Bên cạnh đó, khi pH tăng giúp ức chế sự phát triển các vi sinh vật có hại, vôi còn phát huy hiệu lực của chất hữu cơ, phân vô cơ. Như vậy, xử lý vôi cho vườn cây ăn trái là giải pháp “nhất cử, lưỡng tiện”.
  • Khi xử lý chua triệt để như vừa nêu thì vài năm sau mới cần phải tưới vôi trở lại để hạ phèn kết hợp với phá váng cho đất vườn cây ăn trái.

Nguồn: Nongnghiep

Video liên quan

Chủ đề