Visa 9g philippines là gì

Visa 9g philippines là gì

Sau khi phỏng vấn đậu ở các công ty bên Philippines, nhân sự sẽ tiến hành book vé máy bay cho các bạn qua Phil, các bạn chỉ cần có hộ chiếu trong tay và vé máy bay là có thể hợp pháp bay qua Philippines theo diện VISA du lịch. Một số bạn vì tiếng Anh có chút hạn chế hoặc không có book khách sạn và lộ trình sang Phil cụ thể nên công ty sẽ phải tiến hành bảo quan, để bạn có thể qua hải quan thuận lợi.

Tùy trường hợp công ty sẽ tiến hành làm thủ tục Working Visa (visa đi làm) cho bạn hay gia hạn Visa Du Lịch đến hết thời gian thử việc (pass probation) rồi sau đó mới làm Working Visa.

Văn phòng BI

BI viết tắt của BUREAU OF IMMIGRATION, là văn phòng xử lý thủ tục xuất nhập cảnh cho người nước ngoài

Văn phòng này có chi nhánh khắp mọi nơi ở Philippines, tùy các bạn ở đâu download địa chỉ văn phòng BI ở gần nhà mình nhất để đi cho tiện.

Văn phòng DOLE

Dole viết tắt là Department of Labor and Employment, là bộ lao động, lo các giấy tờ cho nhân viên. Đây sẽ là bộ phận chịu trách nhiệm về AEP (một loại card dùng để apply làm working visa), nhưng thường công ty sẽ làm cho bạn luôn, nên bạn sẽ không cần quan tâm đến DOLE lắm.

Các loại visa tại Philippines:

1. Tourist Visa – Visa du lịch

Đây là visa du lịch, quốc tịch Việt Nam được ở Philippines được 30 ngày (trước đây là 21 ngày)

Gia hạn tourist visa:

Chi phí: 

  • Gia hạn lần đầu sau 30 ngày miễn phí đầu tiên: (hay còn gọi là visa waiver)
  • Sau 59 ngày ở miễn phí, muốn gia hạn tiếp theo phải làm ACR I-Card
    • Thêm 1 tháng: 4,400P
    • Thêm 2 tháng: 5,700P
  • Sau 2 tháng đó thì bạn vẫn có thể gia hạn tiếp:
    • 1 tháng: 2,430P
    • 2 tháng: 2,9300P
  • Sau 6 tháng, nếu muốn tiếp nữa thì tính từ tháng thứ 7:
    • 1 tháng: 3,830P
    • 2 tháng: 4,340P

Còn nếu bạn chắc chắn rằng mình sẽ ở lại 6 tháng và không muốn cứ mỗi 2 tháng phải làm giấy tờ thì có loại Long Stay Visitor Visa Extension(LSVVE) giá trọn gói là 11,500P

Lưu ý:

  • Cần làm thủ tục gia hạn 1 tuần trước khi visa du lịch hết hạn, nếu không sẽ bị đóng phạt 500P
  • Khi gia hạn visa lần thứ 2 là bắt buộc làm thẻ ACR I-Card (giá là USD$50), do muốn lấy liền nên đóng thêm phí làm nhanh là 500P. Nhưng nếu lần sau ra gia hạn thì không cần làm thẻ này nữa (thẻ có giá trị 2 năm)
  • Lưu lại hóa đơn để sau này làm ECC dễ dàng
  • Người ta hay gọi Philippines là Fee-lippines vì quốc gia này cho gia hạn visa quá dễ dàng, chỉ cần đóng tiền mà thôi. Tuy nhiên nếu bạn nào ở lâu hơn 6 tháng, `mình nghĩ bạn nên bỏ tiền bay ra khỏi Phi vài ngày rồi quay lại, làm lại từ đầu, sẽ đỡ vướng mắc các giấy tờ sau (vì sẽ bị hỏi các câu hỏi như mục đích ở lại Philippines quá lâu

2. Working Visa – Visa đi làm tại Philippines

SWP: Special Work Permit 

Đây là visa làm việc tạm thời từ 3 đến 6 tháng tại Philippines.

SWP chứng minh người lao động làm việc hợp pháp NHƯNG không có hợp đồng chính thức (tức là không có visa đi làm 9G – kéo xuống đọc tiếp về visa 9G)

Ví dụ như các ca sỹ, họa sỹ, nhà truyền giáo, đầu bếp, huấn luyện viên, người thuyết giảng; chỉ đến ở Philippines trong thời gian ngắn và đi, không có ý định gắn bó lâu dài.

Khi cầm visa này có nghĩa là ra khỏi Philippines mà quay lại thì vẫn phải mua vé khứ hồi nha các bạn, status visa của bạn lúc này vẫn là tourist visa.

PWP: Provisional Work Permit

Dành cho những người lao động có hợp đồng chính thức và đang chờ đợi hoàn thành visa 9G. Công ty sẽ cấp cho họ cái này, để chứng minh làm việc hợp pháp.

PWP có thời hạn 3 tháng và có thể gia hạn thêm.

Visa 9G – Working Visa phổ biến nhất của người Việt Nam tại Philippines

Working visa chính thức tại Philippines (ngày xưa thì có Ceza, giờ chỉ còn 1 loại này thôi). Visa này cũng do công ty hoặc dịch vụ làm, vì cần dấu mộc của luật sư.

Khi làm xong giấy tờ rồi mà chờ xem mình có nhận được visa không, có thể kiểm tra visa trên mạng. Đây là visa làm lâu nhất, mất ít nhất là 2 tháng mới hoàn thành (Update tháng 06/2019: hiện giờ chỉ cần 4-5 tuần thôi).

Các bạn phải trải qua các bước là kiểm tra sức khỏe tại nơi công ty chỉ định, lên văn phòng Bureau of Quarantine để nộp hồ sơ sức khỏe, rồi sau đó công ty kêu tên lên BI chụp hình, lăn dấu tay, sau đó là chờ tiếp vài tuần nữa mới nhận được 9G.

Các loại Card cần lưu ý

1. ACR I-Card Certification

Được xem là cái card chứng minh dành cho người nước ngoài ở Phi. Thường thì apply visa là có luôn cái này, hoặc là khi mình gia hạn tourist visa lần đầu tiên là người ta bắt làm.

Có rất nhiều loại ACR I-card tùy theo loại visa mình có và cũng tùy màu nữa

  • Permanent Resident (công dân cư trú dài hạn): Vàng nhạt
  • Native-Born (Sinh tại Philippines): Bạc
  • Special Non-Immigrant (tạm trú đặc biệt): Tím sẫm
  • Worker (nhân viên đi làm): Xanh
  • Probationary Resident (công dân tạm thời): Tím nhạt
  • Voluntary Registrant (Tình nguyện viên): Đỏ
  • Tourist (Du lịch): Trắng
  • Student (Sinh viên): Xanh biển
  • Treaty Trader (làm việc trong lãnh sự quán): Xám
Visa 9g philippines là gì

Mỗi loại thẻ sẽ được ghi chú rõ ràng bên dưới. Trong hình là Probationary Resident và Tourist

2. AEP: Alient Employment Permit

Phát hành bởi DOLE, dùng để apply làm Working Visa. Khi công ty apply visa cho mình sẽ làm luôn cái này và phải có thẻ này mới dùng visa ra khỏi Philippines được. Tham khảo thêm về AEP

Lưu ý:

  • Thời hạn sử dụng trong 1 năm.
  • Phí làm thẻ mới là 8000P, gia hạn mỗi năm đóng 3000P, và không vượt quá 5 năm. Sau đó thì làm lại thẻ mới.
  • Sau khi apply 24 tiếng là biết có thành công hay thất bại. Nếu ok thì sau 5 ngày sẽ nhận được thẻ.
  • Luôn đem thẻ này đến sân bay mới bay được.
Visa 9g philippines là gì

Các loại giấy tờ cần lưu ý

1. Emigration Clearance Certificate (ECC): để ra khỏi Philippines

Đối tượng: 

  • Tourist visa nhưng đã gia hạn hơn 6 tháng
  • Vừa downgrade visa xuống thành tourist visa
  • Sở hữu SWP

Giấy tờ cần thiết:

  • Đơn (lại BI được phát và hướng dẫn các giấy tờ còn lại, nhưng chuẩn bị trước ở nhà để khỏi mắc công thiếu và chạy đi photo)
  • Bản copy passport: tờ có hình, tờ visa và tờ ghi ngày đến Phi gần nhất
  • Bản gốc và bản photo của ACR I-Card
  • Photo của hóa đơn đóng tiền gia hạn visa
  • Photo của Cancellation Order nếu ai downgrade visa
  • 5 tấm hình 2×2

Lưu ý:

  • Phí là 1,210P
  • Giá trị của ECC là 1 tháng sau ngày apply
  • Cần apply ít nhất 72 giờ trước giờ bay khỏi Philippines
  • Khi apply sẽ được chụp hình lần nữa và lăn dấu tay
  • Hiện nay văn phòng BI ở Makati không còn nhận làm ECC nữa, nên nếu làm thì phải đi Manila hoặc SM Aura nhé (01/2019)

2. Cancellation Order: nhận từ công ty cũ khi nghỉ việc để downgrade visa

Khi nghỉ việc, công ty trả mình passport. Trên visa cũ sẽ có đóng dấu mọc CANCEL, và bạn phải yêu cầu cho bằng được tờ “Cancellation Order” tức là yêu cầu hủy visa. Nếu không có tờ này sẽ không downgrade được và rất phiền phức về sau. Và lưu ý nữa là khi lấy tờ này phải lấy tờ gốc, có dấu mộc in chìm vào giấy mới đúng, chứ in màu cũng không đúng đâu nha.

3. Downgrade Visa: hạ visa xuống khi nghỉ việc từ Working visa xuống còn Tourist visa

Mục đích:

Sau khi thành tourist visa rồi thì mới apply vào một công ty khác, để công ty này làm Working Visa cho mình (chứng minh mình không liên quan gì đến công ty cũ nữa). Sau khi downgrade xong thì BI sẽ đóng vào passport mình một dấu mộc có chữ “CANCEL” nha. Đọc thêm ở đây.

Giấy tờ cần thiết: 

  • Cancellation Order
  • Passport
  • Photo của ACR I-Card

Chi phí:

  • Chưa hết hạn: giá thường P2520, giá làm nhanh P3520
  • Hết hạn trong 59 ngày: giá thường P3520, giá làm nhanh P4520
  • Hết hạn quá 59 ngày: giá thường P4030, giá làm nhanh P5030

4. BI Clearance: giấy chứng tỏ không nằm trong blacklist

Làm bất cứ giấy tờ nào cũng cần có tờ này hết, chứng tỏ mình trong sạch. Thường là làm kèm theo với các giấy tờ khác hoặc nếu làm riêng thì chỉ cần đem passport lại vào văn phòng BI điền form là được. Phí là 1,010P. Đọc thêm ở đây.

Mỗi trường hợp khác nhau sẽ có từng cách giải quyết khác nhau, nhưng làm gì làm thì cũng phải theo quy trình. Ngoài ra nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về visa sinh viên hoặc kết hôn thì cứ tiếp tục vào website của BI mà tham khảo.

MỜI CÁC BẠN CẬP NHẬT TIN TỨC PHILIPPINES TẠI TRANG FACEBOOK VIETPHIL24: https://www.facebook.com/vietphil24h/