Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 135

Cho đề tập làm văn sau : “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền” Em hãy viết . Tiết 3 – Tuần 18 trang 135 Vở bài tập (SBT) Tiếng Việt 4 tập 1 – Tiết 3 – Tuần 18 – Ôn tập cuối học kì 1 – Tiếng Việt 4

Cho đề tập làm văn sau : “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền” Em hãy viết :

a) Phần mở bài theo kiểu gián tiếp :

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng :

TRẢ LỜI:

a) Phần mở bài theo kiểu gián tiếp :

Quảng cáo

Từ xưa đến nay, nước ta đã nổi tiếng là xứ sở với nhiều nhân tài kiệt xuất, trong đó có một vị Trạng nguyên nhỏ tuổi nức tiếng nước Nam. Nguyễn Hiền không những nổi tiếng vì đậu Trạng nguyên năm 13 tuổi mà Nguyễn Hiền còn nổi tiếng là người có chí lớn, vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Thái Tông.

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng :

Câu chuyện về Trạng nguyên nhỏ tuổi làm em vô cùng cảm phục tài năng và ý chí của Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước Nam. Nguyễn Hiền chính là tấm gương sáng minh chứng cho câu nói  “Có công mài sắt, có ngày nên kim. “

Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ : đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài,...

Lập dàn ý chi tiết về việc mẹ em đang nấu cơm.

1. Mở bài: Giới thiệu về mẹ, về những bữa cơm do mẹ nấu và cảnh mẹ đang nấu cơm.

2. Thân bài: Nhận xét chung: cơm của mẹ nấu luôn rất ngon miệng, hợp với khẩu vị của từng thành viên trong gia đình, mẹ hiểu được ý thích của mỗi người.

- Chi tiết

+ Thời gian nấu : buổi trưa.

+ Địa điểm : nhà bếp - sạch và mát, gọn gàng.

+ Tư thế của mẹ: mẹ đeo tạp dề, phía trước có một cái túi nhỏ, nhanh nhẹn.

+ Mẹ lấy đồ ăn còn tươi sống trong giỏ ra

+ Mẹ rửa và thái thịt rồi ướp gia vị

+ Mẹ đặt nồi cơm

+ Mẹ làm cá rồi chiên

+ Trong lúc đợi cá chín mẹ nhặt rau, rửa rau

+ Xào rau

+ Nêm nếm

- Bữa ăn đã được mẹ chuẩn bị xong, thơm lừng - trình bày đẹp mắt

- Đó là những món ăn yêu thích của các thành viên trong gia đình

3. Kết luận:

Gia đình em quây quần bên bàn ăn, không khí đầm ấm, hạnh phúc.

Giaibaitap.me


Page 2

1.Tìm chữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài thơ sau. Biết rằng :

(1) Chữ r, d hoặc gi.

(2) Chữ o hoặc ô (thêm dấu thanh thích hợp).

Tháng giêng của bé

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh (1)...ấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết tr(2)… tìm

Cây đào trước cửa lim (1)...im mắt cười

Quất g(2)… từng hạt nắng (1)…ơi

Làm thành quả - những một trời vàng mơ

Tháng (1)…êng đến tự bao giờ ?

Đất trời viết tiếp bài thơ ng(2)…t ngào.

2. a) Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng  r, d, hoặc  gi :

Làm việc cho cả ba thời

Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi :

- Bác làm việc quần quật như thế để làm gì ?

Bác nông dân đáp :

- Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.

Ve nghĩ mãi không ............. lại hỏi :

- Thế nào là làm việc cho cả ba thời ?

Bác nông dân ôn tồn giảng........... :

- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ………. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là............ dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.

b) Điền vào chỗ trống vần chứa o hoặc ô. Giải câu đố :

-               Hoa gì đơm lửa rực h……………

           Lớn lên hạt ng........... đầy tr............ bị vàng ?

                                        Là hoa………………….

- Hoa nở trên mặt nước

Lại mang hạt tr.............. mình

Hương bay qua hồ r..............

Lá đội đầu mướt xanh.

               Là cây…………

TRẢ LỜI:

1.Tìm chữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài thơ sau. Biết rằng :

(1) Chữ r, d hoặc gi.

(2) Chữ o hoặc ô (thêm dấu thanh thích hợp).

Tháng giêng của bé

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

Quất gom từng hạt nắng rơi

Làm thành quả - những một trời vàng mơ

Tháng giêng đến tự bao giờ ?

Đất trời viết tiếp bài thơ ngt ngào.

2. a) Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng  r, d, hoặc  gi :

Làm việc cho cả ba thời

Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi :

- Bác làm việc quần quật như thế để làm gì ?

Bác nông dân đáp :

- Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.

Ve nghĩ mãi không ra lại hỏi :

- Thế nào là làm việc cho cả ba thời ?

Bác nông dân ôn tồn giảng giải:

- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ già .Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.

b) Điền vào chỗ trống vần chứa o hoặc ô. Giải câu đố :

-          Hoa gì đơm lửa rực hồng

   Lớn lên hạt ngọc đầy trong bị vàng ?

                                        Là hoa lựu

- Hoa nở trên mặt nước

Lại mang hạt trong mình

Hương bay qua hồ rộng

Lá đội đầu mướt xanh.

               Là cây hoa sen

Giaibaitap.me


Page 3

I. Nhận xét

Đọc đoạn văn sau (các câu văn đã được đánh số thứ tự) và thực hiện yêu cầu ở dưới.

(1)Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. (2)Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật. (3)Con chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa. (4)Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.

1. Gạch một gạch ( - ) dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch ( = ) dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu văn trên.

2. Xếp các câu trên vào nhóm thích hợp :

a) Câu đơn (câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành).

Câu số.............................

b) Câu ghép (câu do nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ bình đẳng với nhau tạo thành)

Câu số........................

3. Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép nói trên thành một câu đơn được không ? Đánh dấu X vào □ trước ý em chọn :

□ Không được, vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau, tách ra sẽ thành chuỗi câu rời rạc.

□ Được, vì mỗi vế câu (cụm chủ ngữ - vị ngữ) có cấu tạo như một câu đơn, diễn tả một ý hoàn chỉnh, có thể đứng độc lập.

II - Luyện tập

1. a) Đọc các câu văn đã được đánh số thứ tự. Ghi dấu X vào □ trước những câu là câu ghép :

□ (l)Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.

□ (2)Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.

□ (3)Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

□ (4)Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.

□ (5)Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.

□ (6)Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.

□ (7)Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

b) Đánh dấu gạch xiên ( / ) để xác định các vế câu trong từng câu ghép vừa tìm được.

2. Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bài tập trên thành một câu đơn được không ? Vì sao?                  

…........................................

3. Thêm một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép :

a) Mùa xuân đã về............................

b) Mặt trời mọc,.................................

c) Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn…………

d) Vì trời mưa to……………………………………

TRẢ LỜI:

I. Nhận xét

Đọc đoạn văn sau (các câu văn đã được đánh số thứ tự) và thực hiện yêu cầu ở dưới.

(1)Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. (2)Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật. (3)Con chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa. (4)Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.

1. Gạch một gạch ( - ) dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch ( = ) dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu văn trên.

2. Xếp các câu trên vào nhóm thích hợp :

a) Câu đơn (câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành)

Câu số 1

b)Câu ghép (câu do nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ bình đẳng với nhau tạo thành)

Câu số 2, 3, 4

3. Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép nói trên thành một câu đơn được không ? Đánh dấu X vào □ trước ý em chọn :

X Không được, vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau, tách ra sẽ thành chuỗi câu rời rạc.

□ Được, vì mỗi vế câu (cụm chủ ngữ - vị ngữ) có cấu tạo như một câu đơn, diễn tả một ý hoàn chỉnh, có thể đứng độc lập.

II - Luyện tập

1. a) Đọc các câu văn đã được đánh số thứ tự. Ghi dấu X vào □ trước những câu là câu ghép :

□ (1)Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.

X  (2)Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.

X  (3)Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

X  ( (4)Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.

X  (5)Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.

X (6)Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.

□  (7)Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

b) Đánh dấu gạch xiên ( / ) để xác định các vế câu trong từng câu ghép vừa tìm được.

X (2)Trời / xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.

X (3)Trời / rải mây tráng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

X (4)Trời / âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.

X (5)Trời / ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.

X (6)Biển / nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.

2. Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bài tập trên thành một câu đơn được không ? Vì sao ?

Không thể tách mỗi vế câu ghép ở các câu trên thành câu đơn, vì mỗi ý trong câu có sự liên kết với nhau rất chặt chẽ, ý này nối tiếp ý kia.

3. Thêm một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép :

a) Mùa xuân đã về, hoa trong vườn đua nhau khoe sắc.

b) Mặt trời mọc, không khí ấm dần lên.

c) Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì tham lam, xảo quyệt.

d) Vì trời mưa to nên đường trơn trượt.

Giaibaitap.me