Vở bài tập TIẾNG VIỆT lớp 5 Tập 2 TUẦN 20 trang 11

Với các bài Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Tuần 20 hay nhất hay nhất, chi tiết, đầy đủ các phần Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu hướng dẫn các em học sinh làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 5 hơn.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 8 - Chính tả

Bài 1: Điền vào chỗ trống : r, d hoặc gi.

Trả lời:

Giữa cơn hoạn nạn

Một chiếc thuyền ra đến giữa dòng sông thì bị rò. Chỉ trong nháy mắt, thuyền đã ngập nước.

Hành khách nhốn nháo, hoảng hốt, ai nấy ra sức tát nước, cứu thuyền duy chỉ có một anh chàng vẫn thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy ra. Một người khách thấy vậy, không giấu nổi tức giận, bảo :

- Thuyền sắp chìm xuống đáy sông rồi, sao anh vẫn thản nhiên vậy ? Anh chàng nọ trả lời:

- Việc gì phải lo nhỉ ? Thuyền này đâu có phải của tôi !

Bài 2: Điền vào chỗ trống : o hoặc ô (thêm dấu thanh thích hợp).

Trả lời:

Cánh rừng mùa đông

Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt. Trong hc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp trong hang. Hi cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiệp.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 9 - Luyện từ và câu

Bài 1: Đánh dấu x vào ☐ trước dòng nêu đúng nghĩa của từ công dân :

Trả lời:

Bài 2: Xếp những từ có tiếng công cho dưới đây thành ba nhóm :

công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm

Trả lời:

Công có nghĩa là "của nhà nước, của chung” công dân, công cộng, công chúng.
Công có nghĩa là “không thiên vị” công bằng, công lí, công minh, công tâm.
Công có nghĩa là “thợ, khéo tay” công nhân, công nghiệp.

Bài 3: Đánh dấu x vào ô trống trước những từ đồng nghĩa với từ công dân :

Trả lời:

Bài 4: Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (Người công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không ? Viết lời giải thích vào chỗ trống :

Trả lời:

Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…

Trong câu trên không thế thay thế từ “công dân” bằng các từ đồng nghĩa với nó. Vì ở trong câu này, nghĩa của từ “công dân” có các ý “có nguồn quyền lợi và nghĩa vụ” hoàn toàn trái với từ “nô lệ” đó là “người bị tước hết quyền làm người, không có tư liệu sản xuất, không có quyền tự do và là vật chất sở hữu của người khác”. Dùng từ “công dân” là phù hợp nhất.

..............................

..............................

..............................

I. Nhận xét 1.Gạch dưới các câu ghép trong đoạn trích sau :

Luyện từ và câu - Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

I - Nhận xét

1. Gạch dưới các câu ghép trong đoạn trích sau :

(1)Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân l-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào... (2)Một lát sau, l-va-nốp đứng dậy nói : “(3)Đồng chí Lê-nin, giờ đã đến lượt tôi. (4)Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. (5)Đó là quyền của tôi.”

(6)Mọi người đều cho là l-va-nốp nói rất đúng. (7)Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cám ơn l-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.

2. Dùng dấu gạch xiên ( / ) ngăn cách các vế câu trong từng câu ghép vừa tìm được.

3. Cách nối các vế câu trong những câu ghép nói trên có gì khác nhau ? Nhận xét vào bảng sau :

Câu ghép

Cách nối các vế câu

Câu số….

………………………………………

Câu số….

……………………………………

Câu số….

……………………………………

II - Luyện tập

1. Gạch dưới câu ghép trong đoạn văn sau. Dùng gạch xiên ( / ) để ngăn cách các vế câu. Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu :

Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công. Muốn được như vậy, phải trau dồi đạo đức cách mạng.

2. Hãy khôi phục những từ bị lược trong hai câu ghép ở cuối đoạn văn dưới đây :

Thái hậu ngạc nhiên nói:

- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử ?

Tô Hiến Thành tâu :

-……….Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường.

Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước...... thần xin cử Trần Trung Tá.

3. Em tán thành hay không tán thành việc lược bớt từ của tác giả ? Vì sao ? Đánh dấu X vào □ trước ý em chọn.

□ Tán thành. Cần lược bớt từ để câu văn gọn gàng, không nặng nề.

□ Không tán thành. Bởi vì các quan hệ từ này giúp cho việc diễn đạt rõ nghĩa hơn.

4. Điền quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây :

a) Tấm chăm chỉ, hiền lành........... Cám thì lười biếng, độc ác.

b )Ông đã nhiều lần can gián........... vua không nghe.

c) Mình đến nhà bạn............. bạn đến nhà mình ?

TRẢ LỜI:

I - Nhận xét

1. Gạch dưới các câu ghép trong đoạn trích sau :

(1)Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân l-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào... (2)Một lát sau, l-va-nốp đứng dậy nói : “(3)Đồng chí Lê-nin, giờ đã đến lượt tôi. (4)Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. (5)Đó là quyền của tôi.”

(6)Mọi người đều cho là l-va-nốp nói rất đúng. (7)Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cám ơn l-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.

2. Dùng dấu gạch xiên ( / ) ngăn cách các vế câu trong từng câu ghép vừa tìm được.

(1)Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân l-va-nốp đang chờ tới lượt mình / thì cửa phòng lại mở / , một người nữa tiến vào... (2)Một lát sau, l-va-nốp đứng dậy nói : “(3)Đồng chí Lê-nin, giờ đã đến lượt tôi. (4)Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự / , nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. (5)Đó là quyền của tôi.”

(6)Mọi người đều cho là l-va-nốp nói rất đúng. (7)Lê-nin không tiện từ chối / , đồng chí cám ơn l-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.

3. Cách nối các vế câu trong những câu ghép có gì khác nhau ? Nhận xét vào bảng sau :

Câu ghép

Cách nối các vế câu

Câu số 1

Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng quan hệ từ “thì”, vế 2 và vế 3 nối với nhau trực tiếp, giữa hai vế có dấu phẩy.

Câu số 2

Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng cặp quan hệ từ “tuy ... nhưng …”

Câu số 3

Vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp, giữa hai vế có dấu phẩy.

II - Luyện tập

1. Gạch dưới câu ghép trong đoạn văn sau. Dùng gạch xiên ( / ) để ngăn cách các vế câu. Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu :

    Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu / thì  nhất định các cô, các chú thành công. Muốn được như vậy, phải trau dồi đạo đức cách mạng.

2. Hãy khôi phục những từ bị lược trong hai câu ghép ở cuối đoạn văn dưới đây :

Thái hậu ngạc nhiên nói:

- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử ?

Tô Hiến Thành tâu :

- Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường.

Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước thì thần xin cử Trần Trung Tá.

3. Em tán thành hay không tán thành việc lược bớt từ của tác giả ? Vì sao ? Đánh dấu X vào □ trước ý em chọn.

X Tán thành. Cần lược bớt từ để câu văn gọn gàng, không nặng nề.

□  Không tán thành. Bởi vì các quan hệ từ này giúp cho việc diễn đạt rõ nghĩa hơn.

4. Điền quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây :

a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.

b) Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe.

c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình ?

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 5 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Video liên quan

Chủ đề