Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ sau

Đề số 2 – Đề kiểm tra học kì 2 – Ngữ văn 10. PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)

Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ sau

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp, Rắn như thép, vững như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển đông trước mặt!

(Tố Hữu, Ta đi tới)

1. Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào?( 0.5đ) Thể hiện qua từ ngữ nào? (0.5đ)

2. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ?(0.5đ) Nêu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ đó ?(1.5đ)

3. Chỉ ra đặc trưng về tính truyền cảm được thể hiện trong đoạn thơ (1.0đ)

PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 ĐIỂM)

Đề ra: Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Trao duyên” và phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều:

“…Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

(Trích “Trao duyên” – “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ sau

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)

1.

–  Biện pháp : So sánh

–   Từ ngữ biểu hiện: Như

2.

–  Phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật

–   3 đặc trưng: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa

3.

Đoạn thơ truyền cho ta cảm xúc tự hào, niềm tin vào sức mạnh, ý chí, sự quyết tâm của quân và dân ta trên con đường cách mạng.

PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 ĐIỂM)

1/ Yêu cầu về kĩ năng:

–  Bài viết đủ 3 phần (MB-TB-KB)

–  Nắm vững phương pháp làm văn nghị luận văn học

–  Biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật

–  Có luận điểm, luận cứ rõ ràng

Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2/ yêu cầu về kiến thức :

Trên cơ sở nắm vững đoạn trích “Trao duyên” . Diễn biến chủ yếu

tâm trạng của nhân vật, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:

a. Mở bài: Giới thiệu vị trí, vai trò của tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và dẫn dắt đến đoạn thơ cần phân tích trong đoạn trích

“Trao duyên”.

b. Thân bài :

–   Nêu bối cảnh và vị trí đoạn trích. Lồng vào phân tích nội dung và nghệ thuật đoạn thơ, cần nêu các ý chính sau:

–   Thúy Kiều tìm cách thuyết phục Thúy Vân nhận lời kết duyên cùng Kim Trọng qua phân tích:

+ Từ ngữ được lựa chọn rất đắc, phù hợp với hoàn cảnh  của Kiều(  cậy: nhờ nhưng có sự tin tưởng cao; chịu: nhận nhưng mang tính ép buộc; lạy: lạy đức hi sinh của em; thưa: điều sắp nói ra rất hệ trọng).

+ Kiều kể lại mối tình đẹp của mình với Kim Trọng cho Thúy Vân nghe để em hiểu, thông cảm.

+ Kiều động viên, an ủi : Tuổi em  còn trẻ, lâu ngày thì sẽ nảy sinh  tình cảm với Kim Trọng, sẽ hạnh phúc bên Kim Trọng….

–   Kiều trao kỉ vật lại cho em: trao từng cặp kỉ vật nhưng vừa trao mà

như dùng dằng muốn níu giữ lại. Tâm trạng vô cùng đau xót…

–    Nhận xét và phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thúy Kiều.

* Nghệ thuật: miêu tả nội tâm, diễn biến tâm lí, lựa chọn từ ngữ

c. Kết bài: Khái quát lại nội dung , nghệ thuật đoạn thơ và nêu suy

nghĩ bản thân.

Phong cách là những nét riêng, nét nổi bật giúp chúng ta phân biệt được đối tượng này với đối tượng khác, tác giả này với tác giả khác và giữa các văn bản với nhau. Trong văn học phong cách ngôn ngữ là một yếu tố được chú trọng trong từng tác phẩm.

Phong cách ngôn ngữ là gì? Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan phong cách ngôn ngữ.

Phong cách ngôn ngữ là cách diễn đạt (nói và viết) trong từng hoàn cảnh và người diễn đạt nhất định, là những đặc điểm về cách thức diễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt trong một văn bản nhất định.

Sơ đồ phong cách ngôn ngữ

Có thể tham khảo sơ đồ tư duy phong cách ngôn ngữ như sau.

1. Sinh hoạt:  – Trò chuyện

– Nhắn tin

– Nhật ký

– Thư từ

2. Nghệ thuật: – Thơ ca

– Truyện ngắn

– Tiểu thuyết

– Kịch

3. Báo chí: – Bản tin

– Phóng sự

– Phỏng vấn

4. Chính luận: – Tuyên ngôn

– Xã luận

– Lời kêu gọi

5. Khoa học: – Sách giáo khoa

– Phổ cập kiến thức

6. Hành chính: – Bằng cấp, chứng nhận

– Đơn từ, kiến nghị

Các loại phong cách ngôn ngữ

Hiện nay, có 6 phong cách ngôn ngữ là:

– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (cuộc trò chuyện, nhật ký, thư từ, …) được sử dụng trong đời sống sinh hoạt

Ví dụ: Cuộc trò chuyện giữa ông Hai với những người đàn bà tản cư trong truyện Làng; Cuộc trò chuyện giữa mọi người ở quán cafe được ghi lại.

– Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch, …)

Ví dụ: Vợ nhặt, Vợ chồng a phủ.

– Phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin, phóng sự, phỏng vấn, …)

Ví dụ: Bài phỏng vấn đội tuyển bóng đá Việt Nam trước thềm chung kết seagame.

– Phong cách ngôn ngữ chính luận (lời kêu gọi, tuyên ngôn, bài bình luận, …)

Ví dụ: tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; bản chính luận Không có gì quý hơn độc lập tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bình ngô đại cáo.

– Phong cách ngôn ngữ khoa học (luận văn, luận án, sách giáo khoa, …)

Ví dụ: văn bản sách giáo khoa toán, lý, hóa.

– Phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn từ, nghị quyết, văn bản pháp luật, …)

Ví dụ: Đơn tố cáo, Đơn khởi kiện, Luật hành chính.

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Phong cách ngôn ngữ khoa học sẽ bao gồm Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học. Để giúp Khách hàng hiểu rõ chúng tôi sẽ làm sáng tỏ như sau:

Thứ nhất: Văn bản khoa học

Có ba loại văn bản khoa học chính :

– Các văn bản khoa học chuyên sâu : chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học,… Đó là những văn bản mang tính chuyên ngành sâu nhằm mục đích trình bày những phát hiện, khám phá khoa học cho nên đòi hỏi tính chính xác, lô gích, chặt chẽ nghiêm ngặt.

– Các văn bản khoa học giáo khoa : giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài giảng,… Đó là những văn bản cần đáp ứng các yêu cầu về tính khoa học và tính sư phạm, trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, có định lượng theo các đơn vị giảng dạy,…

– Các văn bản khoa học phổ cập : sách phổ biến khoa học kĩ thuật, các bài báo,… nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc. Loại văn bản này được viết dễ hiểu, hấp dẫn, có thể dùng lối miêu tả, thuyết minh, các biện pháp tu từ.

Thứ hai:  Ngôn ngữ khoa học

– Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.

– Ngôn ngữ khoa học tồn tại ở cả hai dạng : dạng viết và dạng nói. Nhưng dù tồn tại ở dạng nào, ngôn ngữ khoa học cũng đều mang những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học.

Thứ ba: Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

+ Tính khái quát, trừu tượng

– Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học sử dụng các thuật ngữ khoa học để biểu thị các khái niệm khoa học khái quát, trừu tượng.

– Tính khái quát, trừu tượng của phong cách ngôn ngữ khoa học còn thể hiện ở kết cấu của văn bản (chia thành các phần, chương, mục, đoạn) ; thể hiện ở hệ thống luận điểm khoa học từ lớn đến nhỏ, từ cấp độ cao đến cấp độ thấp, từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại).

+ Tính lí trí, logic

Tính lí trí, logic của văn bản khoa học không chỉ thể hiện ở nội dung khoạ học mà còn thể hiện ở phương tiện ngôn ngữ.

– Từ ngữ trong các văn bản khoa học chỉ được dùng với một nghĩa ; không dùng từ đa nghĩa hoặc dùng từ theo nghĩa bóng và ít dùng các phép tu từ.

– Câu văn trong văn bản khoa học là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán lô gích, đòi hỏi có tính chính xác cao, chặt chẽ, được xây dựng dựa trên cú pháp chuẩn và thông tin chính xác.

– Tính lí trí, logic cũng thể hiện ở việc cấu tạo đoạn văn, văn bản. Các câu, các đoạn trong văn bản phải được liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Mối liên hệ giữa các câu, các đoạn, các phần phải phục vụ cho lập luận khoa học.

+ Tính khách quan, phi cá thể

Ngôn ngữ trong văn bản khoa học (nhất là văn bản khoa học chuyên sâu, văn bản khoa học giáo khoa) rất hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân. Do vậy, từ ngữ và câu văn trong văn bản khoa học có màu sắc trung hoà, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc.

Cách xác định phong cách ngôn ngữ

Bước 1: Đọc chú thích– nhan đề – nội dung – đặc trưng từ ngữ để xác định văn bản đó thuộc thể loại nào.

Bước 2: Đối chiếu với 6 phong cách ngôn ngữ;

Bước 3: Gọi tên chính xác phong cách ngôn ngữ.

Ví dụ phong cách ngôn ngữ trong các đề thi       

Bài 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

                    Dữ dội và dịu êm

                    Ồn ào và lặng lẽ

                    Sông không hiểu nổi mình

                    Sóng tìm ra tận bể….

                              (Trích: Sóng – Xuân Quỳnh)

Bước 1: Đọc chú thích: bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh – Xác định được thể loại là một trích đoạn thơ.

Bước 2: Đối chiếu với 6 phong cách ngôn ngữ thấy thơ nằm trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Bước 3: Đây là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Bài 2: Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người luôn trong trạng thái phải chịu đựng một áp lực quá tải do cuộc sống mang lại. Ngay khi đang còn là một đứa trẻ, người ta đã bị cuốn theo một nhịp sống gấp gáp của thời đại. Chính vì vậy, đã nảy sinh những căn bệnh mang tính thời đại, như bệnh stress, làm tổn thương đến cuộc sống của biết bao con người.

Trong một hoàn cảnh như vậy, việc xây dựng cho mình một cuộc sống đơn giản – một cuộc sống nhàn nhã theo đúng nghĩa: nhàn tâm, làm việc có khoa học, biết dừng lại ở mức đủ biết mình, biết người, có thái độ ứng xử đúng đắn, văn hóa – là việc làm có ích cho mỗi người. Điều này không những phù hợp với xu thế văn minh của thời đại mà cũng rất phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam chúng ta

(Theo Chương Thâu – Báo Văn Nghệ)

Ở văn bản trên đã sử dụng một lớp ngôn ngữ chuẩn mực, bày tỏ quan điểm về lối sống – bày tỏ rõ ràng quan điểm của người viết, có sự chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, có tính truyền cảm và thuyết phục. Vì những đặc điểm trên có thể kết luận văn bản trên mang phong cách ngôn ngữ chính luận

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến phong cách ngôn ngữ là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.