Xe đạp điện chở tối đa bao nhiêu người?

Theo Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về trường hợp người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác như sau:

- Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.

- Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

- Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.

- Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.

Ngoài ra, căn cứ điểm e khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

"1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:
[...] e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).[...]"

Như vậy, theo quy định trên, người đi xe đạp điện cũng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

Xe đạp điện chở tối đa bao nhiêu người?

Chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm có bị xử phạt hành chính không?

Chở người ngồi sau xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (khoản này được bổ sung bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

"4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
đ) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
e) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ đối với người được chở như sau:

"6. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
b) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.”

Như vậy, trường hợp đi xe đạp điện chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm thì người điều khiển xe bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng. Ngoài ra người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm cũng có thể bị phạt 400.000 đến 600.000 đồng theo quy định nêu trên.

Nếu bị xử phạt sai có được khiếu nại không?

Theo Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính như sau:

- Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

- Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

- Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp bị xử phạt sai thì cá nhân bị xử phạt có quyền được khiếu nại quyết định xử phạt đó theo đúng quy định pháp luật.

Xe đạp điện được chở tối đa bao nhiêu người?

Và điều 31 Luật giao thông đường bộ năm 2008 cũng điều chỉnh cả người điều khiển xe đạp điện. 1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người. “

Xe đạp điện Lihaze chở được bao nhiêu kg?

THÔNG TIN CHUNG.

Xe điện chở được tối đa bao nhiêu kg?

Trọng lượng xe, bao gồm cả bộ phần ắc quy là 101 kg. Cùng với đó, Xmen Neo có tải trọng lên tới 130kg. Việc chở 2 người trở nên thoải mái hơn hẳn.

Xe đạp điện Draca chở được bao nhiêu kg?

ĐẶC ĐIỂM.