Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng MISA

Hướng dẫn cách lập phiếu thu chi tiền mặt trong phân hệ Qũy trên phần mềm kế toán MISA, cách quản lý sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trên Misa




Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng hoặc rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ

Trường hợp xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng hoặc rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ sẽ liên quan tới cả nghiệp vụ kế toán quỹ và kế toán ngân hàng nhưng chỉ cần một bút toán định khoản. Vì vậy để tránh sự trùng lặp khi cả kế toán quỹ và kế toán ngân hàng cùng thực hiện ghi sổ ở phân hệ Quỹ và phân hệ Ngân hàng, NSD nên thống nhất việc định khoản nghiệp vụ kế toán này sẽ được thực hiện duy nhất trên phân hệ Quỹ hay Ngân hàng.


Bán hàng
- Trường hợp bán hàng thu tiền ngay bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng có liên quan đến kế toán bán hàng, kế toán quỹ, kế toán ngân hàng. MISA SME. NET 2012 cho phép lập chứng từ thu tiền ngay trên phân hệ Bán hàng khi lập chừng từ bán hàng. Do đó kế toán quỹ, kế toán ngân hàng không phải lập chứng từ thu tiền (Phiếu thu, Nộp tiền vào tài khoản) trên phân hệ Quỹ, phân hệ Ngân hàng.

- Trường hợp doanh nghiệp lập hóa đơn bán hàng đồng thời lập phiếu xuất kho thì khi lập chứng từ bán hàng (hóa đơn), MISA SME.NET 2012 cho phép lập luôn phiếu xuất kho cho hàng bán trên phân hệ Bán hàng. Do đó, kế toán kho không phải lập phiếu xuất kho trên phân hệ Kho nữa. Nếu doanh nghiệp lập phiếu xuất kho trước và lập hóa đơn bán hàng sau thì việc lập phiếu xuất kho hàng bán sẽ được kế toán kho thực hiện trên phân hệ Kho còn kế toán bán hàng sẽ lập hóa đơn bán hàng trên phân hệ Bán hàng và thực hiện thao tác chọn phiếu xuất kho.

Mua hàng
- Trường hợp mua hàng chưa thanh toán, thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc bằng tiền gửi ngân hàng có liên quan đến kế toán kho, kế toán mua hàng, kế toán quỹ, kế toán ngân hàng. Khi lập chứng từ mua hàng, chương trình cho phép lập phiếu nhập, hóa đơn mua hàng, chứng từ thanh toán ngay trên màn hình nhập liệu Mua hàng của phân hệ Mua hàng. Do đó, kế toán kho không phải lập phiếu nhập cho hàng mua trên phân hệ kho, kế toán quỹ và kế toán ngân hàng không phải lập chứng từ thanh toán (Phiếu chi, Séc, Ủy nhiệm chi…) trên phân hệ Quỹ và phân hệ Ngân hàng nữa.
- Trường hợp mua hàng, hàng về nhập kho nhưng chưa nhận được hóa đơn, chương trình cũng cho phép lập chứng từ mua hàng không kèm hóa đơn ngay trên phân hệ Mua hàng, việc nhận hóa đơn cho hàng mua cũng được thực hiện trên phân hệ Mua hàng (xem hướng dẫn chi tiết trang 78).


Xem thêm:
Cách lập chứng từ gửi tiền ủy nhiệm chi trên Misa

__________________________________________________

Định khoản:

Nợ TK 111 Tiền mặt (1111, 1112)
Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)
Có TK 136 Phải thu nội bộ
Có TK 138 Phải thu khác
Có TK 244 Cầm cố, thế chấp, kỹ quỹ, ký cược (TT200)
Có TK 1386 Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (TT133)
Có TK 228 Đầu tư khác (TT200)
Có TK 228 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (TT133)
Có TK 338 Phải trả, phải nộp khác
Có TK 411 Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Có TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 Thu nhập khác
Có TK …

Hạch toán tự động:

(Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ)

Mô tả nghiệp vụ:

Khi công ty có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, sẽ phát sinh các hoạt động sau:

  • Kế toán thanh toán ngân hàng lập séc rút tiền mặt
  • Sau khi có đủ chữ ký của Giám đốc và kế toán trưởng, kế toán thanh toán ngân hàng sẽ mang séc đi rút tiền mặt tại ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt của công ty.
  • Kế toán thanh toán tiền mặt sẽ lập Phiếu thu.
  • Thủ quỹ sẽ căn cứ vào Phiếu thu để thu tiền, đồng thời ghi sổ quỹ.
  • Kế toán thanh toán tiền mặt căn cứ vào Phiếu thu có chữ ký của thủ quỹ và người nộp tiền để ghi số kể toán tiền mặt.

Các bước thực hiện:

Nghiệp vụ “Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt” thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Quỹ\tab Thu, chi tiền, chọn chức năng Thêm\Thu tiền.
  • Chọn lý do nộp là Rút tiền gửi về nhập quỹ.

Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng MISA

  • Khai báo thông tin chứng từ, sau đó nhấn Cất.
  • Chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu phiếu thu cần in.

Hạch toán thủ công:

(Thu khác bằng tiền mặt)

Mô tả nghiệp vụ:

Khi phát sinh các nghiệp vụ thu khác bằng tiền mặt, thường phát sinh các hoạt động sau:

  • Kế toán thanh toán sẽ lập Phiếu thu.
  • Thủ quỹ sẽ căn cứ vào Phiếu thu để thu tiền, đồng thời ghi sổ quỹ.
  • Kế toán thanh toán căn cứ vào Phiếu thu có chữ ký của thủ quỹ và người nộp tiền để ghi số kể toán tiền mặt.

Các bước thực hiện:

Các nghiệp vụ thu khác bằng tiền mặt được thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Quỹ\tab Thu, chi tiền, chọn chức năng Thêm\Thu tiền.
  • Chọn lý do nộp là Thu khác.

Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng MISA

  • Khai báo thông tin chứng từ, sau đó nhấn Cất.
  • Chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu phiếu thu cần in.

CHI TIỀN MẶT

Định khoản:

Nợ TK 121 Chứng khoán kinh doanh
Nợ TK 244 Ký quỹ, Ký cược dài hạn (TT200)
Nợ TK 1386 Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (TT133)
Nợ TK 331 Phải trả cho người bán
Nợ TK 341 Vay và nợ thuê tài chính
Nợ TK 336 Phải trả nội bộ
Nợ TK 641 Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp (TT200)
Nợ TK 6421, 6422 Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (TT200)
Có TK 111 Tiền mặt (1111, 1112)

Hoạch toán tự động:

(Trả tiền nợ cho nhà cung cấp bằng tiền mặt)

Vd: Ngày 18/01/2017, doanh nghiệp trả tiền nợ cho công ty TNHH Liên Hoa theo các hóa đơn đã mua hàng trước đó, số tiền trả là 80.000.000 đồng.

Mô tả nghiệp vụ:

Khi công ty trả nợ cho nhà cung cấp bằng tiền mặt, thường phát sinh các hoạt động sau:

  • Căn cứ vào yêu cầu của nhân viên đi trả nợ hoặc công ty (nhà cung cấp) đến đòi nợ, kế toán thanh toán sẽ lập Phiếu chi.
  • Chuyển Phiếu chi cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt
  • Thủ quỹ căn cứ vào Phiếu chi đã được duyệt, thực hiện xuất quỹ tiền mặt và ghi sổ quỹ
  • Kế toán thanh toán căn cứ vào Phiếu chi có chữ ký của thủ quỹ và người nhận tiền để ghi số kể toán tiền mặt.

=> Nếu công ty trả tiền trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán, thì sẽ chỉ phải trả cho nhà cung cấp số tiền sau khi đã trừ chiết khấu thanh toán. Khi đó kế toán thanh toán hạch toán bổ sung thêm bút toán chiết khấu thanh toán: Nợ TK 331/Có TK 515.

Các bước thực hiện:

Nghiệp vụ “Trả nợ nhà cung cấp bằng tiền mặt” chỉ thực hiện được khi trên phần mềm đã phát sinh các chứng từ chưa trả tiền cho nhà cung cấp được chọn. Nghiệp vụ này được thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Quỹ\tab Thu, chi tiền, chọn chức năng Thêm\Trả tiền nhà cung cấp.
  • Chọn loại tiền thanh toán.
  • Chọn nhà cung cấp đã trả nợ và nhập Ngày trả tiền.
  • Nhấn Lấy dữ liệu.
  • Tích chọn chứng từ công nợ của nhà cung cấp đã trả tiền => Trường hợp không trả hết nợ, thì nhập số tiền đã trả được vào cột Số trả.

Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng MISA

Lưu ý: Có thể nhập tổng số tiền công nợ phải trả tại mục Số tiền, khi đó hệ thống sẽ tự động tích chọn các chứng từ công nợ (chứng từ nào phát sinh trước sẽ được tích trước), đồng thời cập nhật thông tin số tiền phải trả vào cột Số trả.  

  • Nhấn Trả tiền => Phần mềm tự động sinh ra chứng từ Phiếu chi trả tiền nhà cung cấp.

Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng MISA

  • Kiểm tra chứng từ, sau đó nhấn Cất.
  • Chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu phiếu chi cần in.

Hạch toán thủ công:

(Chi khác bằng tiền mặt)

Ngày 17/01/2017, kế toán ghi nhận việc doanh nghiệp mang tiền đi mua cổ phiếu. Số tiền mang đi đầu tư là 60.000.000 đồng.

Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh các nghiệp vụ chi khác bằng tiền mặt, thường phát sinh các hoạt động sau:

  • Kế toán thanh toán sẽ lập Phiếu chi.
  • Thủ quỹ sẽ căn cứ vào Phiếu chi để thu tiền, đồng thời ghi sổ quỹ.
  • Kế toán thanh toán căn cứ vào Phiếu chi có chữ ký của thủ quỹ và người nhận tiền để ghi số kể toán tiền mặt.

Các bước thực hiện

Nghiệp vụ “Chi khác bằng tiền mặt” được trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Quỹ\tab Thu, chi tiền, chọn chức năng Thêm\Chi tiền.
  • Chọn lý do chi là Khác.

Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng MISA

  • Khai báo thông tin chứng từ, sau đó nhấn Cất.
  • Chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu phiếu chi cần in.

Prev Post

Thủ tục đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

error: Alert: Content is protected !!