Ý nghĩa của áp suất thẩm thấu trong ý học

Đo áp lực thẩm thấu máu là một xét nghiệm hữu dụng để chẩn đoán tình trạng mất cân bằng về nước và điện giải và để quyết định nhu cầu dịch của cơ thể. Khi cơ thể hoạt động bình thường sẽ duy trì độ thẩm thấu máu một cách phù hợp để giữ lượng nước ngoại bào sao cho không quá thiếu cũng không quá thừa. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về khái niệm này thông qua bài viết sau nhé!

Áp lực thẩm thấu máu là gì?

Áp lực thẩm thấu máu là nồng độ các phân tử hòa tan có trong 1000ml máu được đo bằng đơn vị mOsm/L. Do đó, áp lực thẩm thấu máu đo lượng các chất có tính thẩm thấu hòa tan trong máu. Các chất hòa tan chính ảnh hưởng tới áp lực thẩm thấu máu bao gồm natri, glucose, ure và đây cũng là 3 chất được khảo sát chính trong đo áp lực thẩm thấu máu.

Áp lực thẩm thấu của máu được kiểm soát một phần bởi hormone kháng lợi niệu ADH (hay vasopressin) được gọi là cơ chế thể dịch. ADH được vùng dưới đồi sản xuất và được tuyến yên phóng thích vào máu khi các các biến đổi trong áp lực thẩm thấu máu. Ngoài ra áp suất thẩm thấu máu còn được điều hòa qua cơ chế thứ 2 là cơ chế thần kinh thông qua cảm giác khát và thèm ăn muối tại vùng hạ đồi của não.

Đo áp lực thẩm thấu máu giúp chẩn đoán tình trạng rối loạn nước và điện giải

Phương pháp xét nghiệm tối ưu để đo áp lực thẩm thấu máu là đo độ hạ băng điểm (nhiệt độ đông đặc) của huyết thanh so với nước. Tuy nhiên trong thực hành lâm sàng có thể ước tính áp lực thẩm thấu của máu qua công thức:

Áp lực thẩm thấu máu lý thuyết = Nồng độ natri máu (mmol/L) x 2 + Nồng độ ure máu (mmol/L) + Nồng độ glucose máu (mmol/L)

Khoảng giá trị tham chiếu của áp lực thẩm thấu máu là 280-296 mOsm/L. Khi áp lực thẩm thấu máu nằm ngoài khoảng tham chiều chứng tỏ cơ thể có thể đang có các rối loạn về nước và điện giải.

Ngoài sử dụng công thức để tính áp lực thẩm thấu trên lý thuyết người ta còn dùng một số máy móc để đo chính xác thực tế áp lực thẩm thấu. Đôi khi sẽ có sự chênh lệch giữa lý thuyết và thực tế người ta gọi khoảng trống Osmol (Osmol gap). Bình thường khoảng trống Osmol bé hơn 10 nhưng khi khoảng trống Osmol tăng chứng tỏ trong máu chứa các chất có hoạt tính thẩm thấu cao không đo được như manitol, sorbitol, methanol.

Mục đích của đo áp lực thẩm thấu máu

Đo áp lực thẩm thấu máu được chỉ định với nhiều mục đích khác nhau

Bác sĩ thường chỉ định đo áp lực thẩm thấu máu với nhiều mục đích khác nhau, một số tình huống thường gặp như:

  1. Chẩn đoán nguyên nhân hạ Natri máu: khi đứng trước một bệnh nhân hạ natri máu trên lâm sàng ngườ bác sĩ cần đánh giá đúng việc hạ natri máu này là do mất qua nước tiểu hay pha loãng máu để có thể đưa ra các xử trí phù hợp, tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.
  2. Chẩn đoán, đánh giá các bất thường về dịch.
  3. Chẩn đoán các tình trạng bệnh lý có liên quan đến rối loạn áp lực thẩm thấu máu: có nhiều bệnh lý gây nên do tình trạng rối loạn áp lực thẩm thấu máu, phần lớn thường gặp ở các bệnh nhân đã có bệnh nền sẵn như co giật, ngộ độc, đái tháo đường nặng, hội chứng ure huyết cao…
  4. Đánh giá tình trạng cô đặc nước tiểu: bình thường thận bài xuất nước tiểu được cô đặc hơn gấp 3 lần so với huyết tương. Kĩ thuật viên xét nghiệm sẽ tiến hành so sánh độ thẩm thấu huyết tương và nước tiểu để đánh giá tình trạng cô đặc nước tiểu của thận.

Một số nguyên nhân gây rối loạn áp lực thẩm thấu máu

Nguyên nhân gây tăng áp lực thẩm thấu máu

  1. Do tăng nồng độ natri máu: natri máu là một trong những chất thẩm thấu hữu hiệu vì nó có khả năng ảnh hưởng lên sự dịch chuyển của nước trong cơ thể. Tình trạng tăng natri máu thường gặp trong 3 tình huống sau
    • Tăng natri máu với tình trạng dịch giảm: như tiêu chảy, nôn nhiều, đái tháo nhạt, sốt.
    • Tăng natri máu với tình trạng dịch bình thường: gặp ở bệnh nhân khiếm khuyết cảm giác khát, tăng natri máu nguyên phát.
    • Tăng natri máu với tình trạng dịch tăng: do dùng thuốc hoặc do chấn thương.
  2. Người bệnh mắc một số bệnh lý về chuyển hóa: hội chứng ure huyết cao, nhiễm toan ceton do đái tháo đường, hạ kali máu,…
  3. Người bệnh bị sốc do chấn thương, ngộ độc etanol, etylen glycol hoặc metanol.
  4. Bệnh nhân bị đái tháo đường nặng không kiểm soát, cường aldosterol, phù hay bỏng nặng.
Nguyên nhân gây tăng áp lực thẩm thấu máu

Nguyên nhân gây giảm áp lực thẩm thấu máu

  1. Hạ natri máu: người ta cần đánh giá độ thẩm thấu máu sau khi ghi nhận tình trạng hạ natri máu để chẩn đoán nguyên nhân
    • Hạ natri máu với độ thẩm thấu máu bình thường: tăng lipid máu, tăng protid máu.
    • Hạ natri máu với độ thẩm thấu máu tăng: tăng đường máu, truyền dịch ưu trương.
    • Hạ natri máu với độ thẩm thấu máu giảm: tùy thuộc vào thể máu tăng giảm khác nhau mà có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
  2. Uống quá nhiều nước.
  3. Một số hội chứng: Hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH), hội chứng paraneoplastic ảnh hưởng đến một số người bị ung thư.

Một số phòng khám chuyên về huyết học

  • Bệnh viện quốc tế City – Q. Bình Tân
  • Phòng khám đa khoa Saigon Healthcare – ThsBs Võ Tuấn Khoa – Q.10

Kết luận

Áp lực thẩm thấu máu là một thông số thường gặp trong xét nghiệm máu, hỗ trợ các bác sĩ trên lâm sàng về việc đánh giá rối loạn nước và điện giải. Xét nghiệm thường được chi định dựa trên lâm sàng sau khi các bác sĩ đã thăm khám, kết quả xét nghiệm giúp gợi ý các chẩn đoán ban đầu, đôi khi cần thêm các xét nghiệm chuyên sâu để hỗ trợ chẩn đoán.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu khái niệm áp lực thẩm thấu máu tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

  • Blood Osmolality Test – Health Line

Để hiểu được khái niệm áp suất thẩm thấu, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về hiện tượng thẩm thấu là gì. Thẩm thấu là sự chuyển dịch của dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch có nồng độ cao hơn qua màng.

Ví dụ, nếu ta ngăn cách dung dịch đường trong nước có nồng độ cao hơn và dung dịch đường nồng độ thấp hơn bằng một tấm màng thở. Khi đó, các phân tử nước sẽ di chuyển từ dung dịch đường nồng độ thấp sang dung dịch đường nồng độ cao qua tấm màng đó. Quá trình này diễn ra liên tục cho đến khi nồng độ của hai dung dịch cân bằng.

Minh họa quá trình thẩm thấu

Vậy áp suất thẩm thấu là gì? Theo Wikipedia, “Áp suất thẩm thấu được định nghĩa là áp suất tối thiểu cần được áp dụng cho dung dịch để ngăn dòng chảy của dung môi tinh khiết qua màng bán định về phía chứa chất tan.”

Quá trình thẩm thấu xảy ra khi hai dung dịch, chứa nồng độ chất tan khác nhau, được ngăn cách bởi màng thấm chọn lọc. Các phân tử dung môi sẽ đi qua màng từ dung dịch nồng độ thấp đến dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn, cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng.

Công thức tính áp suất thẩm thấu

Trong vật lý, áp suất thẩm thấu được tính theo công thức: 

P = RTC

Trong đó:

    • P là ký hiệu của áp suất thẩm thấu và được tính theo đơn vị atm
    • R là hằng số và R= 0,082
    • T là nhiệt độ tuyệt đối, T = 273 + toC
    • C là nồng độ dung dịch, đơn vị là gam/lít

Áp suất thẩm thấu của máu là gì?

Khi nhắc tới áp suất thẩm thấu, chúng ta không thể bỏ qua áp suất thẩm thấu của máu, có vai trò quyết định sự phân phối nước trong cơ thể.

Áp suất thẩm thấu của máu gồm 2 phần:

  • Phần lớn: Đây là phần do nồng độ muối khoáng đã được hòa tan trong máu tạo nên (chủ yếu là muối NaCl) và được gọi là áp suất thẩm thấu tinh thể (thông thường, giá trị của nó vào khoảng 5675 mmHg).
  • Phần nhỏ: Phần này do các protein của huyết tương tạo thành và được gọi là áp suất thẩm thấu thể keo (giá trị khoảng 25 mmHg). Tuy thể keo có giá trị không lớn, nhưng chúng có tác dụng quan trọng trong việc giữ nước và trao đổi nước giữa các mao mạch và các mô.

Bên cạnh đó, áp suất thẩm thấu trong máu của chúng ta bị ảnh hưởng bởi lượng nước và nồng độ các chất hòa tan trong máu như : Natri, Glucose hoặc nồng độ cồn khi uống bia, rượu,…

Trong cơ thể người, thận có khả năng tái hấp thu hoặc thải bớt nước và các chất không cần thiết trong máu. Đây chính là cơ quan tham gia trực tiếp vào quá trình điều hòa và cân bằng áp suất này.

Thận giúp điều chỉnh và cân bằng áp suất thẩm thấu máu

Cụ thể, khi áp suất thẩm thấu máu tăng do ăn nhiều thức ăn mặn, thận sẽ tăng cường hấp thu nước trả về máu và tạo cảm giác khát nước để bổ sung nước, cân bằng áp lực thẩm thấu. Trường hợp áp suất giảm, thận sẽ hạn chế hoạt động thải nước để đảm bảo áp suất này luôn duy trì ở mức ổn định.

Vì vậy, chúng ta nên hạn chế ăn đồ quá mặn, nhiều muối và có chế độ ăn uống khoa học để cân bằng dưỡng chất trong cơ thể.

Vai trò và ý nghĩa của áp suất thẩm thấu máu

Đối với cơ thể người

Như chúng ta đã biết, cơ thể người trưởng thành chứa hơn 70% nước. Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp duy trì sự sống cho hàng tỉ tế bào trong cơ thể chúng ta. Mà áp suất thẩm thấu của máu lại quyết định sự phân phối nước trong cơ thể. Vì vậy, sự ổn định áp suất này có ý nghĩa sinh lý rất quan trọng đối với cơ thể người và động vật.

Khi ta thay đổi áp suất thẩm thấu, hàm lượng nước trong tế bào cũng bị ảnh hưởng theo. Từ đó dẫn tới tình trạng rối loạn chức năng tế bào.

Áp suất thẩm thấu máu quyết định sự phân phối nước trong cơ thể

Nếu giá trị của áp suất thẩm thấu ở hồng cầu và huyết tương ngang bằng nhau, thì hồng cầu sẽ giữ nguyên được hình dạng và kích thước của nó. Nếu ta cho hồng cầu vào dung dịch muối NaCl có áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của hồng cầu, thì hồng cầu sẽ bị teo lại.

Ngược lại, nếu ta bỏ hồng cầu vào dung dịch có áp suất thẩm thấu nhỏ hơn thì nước sẽ đi vào hồng cầu, khiến hồng cầu dần căng phồng lên, tạo ra hiện tượng dung huyết. Hiện tượng này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hồng cầu, thiếu máu, người bệnh da dẻ xanh xao, vàng vọt, hay mệt mỏi, tụt huyết áp, đau đầu, chóng mặt…

Đối với động – thực vật

– Đối với thực vật, hiện tượng thẩm thấu giúp cây dễ dàng hút nước và khoáng chất trong đất để sinh trưởng và phát triển. Sự thay đổi áp suất thẩm thấu có thể gây hại cho cây, khiến cây không nhận được đủ dưỡng chất để phát triển, thậm chí khiến cây bị chết.

Quá trình thẩm thấu giúp thực vật sinh trưởng và phát triển

– Đối với động vật, áp suất thẩm thấu giúp lưu thông máu và phân phối nước trong cơ thể. Đồng thời ngăn chặn tối đa tình trạng mất nước cho động vật.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về áp suất thẩm thấu là gì và ý nghĩa của nó trong đời sống của con người và các loài trong tự nhiên. Hy vọng các bạn có thêm hiểu biết và ứng dụng được trong cuộc sống, công việc của mình.

Video liên quan

Chủ đề