Ý nghĩa của việc hát quốc ca đối với học sinh

Vì vậy, khi Bộ GDĐT ra quyết định tất cả giáo viên, học sinh đều hát quốc ca bằng lời (có hoặc không có nhạc đệm) đã được đông đảo dư luận và tất cả học sinh, giáo viên hưởng ứng nhiệt liệt.  

Theo cô Nguyễn Thị Thu Cúc, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định TPHCM, hát Quốc ca bằng lời sẽ khơi dậy tình yêu nước, sự biết ơn những lớp người đi trước vì trong từng lời ca, câu từ của bản Quốc ca như một bức tranh sinh động làm sống dậy những trang sử hào hùng của dân tộc. Khi tập trung vào ca từ và được hòa mình vào giai điệu của bản Quốc ca các em HS sẽ cảm nhận hết ý nghĩa thiêng liêng, nghiêm túc của buổi lễ chào cờ hằng tuần và khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong mỗi người, sẽ góp thêm động lực, ý nghĩa cho thế hệ trẻ trong việc khơi gợi sự tiến bộ của bản thân để đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội, nâng cao bản lĩnh chính trị.

Em Đặng Vũ Gia Thịnh, học sinh lớp 6B trường chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM cho biết, sau tiếng hô “Quốc ca”của thầy hiệu trưởng, hơn một ngàn HS cất lời hát dưới lá cờ Tổ quốc. Từng lời ca mạnh mẽ, dồn dập khi được hát bằng chính cảm xúc riêng của mỗi người như len lỏi vào mỗi con tim của HS chúng em. Em thấy mình như đang sống lại những giây phút hào hùng của dân tộc.

“Qua những buổi chào cờ và được hát Quốc ca bằng lời, em thấy mình có thêm nguồn động lực mới để học tập, tu dưỡng tốt hơn để trở thành con ngoan trò giỏi cho gia đình và đất nước”, em Thịnh chia sẻ.

Cảm động hơn khi nói về cảm xúc của mình được hòa mình trong những giây phút trang nghiêm và đầy ý nghĩa của buổi chào cờ hằng tuần, em Lê Công Thành, HS lớp 12 chuyên Sinh, trường Phổ thông Năng khiếu TPHCM (ĐH Quốc gia TPHCM) cho biết, được hát Quốc ca vào mỗi sáng thứ hai hằng tuần, em thấy đất nước trong đôi mắt mở to háo hức của tất cả các bạn HS. 

Từng lời ca như muốn nói với em: Hãy vươn thẳng vai, ngẩng cao đầu bởi đất nước Việt Nam rất đẹp đẽ, thiêng liêng mà em vô cùng tự hào. Mỗi lần hát quốc ca bằng lời em thấy máu chảy rần rần trong người và cảm thấy tự hào vì mình là người con của đất nước Việt Nam. Từng lời ca hào hùng như nhịp trống, nhịp tim nói với em rằng, ngày mai mình sẽ trở thành ai, mình sẽ làm những gì để cùng mọi người xây đắp cho Tổ quốc. 

Hát đúng lời, đúng nhạc

Theo ThS Nguyễn Văn Vân, Hiệu trưởng trường THPT Marie Curie, nếu chào cờ mà chỉ đứng nghiêm và nghe hát Quốc ca qua băng nhạc thì sẽ làm giảm đi tính trang nghiêm và ý nghĩa của buổi lễ. Thậm chí có nhiều HS dù đứng im nhưng không hề để tâm vào từng lời ca của bài hát.

Vì vậy, khi hát Quốc ca bằng lời, trước tiên tất cả các em HS phải thuộc lời, giai điệu của bản Quốc ca, qua đó tạo cho các em thấy ý nghĩa và trách nhiệm của một người công dân trước nghi lễ thiêng liêng của đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay do lễ chào cờ ở các trường học thường tập trung hàng ngàn HS nên hay xảy ra tình trạng hát không đều, không đúng với nhạc hay sai lời, không tập trung. Vì vậy, nếu như có công tác chuẩn bị chu đáo, bài bản cho buổi lễ chào cờ như nhạc nền, người bắt nhịp, cách tổ chức… sẽ tạo ra không khí trang nghiêm của buổi lễ.

Thầy Vân cho biết, ngay từ tuần đầu tiên của năm học mới, Đoàn trường Marie Curie đã phát cho mỗi em học sinh lớp 10 một bài Quốc ca và giao trách nhiệm cho cô chủ nghiệm của các lớp phải tập dượt cho các em thuộc lời, thuộc giai điệu ngay trong tuần đầu tiên của năm học.

Cô Nguyễn Thị Thu Cúc cũng cho rằng, để không khí của buổi chào cờ được nghiêm túc và trang nghiêm thì việc tổ chức cho toàn trường hát đều, chuẩn là rất quan trọng. Nếu vậy, trước đó các trường cần tổ chức tập dượt trước cho HS tại các lớp vào những giờ sinh hoạt ngoại khóa hoặc mỗi trường nên có 1 đội văn nghệ hát trực tiếp làm chuẩn cho các HS khác hát theo.

Bên cạnh đó, cần hướng dẫn cho các em từ bậc mầm non đến THCS về tư thế, cách chào cờ, đứng trang nghiêm, mắt hướng lên Quốc kỳ để tạo sự tập trung cao độ và tính thiêng liêng cho mỗi HS.

Ngoài ra, theo cô Cúc, có thể mở ra các chương trình như thi hát Quốc ca hay, đúng, chuẩn giữa các chi đoàn, chi đội trong toàn ngành giáo dục. Tổ chức các cuộc thi viết cảm nhận của HS về bài Quốc ca, về hoạt động hát Quốc ca tại những buổi chào cờ thứ hai hằng tuần để qua đó tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho các em HS.

ThS Trần Khắc Huy, Trưởng Phòng công tác HS, SV (Sở GDĐT TPHCM), cho biết TPHCM đã triển khai việc hát Quốc ca bằng lời theo nhạc đệm tới tất cả các đơn vị trong ngành từ 2 năm trước đây. Hiện nay, gần như 100% các đơn vị thuộc ngành thực hiện nghiêm túc.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng nhạc đệm Quốc ca mỗi trường không thống nhất (trường thì nhạc quá nhanh, trường lại chậm), trong tháng 6/2014, Sở GDĐT TPHCM sẽ công bố nhạc đệm chuẩn và triển khai sử dụng cho tất cả các đơn vị thuộc Sở GDĐT.

Ngoài ra, theo chị Lê Thị Thoa, phụ huynh của em Bùi Vân Anh, Trường THPT Phú Nhuận TPHCM, nên nhân rộng việc hát Quốc ca bằng lời ra các tổ chức đoàn thể, DN, đơn vị khác trong xã hội. Nhất là với những nơi có nhiều thanh niên và tổ chức Đoàn. Đã có những công ty, DN thực hiện việc chào cờ hằng tuần vào thứ hai như Công ty phát triển và XNK Văn hóa (Bộ VHTTDL), Tập đoàn Mai Linh… được cán bộ, công nhân viên hưởng ứng và thực hiện nghiêm túc.

Nghị luận: Ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca ở trường học

Mở bài:

Hát quốc ca trong buổi lễ chào cờ đầu tuần là một hoạt động bắt buộc diễn ra ở tất cả các cơ quan, trường học, công sở trong cả nước. Việc hát quốc ca ở trường có vai trò nhắc nhở chúng ta về tình yêu nước và nghĩa vụ thiêng đối với đất nước. Đây là một hoạt động hết sức ý nghĩa.

Thân bài:

 * Quốc ca là gì?

– Quốc ca là bài hát được nhà nước quy định dùng để giao tiếp quốc tế hoặc hát vào buổi lễ chào cờ đầu tuần ở tất cả các cơ quan, truwpwngf học, công sở trong cả nước. Quốc ca là một bài hát ca ngợi tinh thần yêu nước, khơi gợi và tán dương truyền thống, lịch sử đấu tranh của một dân tộc. Lời bài hát hùng hồn, nghiêm trang, được thực hiện một cách nghiêm túc đầy trang trọng.

* Tại sao phải nghiêm túc khi hát quốc ca ở trường?

Hầu hết học sinh ở các trường học hiện nay lơ là trong việc hát quốc ca. Nguyên nhân xuất từ nhận thức yếu kém về vai trò, ý nhĩa và tầm quan trọng của việc hát quốc ca.

Hoạt đông chào cờ và hát quốc ca vào ngày đầu tuần ở trường học là một hoạt động nghiêm túc, diễn ra bắt buộc đối với tất cả các trường học trong cả nước. Đây là một hoạt động rộng lớn, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc niềm tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc và tình yêu nước đối với học sinh.

Nghiêm túc khi hát quốc ca trong buổi lễ chào cờ thể hiện thái độ tôn trọng của học sinh đối với hoạt động ý nghĩa này; biết tôn trọng bản thân, thầy cô và trường học.

Hát quốc ca hùng hồn, khí thế bằng cả trái tim thể hiện tình yêu sâu sắc đối với đất nước; thể hiện lòng biết anh đối với lớp lớp cha anh đã hi sinh, cống hiến xương máu để gìn giữ nền độc lập nước nhà.

Hát quốc ca nghiêm túc thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả đối với xã hội và cả dân tộc.

Hát quốc ca sẽ củng cố niềm tin vững mạnh vào bản thân, gây dựng cho ta niềm tin tưởng lớn lao vào tương lai đất nước, tạo cho ta tình yêu cuộc sống và quyết tâm phấn đấu và hành công trên con đường học tập.

Hát quốc ca có sức mạnh gắn kết con người Việt Nam trong một mặt trận yêu nước, cùng hướng đến nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

* Mỗi học sinh phải hát quốc ca như thế nào?

Hiện nay, việc hát quốc ca ở các trường học diễn ra chưa thật sự nghiêm túc. Học sinh chưa có nhận thức đúng đắn về hoạt động ý nhĩa này nên thực hiện một cách gượng ép, khiến cho việc đồng ca rời rạc, không thể hiện được hào khí của bài quốc ca. Để hát quốc ca đúng như quy định, học sinh phải thực hiện các yêu cầu sau:

Tư thế khi hát quốc ca phải nghiêm trang, đứng thẳng, mắt nhìn thẳng vào hướng lá cờ tổ quốc. Phải giữ trật tự trước và sau khi hát quốc ca.

Khi hát phải theo hiệu lệnh để việc đồng ca diễn ra đồng đều. Hát quốc ca phải đúng nhịp, khí thế, hào hùng, hát to và rõ ràng.

Khi hát phải chân thành bằng cả con tim và trí óc, cảm nhận sâu sắc sự thiêng liêng và khơi dậy niềm tự hào, tình yêu và trách nhiệm đối với tổ quốc.

Mỗi lần hát quốc ca là một lần người Việt Nam tự bồi dưỡng tinh thần yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc để nhận thức sâu sắc hơn trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước. Thế nên, hãy hát bằng lời, bằng tình cảm bừng dậy lên tận đáy lòng, từ trong sâu thẳm trái tim nồng nàn yêu nước mới cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp, cái rung cảm thiết tha, âm hưởng hùng tráng của một bản quốc ca mang tầm thời đại, hết sức thiêng liêng, thành kính nhưng cũng rất đỗi quen thuộc, gắn bó, thân thương.

Kết bài:

Phải nhìn nhận hát quốc ca là một hoạt động thiêng liêng. Quốc ca là bài hát xuyên suốt đời người. Mỗi học sinh hãy nâng cao ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca để thể hiện trách nhiệm và tình yêu đối với tổ quốc.

Bài văn mẫu lớp 9: Nghị luận về ý thức hát quốc ca của học sinh hiện nay, Mời các bạn cùng tham khảo bài văn mẫu lớp 9: Nghị luận về ý thức hát quốc ca của học sinh

Sau đây là bài văn mẫu lớp 9: Nghị luận về ý thức hát quốc ca của học sinh hiện nay, đã được chúng tôi sưu tầm và đăng tải tại đây.

Bạn Đang Xem: Bài văn mẫu lớp 9: Nghị luận về ý thức hát quốc ca của học sinh hiện nay

Hiện nay tại một số trường học có hiện trạng học sinh không chịu hát quốc ca tại buổi lễ chào cờ. Dưới đây là một số bài văn mẫu nghị luận về ý thức hát quốc ca của học sinh hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo.

Ý nghĩa của việc hát quốc ca đối với học sinh

Nghị luận về ý thức hát quốc ca của học sinh

Bài văn mẫu số 1

Hát quốc ca vào lễ chào cờ thứ hai hàng tuần là hoạt động bắt buộc tại các trường học. Bài quốc ca hùng tráng vang lên trong buổi lễ chào cờ trang nghiêm nhắc nhở chúng ta về một thời kì đấu tranh anh dũng, đau thương và bất khuất của dân tộc bảo vệ nền độc lập nước nhà. Bài quốc ca khơi gợi trong ta tinh thần yêu nước, ý thức giữ gìn và bảo vệ nền độc lập trong thời đại mới. Thế nhưng, ngày nay, học sinh ngày càng không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Hành động ấy làm mất đi sự nghiêm trang trong buổi lễ chào cờ.

Ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng tồi tệ. Trước hết là vấn đề giữ trật tự trước khi hát quốc ca. Học sinh thiếu nghiêm túc, không chịu thực hiện theo hiệu lệnh của người điều khiển chào cờ, gây mất trật tự. Người điều khiển chào cờ phải mất một thời gian mới ổn định được trật tự trong sân trường.

Khi bắt đầu hát quốc ca, nhiều học sinh không hát, hoặc hát nhỏ, hát nhép lấy lệ cho có. Không những thế, có học sinh cười đùa, trêu chọc nhau ngay khi cả trường đang hát quốc ca. Hành đông ấy khiến cho sân trường lộn xộn, mất trật tự. Buổi lễ chào cờ và việc hát quốc ca trở nên thiếu nghiêm túc.

Xem Thêm : Gợi ý đáp án tự luận Mô đun 3

Nhiều học sinh không hát, hoặc hát quá nhỏ, nên chỉ nghe giọng bè, rề rà, kéo dài, uể oải không đúng với giọng điệu nghiêm trang, hùng tráng của bài quốc ca. Lúc mới bắt đầu còn nghe rõ. Sau nhỏ dần hoặc lạc nhịp hoặc ê a lấy lệ. Cuối cùng chỉ còn những tiếng xì xào rồi dừng hẳn. Người điều khiển buổi lễ chào cờ gần như độc diễn trong tiếng loa vang vang.

Hầu hết học sinh hát sai nhịp, không khớp với nền nhạc. Bài quốc ca trở nên rời rạc, không còn khí thế. Việc hát quốc ca mất đi ý nghĩa tôn nghiêm.

Đâu chỉ có thế, ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Nhiều học sinh không hề thuộc lời bài quốc ca. Thậm chí, có học sinh tự “chế” lời bài hát. Việc hát quốc ca trong mỗi buổi lễ chào cờ bị xem thường.

Đầu tiên là do bởi việc sinh hoạt dưới cờ không diễn ra thường xuyên. Tại nhiều trường học, việc ấy không được tiến hành một cách nghiêm túc. Việc quán triệt tư tưởng, ý thức giữ trật tự và hát quốc ca nghiêm túc, khí thế, đồng đều không được nhắc nhở thường xuyên. Nhà trường không đủ thời gian để hướng dẫn, tập duyệt và kiểm tra việc hát quốc ca của học sinh ở từng lớp học. Thậm chí nhiều trường học còn không quan tâm đến công tác này. Sự lơ là của nhà trường khiến cho học sinh xem thường việc hát quốc ca và ý nghĩa của buổi lễ chào cờ đầu tuần.

Học sinh không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Nhiều học sinh cho rằng hát quốc ca chỉ là hình thức, không có gì quan trọng. Cho nên, học sinh không hát, hoặc hát một cách miễn cưỡng, đối phó. Từ một vài học sinh kéo theo nhiều học sinh không chịu thực hiện hát quốc ca nghiêm túc.

Ở nhiều trường học, hoạt động chào cờ thường kéo dài khiến học sinh chán nản, mệt mỏi. Các hoạt động nhàm chán cứ lặp đi, lặp lại, học sinh không còn hứng thú nữa. Có khi, học sinh phải thực hiện buổi lễ chào cờ dưới sân trường nắng gắt. Điều kiện bất lợi khiến học sinh không thể tập trung giữ trật tự đến hết buổi lễ được.

Nhiều học sinh không hiểu hết ý nghĩa của hoạt động chào cờ và việc hát quốc ca. Từ đó thiếu lòng tôn trọng, không tuân thủ hiệu lệnh, không thực hiện hát quốc ca một cách nghiêm túc.

Xem Thêm : Bài tập tọa độ không gian phân theo dạng

Gia đình và xã hội không thường xuyên nhắc nhở học sinh về ý thức trách nhiệm hát quốc ca. Trong đời sống thường ngày, việc hát quốc ca ít diễn ra trong cộng đồng. Phụ huynh cũng không thường cùng các em tham gia các buổi tưởng niệm nhằm rèn luyện ý thức hát quốc ca và trách nhiệm đối với cộng đồng. Người lớn không gương mẫu, trở thành tấm gương xấu cho học sinh làm theo.

Nhiều học sinh cảm thấy mắc cỡ, xấu hổ khi hát trước tập thể khiến việc hát quốc ca trong buổi lễ chào cờ diễn ra hết sức khó khăn.

Hậu quả đầu tiên là buổi lễ chào cờ ở các trường học diễn ra chậm chạp, nặng nề, mất đi khí thế. Ý nghĩa giáo dục của hoạt động chào cờ và hát quốc ca cũng mất đi.

Bài văn mẫu số 2

Bài hát “Tiến quân ca” của Nhạc sỹ Văn Cao, do đích thân Bác Hồ chọn làm Quốc ca Việt Nam. Bài ca ấy, gần 80 năm qua đã cất lên trên chiến trường, trong những ngày mừng chiến thắng, trong mỗi buổi lễ chào cờ ở làng quê, khu phố lớp học. Khi đọc các tác phẩm chúng ta đã từng xúc động khi thấy các chiến sỹ cộng sản chào cờ và hát quốc ca trong tù. Mỗi lần xem các trận thi đấu thể thao, ta chứng kiến vận động viên trào nước mắt hát quốc ca khiến lòng ta cũng rưng rưng.. . Ngày 29-3 -2014 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 1525/BGDĐT-CTHSSV yêu cầu các cơ sở giáo dục, các nhà trường khuyến khích dạy hát Quốc ca cho trẻ mẫu giáo và tổ chức sinh hoạt tập thể có hát Quốc ca. Đối với các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục khác, trong các lễ chào cờ, tất cả giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên đều hát Quốc ca. Đó là một quyết định đúng đắn.

Chào cờ và hát Quốc ca là nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào và trách nhiệm với Tổ quốc và nhân dân của mỗi công dân và với mỗi học sinh. Cũng bởi vì trường học là nơi đào tạo, giáo dục thế hệ tương lai của đất nước. Vấn đề đào tạo, giáo dục không chỉ là kiến thức, trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải giáo dục nhân cách, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc và trách nhiệm với Tổ quốc, nhân dân. Nói cách khác, đây là là nơi không chỉ giáo dục ra những người làm công ăn lương mà là những chủ nhân của đất nước. Họ phải biết tự hào về tổ quốc và bài hát quốc ca được hát từ chính trái tim họ sẽ hun đúc thêm lòng yêu nước cho chính họ.

Nhưng hiện nay, ở nhiều nơi, trong lễ chào cờ, thay vì hát người ta mở nhạc hay băng ghi âm lời bài Quốc ca và mở to. Và trong các nhà trường, ngày càng có nhiều học sinh không thuộc và không hát Quốc ca. Cùng với lá quốc kỳ còn có quốc hiệu (tên nước) và quốc ca là 3 nội dung mà một công dân yêu nước không thể không nhớ, không thuộc. Bởi đó là niềm tự hào riêng, là những khái niệm mà nhờ đó ta có thể tự hào chính ta là người Việt Nam

Để việc hát Quốc ca không phải là một việc làm bắt buộc, một thứ nghi thức hình thức, thiết nghĩ các cấp chính quyền, các trường học cần tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của lễ chào cờ, hát Quốc ca để mọi người hiểu, thuộc và hát Quốc ca bằng cả trái tim mình. Nhưng điều quan trọng nhất là mỗi người hãy ý thức rằng, mỗi lần hát quốc ca chính là một lần mình tự giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng, xây dựng, bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, cho chính bản thân mình. Bởi một điều giản đơn, ta là người Việt Nam.

Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!