1 bát rượu nếp cẩm bao nhiêu calo?

Gạo nếp là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, thường được chế biến thành nhiều món như bánh chưng, cơm nếp, xôi nếp cẩm, gạo nếp, cốm. Nhưng liệu chúng có phù hợp với người thừa cân?

Các câu hỏi: ăn cơm nếp có béo không, ăn nếp cẩm có béo không, ăn nếp có mập không, ăn rượu nếp có béo không… vẫn luôn khiến những người đang muốn giảm cân phân vân khi chọn lựa thực đơn cho mình.

Câu trả lời dành cho bạn là...

Thực phẩm từ nếp - tốt thì có tốt...

Theo kết quả nghiên cứu của TS. Zhimin Xu thuộc Đại học tiểu bang Louisana, Hoa Kỳ, nếp là kho thực phẩm quý báu, một thìa nếp chứa một lượng đáng kể vitamin E, sắt, chất xơ và chất chống ôxy hóa.

>> Thực Phẩm Giảm Cân An Toàn

Trong Đông y, gạo nếp có vị ngọt, thơm, tính ấm, tác dụng bổ tỳ vị, có thể dùng để khắc phục bệnh nôn mửa, tăng tiết sữa, chống tiêu chảy... Phần cám còn được tận dụng làm thuốc bổ chữa tê phù và chứng nghẹn do nó có chứa chất phytin.

Đọc thêm: 

  • Nên Ăn Cơm Cháy, Cơm Nguội Để Giảm Béo Không?
  • Ăn Cháo Trắng Thay Cơm Có Giúp Giảm Cân?
  • Ăn Kim Chi Bắp Cải Có Giúp Giảm Cân?
  • Giảm Cân Bằng Bí Đỏ, Bí Đao (Bí Xanh) Đúng Cách

1 bát rượu nếp cẩm bao nhiêu calo?
Nếp là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không phù hợp với người thừa cân

...nhưng người béo có nên ăn nhiều?

Mặc dù là thực phẩm tốt cho sức khỏe về cả mặt dinh dưỡng nhưng nếp được xem là “kẻ thù” của những ai đang trong lộ trình giảm cân. 

Lượng calo trong nếp rất cao, 100 gram gạo nếp chứa 357 Kcal. Khi được chế biến thành các món khác như bánh chưng, xôi nếp, cơm nếp, hoặc rượu nếp còn được thêm các gia vị khác, càng làm gia tăng lượng calo nạp vào.

>> Thực đơn giảm cân hiệu quả và an toàn

Đơn cử như bánh chưng – món ăn quen thuộc với chị em trong ngày Tết. Khi gạo nếp kết hợp với đỗ xanh, thịt mỡ, bánh chưng là món đầy đủ các thành phần: đường, đạm, béo, vitamin, chất khoáng. Khi đó, một góc bánh (1/8 chiếc bánh) có giá trị dinh dưỡng tương đương khi ăn 1 bát cơm đầy cùng thức ăn.

Vì thế, người thừa cân nên tránh xa các thực phẩm giàu calo như nếp, ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, nạp đủ năng lượng theo chuẩn 30 Kcal/ kg cân nặng/ ngày và cân bằng giữa 4 nhóm chất (bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất).

Rượu nếp là loại rượu truyền thống của người Việt, được làm từ nguyên liệu rượu nếp lên men sau đó được đem đi chưng cất để lấy rượu. Nguyên liệu của rượu nếp bao gồm gạo nếp và bánh men. Do đó, khiến không ít người lo lắng rượu nếp có béo không. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Nội dung

Tìm hiểu về rượu nếp

1 bát rượu nếp cẩm bao nhiêu calo?

Nguyên liệu để tạo rượu nếp gồm:

– Gạo nếp:

Gạo nếp dùng làm rượu nếp nguyên thủy là loại gạo nếp hạt ngắn, màu trắng đục. Thành phần tinh bột của gạo nếp chủ yếu là Amylopectin rất dễ hồ hóa và kết dính sau khi chín.

Một số vùng miền ở Việt nam có các giống nếp đặc sản như nếp cẩm, nếp cái hoa vàng thì thường được dùng để làm loại thức uống có cồn không qua chưng cất như rượu nếp than, rượu nếp đục hoặc có thể ăn được như cơm rượu, (còn gọi là rượu nếp cái).

Một số loại gạo hạt dài đặc chủng có thể sử dụng như là nguyên liệu thay thế gạo nếp để làm rượu nhờ có thành phần giàu tinh bột dễ lên men hoặc có mùi thơm đặc trưng tương tự như gạo nếp.

– Bánh men:

Bánh men được sản xuất theo phương pháp cổ truyền thông qua cha truyền con nối là bí quyết của mỗi gia đình hay một làng nghề. Về cơ bản bánh men là một hỗn hợp bao gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu.

Các vi sinh vật này có thể là nấm mốc, nấm men và vi khuẩn. Các loại vi sinh vật này được tuyển chọn từ môi trường tự nhiên và lưu giữ bởi các nghệ nhân. Việc đảm bảo tính thuần chủng không bị tạp nhiễm của hệ vi sinh được lựa chọn để làm rượu là một trong những yếu tố quan trọng để làm ra một loại rượu nếp ngon.

1 bát rượu nếp cẩm bao nhiêu calo?

Rượu nếp có tác dụng:

  • Làm đẹp:

Bạn có thể dùng rượu nếp cẩm làm mặt nạ chăm sóc da, vì trong rượu nếp cẩm lên men có chưa nhóm vitamin B và các chất có lợi khác. Vì thế, rượu nếp cẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp, ảnh hưởng tích cực đến da, giúp làm ẩm và phục hồi da.

Rượu nếp cẩm giã nhuyễn làm mặt nạ đắp mỗi tối khi đi ngủ, đảm bảo da bạn sẽ trở nên mịn màng và trắng hơn trước rất nhiều lần.

  • Cải thiện tim mạch, huyết áp:

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu. Tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân. Một nhóm dùng thuốc hạ huyết áp, còn nhóm kia ăn cơm rượu nếp cẩm. Cả 2 nhóm này đều tham gia vào chương trình điều trị bằng cách thay đổi lối sống.

Công trình nghiên cứu cho thấy sau 12 tuần và sau 24 tuần, lượng cholesterol (gồm cholesterol có hại và tổng mức cholesterol) giảm nhiều ở nhóm ăn cơm gạo nếp cẩm.

  • Phòng ngừa bệnh tiểu đường:

Cơm rượu nếp được làm từ nếp cẩm, nếp cái hoa vàng song muốn ngon và bổ phải được làm từ thóc xay, không giã, chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài.

Lớp cám này rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng. Trong đó, vitamin nhóm B và chất xơ là có nhiều hơn hết.

Do đó, chúng ta ăn cả nước lẫn cái của cơm rượu nếp không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn có thể ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường cũng như tim, đột quỵ và cao huyết áp.

  • Tăng cường hệ tiêu hóa tốt hơn:

Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng; kể cả người cao tuổi và trẻ em. Món ăn này không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng; kích thích tiêu hoá.

Rượu nếp cẩm kết hợp với sữa chua cũng là một món ăn tốt cho tiêu hóa và hấp dẫn trẻ. Cơm rượu nếp chứa lượng cồn rất thấp. Vì vậy, khả năng gây say của cơm rượu gần như không có. Vì khi làm cơm rượu, người chế biến chỉ ủ trong 3 ngày, trong khi rượu sẽ ủ 7-10 ngày. Thời gian ủ càng lâu, lượng đường chuyển hóa thành cồn càng lớn.

  • Phòng bệnh thiếu sắt:

Lượng sắt trong gạo nếp rất cao. Do vậy nếu chúng ta ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày sẽ phòng được các bệnh về thiếu sắt.

Vậy rượu nếp có béo không?

1 bát rượu nếp cẩm bao nhiêu calo?

Có khá nhiều lý do để kết luận rằng, những người có thể trạng to béo thì tốt nhất là tránh xa những món từ tinh bột, trong đó có gạo nếp.

Theo đó, cứ 100g gạo nếp lại chứa đến 357 kcal. Tuy nhiên khi được qua chế biến thành rượu nếp thì calo chỉ còn 170 calo.

Trả lời cho thắc mắc “rượu nếp có béo không?” chuyên gia khẳng định là KHÔNG.

Bởi lẽ, rượu nếp có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol dư thừa; hỗ trợ giảm cân tốt hơn vì đã trải qua quá trình lên men.

Hơn nữa trong rượu nếp cẩm còn chứa các thành phần sau protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin E; canxi; phốt pho; kali; magiê; sắt, kẽm… và một số các vi chất khác. Nhất là hàm lượng vitamin C, chất diệp lục và anthocyanin, carotene thường không có trong các loại nếp khác.

Từ những thành phần trên chúng ta có thể thấy rằng rượu nếp cẩm còn có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng chuyển hóa chất đạm và chất béo.

=> Rượu nếp không những không béo mà còn có tác dụng giảm cân.

Cách làm rượu nếp đơn giản tại nhà

1 bát rượu nếp cẩm bao nhiêu calo?

1/ Sơ chế men rượu

Giã nát men rượu, lọc sạch các bã chấu, tạp chất rồi trộn đều với 1 muỗng cafe đường.

2/ Cách làm rượu nếp

Gạo nếp vo sạch, ngâm khoảng 3 tiếng đem nấu chín như xôi nhưng nấu ướt hơn.

Lót một lớp bọc thức ăn trên một cái mâm to; cho gạo nếp đã nấu lên để nguội rồi rải men rượu đã giã lên trên trộn đều, vo viên. Lưu ý không trộn men khi xôi nếp đang nóng vì sẽ làm chết men.

Cho nếp đã trộn vào một cái hộp hoặc hủ thủy tinh;nén chặt xuống; dùng bọc bảo quản thực phẩm bọc kín. Để ở nơi khô ráo khoảng 2 – 3 ngày cho cơm nếp lên men.

Sau khi đã lên men được 2 – 3 ngày. Cho 500 ml nước với 300 g đường vào nấu cùng, để nguội. Sau đó cho vào hộp cơm nếp đã lên men. Tiếp tục ủ thêm 1 ngày nữa. Nếu thích nồng hơn thì ủ thêm.

Sau 1 ngày thì mở hộp lọc lấy phần rượu, phần nếp thì vắt cho hết chất rượu. Cho rượu vào chai, có thể bảo quản trong tủ lạnh.

3/ Thành phẩm

Cảm giác tê đầu lưỡi, vị ngọt và nồng của rượu nếp luôn khó cưỡng. Cho thêm chút đá có thể giúp xua tan cơn khát, tận dụng cơm rượu luôn sẽ rất ngon đấy. Hi vọng qua bài viết này các bạn đã biết cách làm rượu nếp tại nhà rồi nhé.

Trên đây là tất cả thông tin về rượu nếp, chắc hẳn bạn đã nắm rõ được câu trả lời “ rượu nếp có béo không?” rồi đúng không? Mặc dù rượu nếp không gây béo, tuy nhiên cũng không nên lạm dụng chúng quá nhiều.

Rượu nếp cẩm có bao nhiêu calo?

Theo ước tính của các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g gạo nếp cẩm thì sẽ chứa 357 calo. Tuy nhiên, trải qua quá trình nấu nướng, lên men thì hàm lượng này trong cơm rượu nếp cẩm sẽ giảm xuống. Cứ 100g cơm rượu nếp cẩm sẽ chứa khoảng 170 calo.

1 bát rượu nếp bao nhiêu calo?

Có bao nhiêu calo chứa trong 100g cơm rượu nếp cẩm Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia thì ở trong 100g gạo nếp cẩm có chứa khoảng 357 kcal. Tuy nhiên khi để nấu thành cơm rượu thì lượng kalo trong món ăn sẽ bị giảm đi. Và theo tính toán thì trong 100g cơm rượu nếp cẩm có chứa khoảng 170 kcal.

1 bát cơm nếp cẩm bao nhiêu calo?

Một chén 200gr cơm nếp đã nấu chín có chứa 169 calories; 3,5 gr protein; 37 carbohydrate; 1,7 chất xơ; 9,7 cmg selenium và 0,33 gr chất béo, những loại chất này đặc biệt tốt cho máu, nhất là protein. Nếp cẩm chứa rất nhiều anthocyanin - hợp chất chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả.

Một chén cơm rượu có bao nhiêu calo?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong 100g gạo sau khi nấu lên sẽ cung cấp khoảng 375 kcal. Khi lên men, lượng calo trong 100g rượu gạo hay còn được gọi là cơm rượu sẽ giảm xuống và còn khoảng 170 kcal.