10 phương chư phật như thế nào

Mười phương thế giới chư Phật tất cả đều giảng Tịnh Độ. Nếu một vị Phật nào giảng Tịnh Độ, giảng bộ Kinh này, thì tất cả Bồ Tát ở mười phương thế giới đều sẽ đến tham dự pháp hội, trang nghiêm đạo tràng, làm chúng ủng hộ. Chúng tôi thường khuyên đồng tu:” chúng ta ngày nay phải nương vào ai? phải học với người nào? chúng ta phải học với Phật A Di Đà vì bổn sư thích ca mâu ni Phật khuyên bảo như vậy”.thế tôn tán thán A Di Đà Phật! chúng ta học theo vua trong các Phật, đó là Phật A Di Đà! học vua trong các Kinh, đó là Kinh vô lượng thọ. chỉ cần y theo một bộ Kinh này là đủ. Kinh vô lượng thọ rốt cuộc giảng những nội dung gì? danh hiệu của mười sáu vị Bồ Tát chính là cương lĩnh của toàn Kinh, nếu chúng ta thảy đều tường tận danh hiệu của mười sáu vị Bồ Tát, thì có thể thể hội được đại ý của bộ Kinh. việc giới thiệu từng vị mục đích là làm thế nào để học tập với các ngài.

Bổn Kinh này (Vô Lượng Thọ) chúng Tỳ kheo xuất gia chỉ nêu năm vị, Bồ Tát xuất gia nêu ba vị, còn Bồ Tát tại gia nêu ra đến mười sáu vị, ý nghĩa đã quá rõ ràng. Pháp môn, bộ Kinh này chính là độ hành giả tại gia, Pháp Bảo vô thượng một đời viên mãn thành Phật. Chúng tôi thường khuyên đồng tu: “Chúng ta ngày nay phải nương vào ai ? phải học với người nào ? Chúng ta phải học với Phật A Di Đà vì Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta đã khuyên bảo như vậy”. Thế Tôn tán thán A Di Đà Phật! “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”, chúng ta học theo vua trong các Phật, đó là Phật A Di Đà! Học vua trong các Kinh, đó là Kinh Vô Lượng Thọ. Chỉ cần y theo một bộ Kinh này là đủ. Nói như vậy sẽ có nhiều người cho rằng bộ Kinh này quá ít, e không đủ. Thực tế trong bộ Kinh này, mỗi câu mỗi chữ đều là pháp luân viên mãn, không những là tất cả Pháp Thế Tôn đã nói suốt bốn mươi chín năm mà mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai nói Pháp tạng vô tận cũng không vượt ra khỏi Kinh Vô Lượng Thọ này.

Chúng ta phải tường tận, phải thông đạt, sau đó mới có thể hết lòng hết dạ một môn thâm nhập, và thành tựu, gọi là: “Một Kinh thông, tất cả Kinh thông”, cũng giống như việc đào giếng lấy nước, căn cứ một điểm rồi cứ đào thẳng xuống, càng sâu thì nguồn nước càng phong phú, nước trong bốn biển lớn, chúng ta đều có được, tùy thuộc độ sâu chúng ta đào. Viên dung tất cả Pháp, đào cạn thì mùi vị của giếng cạn sẽ không giống mùi vị của giếng sâu. Mỗi miệng giếng đều có thể đào sâu, mùi vị hoàn toàn khác. Phật là đạo đồng, chỉ sợ chúng ta không đủ sâu. Nhất định phải một môn thâm nhập, huân tu lâu dài mới thành tựu chân thật.

Rõ ràng bộ Kinh này độ hành giả tại gia, dù trong hoàn cảnh phức tạp đều có thể một đời viên mãn thành Phật, huống hồ xuất gia lại càng dễ dàng hơn. Đây gọi là phổ độ, không chúng sanh nào không được độ. Điển tích này thực tế vi diệu, thù thắng, cứu cánh viên mãn đến tột cùng. Mười sáu vị Bồ Tát tại gia chỉ có Ngài Hiền Hộ là bản địa, ngoài ra đều là Bồ Tát phương khác đến, mười phương thế giới chư Phật, tất cả đều giảng Tịnh Độ.Nếu một vị Phật nào giảng Tịnh Độ, giảng bộ Kinh này thì tất cả Bồ Tát ở mười phương thế giới đều sẽ đến tham dự pháp hội, trang nghiêm đạo tràng, làm chúng ủng hộ.

Kinh Vô Lượng Thọ rốt cuộc giảng những nội dung gì ?

Danh hiệu của mười sáu vị Bồ Tát chính là cương lĩnh của toàn Kinh. Nếu chúng ta thảy đều tường tận danh hiệu của mười sáu vị Bồ Tát thì có thể thể hội được đại ý của bộ Kinh. Việc giới thiệu từng vị mục đích là làm thế nào để học tập với các Ngài.

TRÍCH : Kinh ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ – PHẦN 33

CHỦ GIẢNG : HT.THƯỢNG TỊNH HẠ KHÔNG

Được gắn thẻ đều giảng Tịnh Độ, đồng tu, giảng Tịnh Độ, mười phương, Mười phương thế giới chư Phật, mười sáu vị Bồ Tát, thế giới chư Phật, thường khuyên đồng tu

Chín phương Trời hiểu theo dân gian Việt Nam gồm có: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc và Trung ương.

Người Trung Quốc cổ đại gọi chín phương trời là “Cửu dã” (九野) hay “Cửu thiên” (九天) bao gồm Trung ương và 8 hướng – tức là “Tứ chính” (四正) - 4 hướng chính: Đông, Tây, Nam, Bắc và “Tứ ngung” (四隅) - 4 góc: Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc.

Theo sách Lã Thị Xuân Thu – cuốn sách đời nhà Tần do Lã Bất Vi chủ xướng biên soạn, trong chương “Hữu thủy lãm”, chín phương trời có tên gọi và vị trí như sau:

1. Ở trung ương gọi là “Quân Thiên” 鈞天 (quân: đều đặn, quân bình);

2. Phương đông là “Thương Thiên” 蒼天 (thương: màu xanh biếc);

3. Phương đông bắc là “Biến Thiên” 變天 (biến: thay đổi);

4. Phương bắc là “Huyền Thiên” 玄天 (huyền: màu đen huyền);

5. Phương tây bắc là “U Thiên” 幽天 (u: tối tăm, kín đáo, sâu xa);

6. Phương tây là “Hạo Thiên” 顥天 (hạo: sáng trắng);

7. Phương tây nam là “Chu Thiên” 朱天 (chu: màu đỏ như son);

8. Phương nam là “Viêm Thiên” 炎天 (viêm: nóng, ngọn lửa);

9. Phương đông nam là “Dương Thiên” 陽天 (dương: trái với âm).

Sang đời Hán, chương “Thiên văn” của sách Hoài Nam Tử giải thích cũng gần giống sách Lã Thị Xuân Thu, chỉ thay khác nhau 2 điểm: Phương đông bắc là “Mân Thiên” 旻天 (mân: bầu trời); phương tây là “Hạo Thiên” 皓天 (hạo: sáng trắng).

Sách Quảng nhã (chương Thích thiên) giải thích cũng hơi khác: Phương đông là “Hạo Thiên” 皡天 (hạo: rộng rãi, lồng lộng; chữ Hán viết khác với Lã Thị Xuân Thu và Hoài Nam Tử), phương tây là “Xích Thiên” 赤天 (xích: màu đỏ). Các phương còn lại thì cũng giống giải thích của hai sách trên.

Sách Thái huyền kinh của Dương Hùng chỉ liệt kê 9 tầng trời (cửu thiên) là: Trung Thiên 中天 (trung: ở giữa); Tiện Thiên 羨天 (tiện: dư thừa); Đồ Thiên 徒天 (đồ: không có); Phạt Canh Thiên 罰更天 (phạt: hình phạt; canh: thay đổi); Tối Thiên 晬天 (tối: trọn một năm); Quách Thiên 郭天 (quách: tường thành bọc phía ngoài); Hàm Thiên 咸天 (hàm: bao gồm tất cả); Trị Thiên 治天 (trị: sửa sang, cai trị); và Thành Thiên 成天 (thành: thành tựu, làm xong).

Thay vì nói 9 phương trời, đạo Lão quan niệm có 9 tầng trời và gọi là: cửu trùng, cửu giai, cửu tiêu, cửu thiên. Chín tầng trời là:

1. Uất Thiền Vô Lượng Thiên 鬱禪無量天;

2. Thượng Thượng Thiền Thiện Vô Lượng Thọ Thiên 上上禪善無量壽天;

3. Phạn Giám Tu Diên Thiên 梵監須延天;

4. Tịch Nhiên Đâu Suất Thiên 寂然兜率天;

5. Ba La Ni Mật Bất Kiêu Lạc Thiên 波羅尼密不驕樂天;

6. Động Huyền Hóa Ứng Thanh Thiên 洞玄化應聲天;

7. Linh Hóa Phạn Phụ Thiên 靈化梵輔天;

8. Cao Hư Thanh Minh Thiên 高虚清明天;

9. Vô Tưởng Vô Kết Vô Ái Thiên 無想無結無愛天.

Tuy nhiên, trong văn học khi nói chín phương trời thường ngụ ý là trọn cả bầu trời, khắp nơi khắp chốn.

10 phương chư phật như thế nào

2. Mười phương Phật

Mười phương Phật hay là “Thập phương chư Phật” 十方諸佛 có thể hiểu theo 2 hướng:

Một là, Mười phương Phật gồm có: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, Trên Trời, Dưới Đất (hay Trung ương). Theo hướng này thì mười phương Phật không phải là mười phương mà hàm nghĩa tất cả mọi nơi. Nói “Thập phương chư Phật” tức là chỗ nào cũng có Phật, Phật có ở khắp nơi không phân biệt sang hèn, xấu tốt, thanh tịnh hay không thanh tịnh…

Hai là, “Thập phương chư Phật” là các vị Phật ở tầng trời thứ 10, gọi là cõi cực lạc niết bàn. Cõi Niết Bàn là chỗ Phật ngự: Phật Tổ ngự nơi hướng Tây, Quan Âm ngự nơi hướng Nam. Mỗi tầng Trời đều có sơn xuyên hà hải, tứ phương bát hướng, liên đài hằng hà sa số Phật./.