5 lĩnh vực ưu tiên gồm những lĩnh vực nào năm 2024

Chuyển đổi số là một mục tiêu mà rất nhiều quốc gia đang hướng tới trong thời kỳ công nghiệp 4.0, đặc biệt là khu vực Châu Á vì nó mang lại nhiều lợi ích trong việc vận hành và cắt giảm chi phí. Tại Việt Nam, Nhà nước cũng đã ban hành quyết định “Chuyển đổi số quốc gia, định hướng đến năm 2023”, với mục tiêu phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Để có thể đạt được những mục tiêu đề ra, một vài lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số. Vậy những lĩnh vực đó là gì? Trong bài viết này, hãy cùng Savvycom tìm hiểu 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số.

1. Y Tế – 1 trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số

5 lĩnh vực ưu tiên gồm những lĩnh vực nào năm 2024

Lĩnh vực đầu tiên trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số là y tế. Chuyển đổi số y tế là kế hoạch nhằm thay đổi các hoạt động trong chăm sóc sức khỏe, bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện.

Từ khi có COVID-19, bộ y tế và Chính phủ đã bắt đầu đưa ra những giải pháp chuyển đổi số để giúp người dân có thể được thăm khám online. Hơn thế nữa, chuyển đổi số trong ngành y tế còn giúp theo dõi hồ sơ bệnh nhân, quản lý các ca bệnh, quản ý vật tư y tế dễ dàng hơn.

Các công nghệ số đóng góp rất lớn trong quá trình này, có thể kể đến như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (Internet of Thing) và công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo (AI), rô bốt, thực tế ảo, in 3D,..

Quá trình chuyển đổi số sẽ tác động, dẫn đến thay đổi tích cực các hoạt động của ngành y tế theo 3 nội dung:

  • Tác động đến cách thức lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành trong nội bộ của các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế, hướng đến cách thức lãnh đạo, quản lý công việc và ra quyết định chính xác, kịp thời, hiệu quả dựa trên nền tảng công nghệ số.
  • Tác động trực tiếp đến việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế từ phương thức truyền thống sang phương thức dựa trên nền tảng công nghệ số, góp phần đẩy mạnh việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi.
  • Tác động tới cách thức làm việc, giao tiếp của đội ngũ cán bộ, thầy thuốc và người lao động trong ngành y tế, chuyển đổi phương thức làm việc từ môi trường truyền thống sang môi trường số, hình thành “người thầy thuốc số”.

Lợi ích của việc chuyển đổi số trong y tế

Đối với người dân:

  • Thuận lợi hơn khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ thăm khám
  • Dễ dàng đưa ra phản ánh, yêu cầu với ngành y tế
  • Có thể tiếp cận và xem bệnh án của mình với dữ liệu sức khỏe được liên thông với các cơ sở chữa bệnh qua hồ sơ sức khỏe điện tử
  • Sử dụng bảo hiểm y tế điện tử
  • Người dân được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế cá nhân hóa nhờ Big Data và AI.

Đối với các cơ sở thăm khám, chữa bệnh:

  • Tăng tính chính xác trong quá trình chẩn đoán.
  • Được tiếp cận những kiến thức và kỹ thuật y khoa mới dễ dàng hơn
  • Giảm thời gian giải quyết giấy tờ cho các thủ tục hành chính truyền thống
  • Có thể kết nối những bác sĩ khác để cùng hội chẩn
  • Dễ dàng tiếp cận bệnh án bệnh nhân với hồ sơ y tế điện tử được kết nối tại các cơ sở y tế

2. Giáo Dục

Lĩnh vực tiếp theo trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số là giáo dục. Chuyển đổi số trong giáo dục là ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục. Chuyển đổi số ngành giáo dục tập trung vào việc phát triển và hỗ trợ dạy học từ xa; giáo trình điện tử; ứng dụng phần mềm quản lý học tập; số hóa các thủ tục, giấy tờ.

Lợi ích của chuyển đổi số giáo dục

Đối với học sinh:

  • Việc học sẽ trở nên linh động hơn
  • Tài liệu online có thể sẽ thay thế tài liệu truyền thống, giảm chi phí học tập
  • Dễ dàng tiếp cận đến hồ sơ và bảng điểm của bản thân

Đối với giáo viên:

  • Giúp lớp học trở nên sinh động hơn với các ứng dụng và trò chơi trực tuyến
  • Dễ dàng lưu trữ và quản lý thông tin của học sinh mà không cần mất quá nhiều thời gian cho sổ sách
  • Việc học online sẽ giảm nhiều chi phí vận hành lớp học

Các bước chuyển đổi số trong ngành giáo dục bao gồm:

  • Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục Linh Động: Giờ đây, học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách thuận tiện và dễ dàng trên mọi thiết bị (máy tính, laptop, smartphone,…), loại bỏ hoàn toàn những giới hạn về khoảng cách, tối ưu thời gian học và nâng cao nhận thức, tư duy của người học.
  • Truy Cập Tài Liệu Học Tập Không Giới Hạn: học sinh có thể truy cập vào các tài nguyên học tập một cách dễ dàng và ít tốn kém hơn bằng các thiết bị trực tuyến mà không bị giới hạn. Mặt khác, chuyển đổi số cũng giúp việc chia sẻ tài liệu, giáo trình giữa học sinh và giáo viên trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn do giảm thiểu được các chi phí về in ấn.
  • Tăng Tính Tương Tác Và Trải Nghiệm Của Học Sinh: gia tăng tính tương tác hai chiều do người học có thể nói chuyện một – một với giáo viên hướng dẫn mà không bị giới hạn bởi không gian. Ngoài ra, những công nghệ 4.0 như ứng dụng thực tế ảo VR, thực tế tăng cường AR cũng tạo ra những trải nghiệm thực tế “thật” hơn, giúp người học có những trải nghiệm đa giác quan, tạo cảm giác tò mò, hứng thú hơn khi học.
  • Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục: công nghệ như Big data giúp lưu trữ mọi kiến thức lên không gian mạng, IoT (Internet vạn vật) giúp quản lý, giám sát học sinh. Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của học sinh, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm của học sinh để đảm bảo thông tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch.
  • Giảm Chi Phí Đào Tạo: Thay vì đến các trường công, họ có thể tham gia vào các khóa học E-learning với chi phí rẻ hơn nhiều lần. Thậm chí người học còn có thể tùy chọn những khóa học phù hợp với bản thân và những môn mà bản thân họ thực sự quan tâm. Điều này giúp cho việc học tập hiệu quả và chất lượng hơn.

3. Tài Chính – Ngân Hàng

5 lĩnh vực ưu tiên gồm những lĩnh vực nào năm 2024

Tài chính – ngân hàng cũng là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số. Chuyển đổi số trong tài chính – ngân hàng tập trung vào việc cung cấp dịch vụ ngân hàng số; giao dịch điện tử; số hóa các giao dịch, quy trình; ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán.

Trên thế giới, các ngân hàng lớn đã triển khai chuyển đổi số và tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ số hóa. Các ngân hàng này cũng đang tập trung vào việc xây dựng nền tảng công nghệ để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

Tại Việt Nam, nhiều ngân hàng đã triển khai chuyển đổi số và đưa ra các sản phẩm và dịch vụ số hóa nhưng vẫn còn nhiều thách thức và cơ hội để phát triển. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT Research & Application Center), ngành ngân hàng Việt Nam đang bắt đầu triển khai chuyển đổi số và đang tìm cách tăng cường sức mạnh của các hệ thống kỹ thuật số.

Lợi ích của chuyển đổi số trong tài chính – ngân hàng

  • Mã hóa dữ liệu giúp tăng bảo mật trên tất cả các cấp độ xử lý dữ liệu
  • Hệ thông xử lý dữ liệu lớn giúp khách hàng giảm thời gian chờ đợi
  • Các hệ thống phát hiện gian lận giúp ngân hàng quản lý rủi ro dễ hơn
  • Tự động hóa các tác vụ truyền thống nhằm giảm chi phí vận hành
  • Cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa

Mặc dù có nhiều lợi ích, việc chuyển đổi sang ngân hàng số cũng đặt ra một số thách thức cho ngân hàng và khách hàng. Sau đây là một số thách thức quan trọng:

  • An ninh thông tin: Một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với ngân hàng số là đảm bảo an toàn thông tin của khách hàng và dữ liệu giao dịch. Bất kỳ sự cố bảo mật nào đều có thể gây ra rủi ro tài chính và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
  • Hạn chế về khả năng truy cập internet: Khách hàng không có khả năng truy cập internet hoặc không có điện thoại thông minh sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng số.
  • Chất lượng kết nối internet: Sự cố về kết nối internet cũng có thể gây ra trở ngại trong việc sử dụng ngân hàng số, dẫn đến những trục trặc và gián đoạn trong quá trình giao dịch.
  • Khó khăn trong việc thực hiện một số giao dịch phức tạp: Một số giao dịch như đầu tư chứng khoán hoặc vay vốn cá nhân cần phải ra quầy để thực hiện
  • Khó khăn trong việc thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng: Việc chuyển từ dịch vụ truyền thống sang ngân hàng số đòi hỏi khách hàng phải thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng và đôi khi gặp phải khó khăn trong việc thích nghi.
  • Khả năng đầu tư và chi phí triển khai: Việc triển khai ngân hàng số đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư một khoản lớn cho công nghệ, hạ tầng và cả đào tạo nhân lực. Việc đầu tư và chi phí triển khai ngân hàng số cũng là một trong những thách thức đối với các ngân hàng tại Việt Nam.

4. Nông Nghiệp

Trong 8 lĩnh vục ưu tiên chuyển đổi số, nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng. Chuyển đổi số ở nông nghiệp số là ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…) vào toàn bộ hoạt động của ngành, hiện đại hóa cách thức quản lý, đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Điểm khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống chính là ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…) vào toàn bộ hoạt động của ngành, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh.

Lợi ích của chuyển đổi số trong nông nghiệp

  • Data analytics sẽ cảnh báo sớm về biến đổi khí hậu cho người dân để có biện pháp giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu.
  • Nông dân dễ dàng kết nối với người tiêu dùng, nhiều địa phương đã xúc tiến mua bán nông sản qua các kênh thương mại điện tử. Tiêu biểu là tỉnh Bắc Giang, nhờ sự kết nối, mở rộng các kênh tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử thì đến ngày 28/6/2021, vải thiều bán tại thị trường trong nước đạt hơn 131.117 tấn, chiếm tỷ trọng trên 64%. Lượng vải xuất khẩu đạt 72.908 tấn, xấp xỉ 36%.
  • Ứng dụng công nghệ vào việc sản xuất nông nghiệp sẽ tăng năng suất lao động. Việc canh tác từ khâu làm đất đến việc bón phân, bơm tưới và thu hoạch đều sử dụng các thiết bị hỗ trợ thông minh. Ngoài ra, hệ thống tưới tiêu và giám sát đều được thực hiện qua điện thoại. Những ứng dụng này giúp giảm một nửa chi phí sản xuất và công sức lao động, giảm 50% lượng khí thải nhà kính, tăng năng suất 30%, từ đó giúp tăng thu nhập cho người nông dân.
  • Tăng chất lượng sản phẩm nhờ công nghệ sinh học giúp nông dân phân tích dữ liệu về môi trường, đất đai,..

5. Giao Thông Vận Tải – Logistics

Phát triển hệ thống giao thông thông minh, tập trung vào các hệ thống giao thông đô thị, đường cao tốc, quốc lộ. Chuyển đổi các hạ tầng logistics như cảng biển, cảng thủy nội địa, hàng hông, đường sắt, kho vận… là những hoạt động cần tập trung khi chuyển đổi số ngành giao thông vận tải – logistics.

Lợi ích của chuyển đổi số trong ngành giao thông vận tải – logistics

  • Phát triển hạ tầng cơ sở giao thông hiện đại
  • Tăng an toàn giao thông
  • Ứng dụng công nghệ tự động hóa giúp giảm thời gian và chi phí
  • Quản lý dễ dàng tiến độ của đơn hàng
  • Dễ dàng theo dõi tiến độ, tăng khả năng minh bạch trong quá trình vận chuyển
  • Tối ưu hóa hoạt động nội bộ

6. Năng Lượng

5 lĩnh vực ưu tiên gồm những lĩnh vực nào năm 2024

Ngành năng lượng cũng là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số do đem lại nhiều lợi ích. Chuyển đổi số trong ngành năng lượng hiện nay ưu tiên tập trung cho ngành điện lực giúp tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả.

Lợi ích của chuyển đổi số trong ngành năng lượng

  • Tiết kiệm thời gian trong việc in hóa đơn
  • Tăng sự chính xác của hóa đơn với đồng hồ đo điện điện tử
  • Xác định và khắc phục sự cố về mạng lưới điện nhanh hơn
  • Dễ dàng tương tác để hỗ trợ khách hàng cách tiết kiệm năng lượng.

7. Tài Nguyên Và Môi Trường

Chuyển đổi số trong ngành tài nguyên và môi trường hiện nay đang nằm trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số, tập trung vào việc ứng dụng công nghệ Big Data nhằm quản lý hiệu quả về tài nguyên và môi trường như cơ sở dữ liệu đất đai, nền địa lý, đa dạng sinh học,..

Lợi ích của chuyển đổi số trong ngành tài nguyên và môi trường

  • Thúc đẩy ngành công nghiệp vì một nền kinh tế sạch và tuần hoàn, đặc biệt đối với việc giải quyết rác thải điện tử
  • Bảo tồn và phục hồi nền sinh thái và đa dạng sinh học
  • Tiết kiệm chi phí

8. Sản Xuất Công Nghiệp

Sản xuất công nghiệp là ngành cuối cùng trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số. Xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy thông minh, tối ưu hóa vận hành, tạo ra các sản phẩm hiện đại, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động,.. là những điều chuyển đổi số ngành sản xuất công nghiệp đang hướng tới

Lợi ích của chuyển đổi số trong ngành sản xuất công nghiệp

  • Tự động hóa quy trình sẽ giảm chi phí vận hành
  • Việc ứng dụng nhiều máy móc sẽ đảm bảo chất lượng và năng suất lao động
  • Các giải pháp phân tích dữ liệu có thể hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh tế
  • Cải thiện an toàn nơi làm việc với IoT và AI.

Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam

Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.