60 tuổi gọi là gì

Nhân sinh thất thập cổ lai hi Tam thập như lập Tứ thập nhi bất hoặc Ngũ thập tri thiên mệnh Lục thập như bất tùng kê Thất thập cổ lai hy Bát thập đắc hi hỉ Cửu thập siêu thọ

Bách thập niên giai lão

Ngày xưa ở Việt Nam, cha mẹ sống đến 50 tuổi được xem là THỌ. Con trai trưởng, nếu không có con trai, thì con gái trưởng, đứng ra tổ chức Lễ Thọ cho cha mẹ. Ý nghĩa của Lễ Thọ là con cái tế lễ Trời Đất, tạ ơn Trời Đất đã cho cha mẹ sống thọ, nhờ đó con cái có được điều kiện báo hiếu cha mẹ.

Ngày nay, theo điều tra khoa học, tuổi thọ trung bình là 78 tuổi cho phụ nữ, và 76 tuổi cho nam giới. Như vậy, tuổi thọ có nhiều cách qui định, không đồng nhứt, nhiều địa phương khác nhau ?

Để có được vài khái niệm sơ lược về tuổi thọ của người Á đông, chúng tôi tìm đến tham khảo ý kiến uyên bác của một Thầy Đồ ở Paris. Theo Cụ Đồ này, ngày nay người Việt Nam hay người Á đông, nói chung, vẫn còn giữ lễ Lục Tuần, hay Đáo Tuế, tức quay trở lại chu kỳ 60 năm, tức lễ Thọ. Hay còn được gọi đó là Hoa Giáp Chi Niên. Người được 60 tuổi gọi là “Kỳ lão”.

Từ đây, chúng tôi xin được gọi quí bạn hữu trong nhóm đã lên Kỳ lão là Cụ. (Nên nhớ, trước đây, hai ông Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm lúc về nước nắm Chánh quyền, chỉ mới hơn 50 tuổi, đều để mọi người gọi mình bằng CỤ. Giờ đây, tại sao chúng tôi không gọi các bạn của chúng tôi đã trên 60 là CỤ ?)

Người được 70 tuổi gọi là “Cổ Hi Thọ” bởi ngày xưa rất ít người sống đến 70 tuổi. Do đó mới có câu “ thất thập cổ lai hi ”:

“Tiểu trái tầm thường hành sử hữu
Nhân sinh thất thập cổ lai hi”.

Đại ý muốn nói “Món nợ nhỏ người thường dễ có. Người sống đến 70 tuổi thì hiếm”. Nhưng thọ 70 hãy còn thuộc hạng thấp, TIỂU THỌ mà thôi. Người sống đến 80 tuổi hay “bát thập kế chi ”, chỉ được xếp vào hạng TRUNG THỌ.

Ở Việt Nam ngày xưa, tuổi 80 gọi là Trượng Triều. Người được 80 tuổi có quyền cầm gậy (=trượng) đi vào Triều đình (=triều) để dâng kiến nghị thẳng lên Vua, hoặc phê phán, đề nghị với Triều đình về việc nước mà không bị ngăn cản. Vì vào tuổi đó mà còn sáng suốt, còn quan tâm đến việc nước, không vì tư lợi, thì nhà Vua và Triều đình phải lắng nghe. Truyền thống tốt đẹp này được tôn trọng dưới thời quân chủ cực thịnh ở Việt Nam, rất tiếc, ngày nay không còn nữa !

Từ 80 tuổi trở lên, gọi là “Tản Thọ”. Trên 90 tuổi mới được gọi THƯỢNG THỌ. 100 tuổi, gọi CAO THỌ. 108 tuổi, gọi TRÀ THỌ.

Chúng tôi có hỏi Cụ Đồ ý nghĩa của hai chữ Trà Thọ, Cụ lắc đầu bảo Cụ cũng không hiểu tại sao lại gọi như thế.

Theo nấc thang tuổi thọ trên đây, thì bốn Đại Huynh của nhóm bạn hữu chúng tôi chỉ mới bước qua ngạch TRUNG THỌ mà thôi. Các Cụ phải đợi mười năm nữa mới thật sự được chúc mừng là THƯỢNG THỌ. Về tuổi Thọ của các Cụ, theo kết quả điều tra chánh thức, chỉ … hơn các bà có 2 tuổi. Thôi thì … các Cụ cố nhẫn nại vậy, chờ đến Thượng Thọ.

Các từ Nhật ngữ liên quan tới tuổi thọ (Ðặng Lương Mô)

Gần đây, nhân nói chuyện với vài bạn exryu tuy nhỏ tuổi hơn tôi, nhưng cũng đã vượt qua tuổi 60 mươi, nghĩa là “sudeni kanreki wo mukaemashita (すでに還暦を迎えました),” tôi có nói rằng tiếng Nhật rất giầu từ vựng về tuổi thọ. Các bạn này đã rất ngạc nhiên khi nghe tôi kể ra một dọc những từ vựng như vậy. Xét ra đây cũng là một tri thức thuộc phạm trù zatsugaku雑学, tôi xin ghi lại đây để các bạn khác đọc mua vui trong giây lát. Nên biết rằng ngay người Nhật ở trình độ tốt nghiệp đại học cũng ít người biết hết những từ vựng này.

1. 60 tuổi: Kanreki 還暦(Hoàn Lịch). Từ này có lẽ phần đông các bạn exryu đều biết cả. Hoàn lịch là “trở lại vòng lịch.” Ðây là nói sự trở lại từ đầu của chuỗi 60 tổ hợp giữa Thập Can 十干(tức là Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) và Thập Nhị Chi 十二支(tức là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Hẳn các bạn còn nhớ cách tính bội số chung tối thiểu (saishou koubaisuu最小公倍数, Least Common Multiple = LCM): LCM{10=2×5,12=22×3} = 22x3x5 = 60. Lễ mừng thượng thọ Kanreki ở Nhật Bản làm vào ngày sinh nhật thứ 60, nghĩa là lúc được tròn 60 tuổi. Các bạn exryu sang Nhật những năm đầu của thập niên 1960 thì nay đều đã bước qua ngưỡng cửa Kanreki rồi. Omedetouおめでとう!

2. 70 tuổi: Koki 古稀(Cổ Hi). Từ này cũng khá phổ biến nên nhiều người biết và quen gọi là Cổ Lai Hi ở Việt Nam, do câu thơ Ðỗ Phủ 杜甫 “Nhân sinh thất thập cổ lai hi,人生七十古来稀” nghĩa là “đời người được bảy mươi năm xưa nay là hiếm có.” Lễ mừng thọ Koki thường được tổ chức vào ngày sinh nhật thứ 69, nghĩa là ở tuổi đếm (kazoe-doshi数え年) 70, chứ không ở tuổi chẵn 70. Tuổi đếm tiếng Việt là “tuổi ta, tuổi mụ.” Tuy nhiên, ai đã lỡ quên không ăn mừng thọ Koki ở tuổi đếm 70, thì làm lễ vào tuổi chẵn 70 cũng được. Trong đám exryu có người đã được chẵn 70 tuổi (đố biết ai?), nếu năm ngoái chưa ăn mừng Koki thì năm nay nên làm lễ đi. “Koki wo o-mukae shite, omedetou gozaimasu 古希をお迎えしておめでとうござい� �す.”

3. 77 tuổi: Kiju喜壽(Hỷ Thọ). Gọi là Hỷ Thọ, bởi vì đây là do chữ Hỷ 喜viết lược thành , và đọc chiết tự thành Thất Thập Thất, 七十七, tức là Bảy Mươi Bảy.

4. 80 tuổi: Sanju傘壽(Tản Thọ). Gọi là Tản Thọ, bởi vì chữ Tản 傘viết lược thành仐, và đọc chiết tự thành Bát Thập八十, nghĩa là 80.

5. 88 tuổi: Beiju米壽(Mễ Thọ). Gọi là Mễ Thọ, bởi vì chữ Mễ 米nếu chiết tự sẽ thành Bát Thập Bát八十八, nghĩa là 88.

6. 90 tuổi: Sotsuju卒壽(Tốt Thọ). Gọi là Tốt Thọ, bởi vì chữ Tốt 卒viết lược sẽ thành卆, và triết tự thành Cửu Thập九十, tức là 90.

7. 99 tuổi, tức tuổi đếm 100: Hakuju白壽(Bạch Thọ). Sở dĩ gọi là Bạch Thọ, bởi vì chữ Bạch白là chữ Bách百(100) bỏ chữ Nhất 一(1) đi, nên chỉ còn 99. Giống như trường hợp Koki, ở Nhật người ta ăn mừng tuổi thọ 100 tuổi theo tuổi đếm.

8. 110 tuổi: Kouju皇壽(Hoàng Thọ). Chữ Hoàng gồm chữ Bạch白(99 tuổi) cộng với chữ Vương王. Chiết tự chữ Vương王sẽ thành Nhất Thập Nhất 一十一(11). Vậy 99+11=110.

    Người xưa thường nói “thất thập cổ lai hy” (Thọ đến 70 tuổi xưa nay rất hiếm). Nhưng thời kì hiện đại, nhờ sự tiến bộ của y học và dinh dưỡng mà điều xưa nay hiếm ấy trở thành “xưa rồi diễm”. Nhiều cụ ông, cụ bà thọ đến 100 tuổi. Việc tổ chức lễ mừng thọ là dịp để con cháu tri ân công sinh thành, dạy bảo của cụ – ông bà – bố mẹ mình. Cũng là dịp để con cháu đoàn viên, trao đổi kinh nghiệm trong làm ăn buôn bán và trong cuộc sống.

Xem thêm:  99 món quà mừng thọ bạn không thể bỏ qua

Bạn đã dự nhiều lễ khao thọ, có bao giờ bạn nghĩ rằng lễ khao thọ có từ bao giờ, cần những trình tự nào khi tổ chức lễ mừng thọ, khi đi dự lễ thì nên tặng quà gì,…. ? Bài viết này cung cấp những hiểu biết về bậc sinh thành giúp bạn thể hiện lòng biết ơn, thảo hiếu!

60 tuổi gọi là gì

Lễ mừng thọ – Ảnh minh họa

  Lễ mừng thọ là lễ mừng thượng thọ hay khao thọ cho các cụ ,các ông bà cao tuổi được xem là sống lâu. Lễ mừng thọ do con cháu trong nhà hoặc cấp dưới , hội người cao tuổi trong xã tổ chức. Không những chỉ mừng cho các cụ, ông bà, mà còn mừng cả cho con cháu vì theo dân gian cha mẹ sống lâu con cháu mới được phụng dưỡng.

  Không chỉ người Việt coi trọng Lễ thượng thọ mà người nước ngoài cũng coi trọng không kém. Họ rất nhớ đến ngày sinh nhật của bố mẹ, ông bà. Dù bận đến đâu họ cũng có mặt và kèm theo món quà ý nghĩa .( Tiếng anh lễ mừng thọ là: Longevity Wish Ceremony).

Nhiều người đi mừng thọ, nhưng cũng ít để ý đến tên gọi của lễ mừng thọ. Tên gọi được gọi theo tuổi

– Thọ 100 tuổi gọi là Lão Thọ hay Lão Thiêm Thọ còn gọi tắt là Thọ Đỏ .Những người sống được 100 tuổi trở lên còn được xưng là “Kì Di” ( Đây là thuật ngữ riêng dành cho người thọ trên 100 tuổi).

– Thọ 90 tuổi gọi là Đại Thọ.

– Thọ 80 tuổi gọi là Thượng Thọ.

– Thọ 70 tuổi gọi là Trung Thọ.

– Thọ 60 tuổi gọi là Hạ Thọ.

Từ thê kỷ 19, vua Tự Đức ban một sắc lệnh huy động những trai đinh trong độ tuổi 18 – 55 phải đi lao Những người đi lao dịch ai cũng biết “đi dễ, khó vể” nhưng lệnh vua ban khó bê trôn tránh.

Vì muốn tri ân những người lớn tuổi trong làng, viên quan Chánh tổng Ngãi Âm, người làng Hàm Dương, tổng Ngãi Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay là làng Hàm Hương, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đã chống lại lệnh vua ban bằng việc ra một quyết định những người đến tuổi 55 vào dịp Tết Nguyên đán sẽ ra trình lão. Bởi những người đã lên trình lão thì sẽ không còn bị bắt đi lao dịch, không còn phải lo sợ bỏ xác nơi đất khách quê người…

Hàng thế kỷ trôi qua, kể cả trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc, nhưng tục lệ tốt đẹp và nhiều ý nghĩa này vẫn được dân làng Hàm Dương duy trì và gìn giữ cho đến ngày hôm nay.

– Theo https://www.tuvikhoahoc.com/phong-tuc-nghi-le/lich-su-le-mung-tho/

Việc tổ chức thượng thọ có thể có nhiều hình thức, quy mô từ lớn đến nhỏ, tùy vào điều kiện và lòng thành của con cháu. Việc chủ trì lễ thượng thọ cho các cụ cao tuổi có thể do con cháu trong nhà tự tổ chức hoặc làng xóm các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, …đứng ra tổ chức đối với những cụ có đóng góp, cống hiến cho đất nước hoặc đức cao vọng trọng.

Lễ mừng thọ là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt từ lâu đời. Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, hầu khắp các địa phương trong cả nước đều tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi với ý nghĩa phát huy truyền thống “kính lão, trọng thọ” trong dòng họ, cộng đồng.

Ngày nay, lễ chúc thọ vẫn còn được kế thừa khá nhiều, nhưng cũng lược bớt những lễ tục phức tạp của kiểu cũ. Đầu tiên,con gái và con rể mang lễ vật trở về nhà gái, cùng cha mẹ và người nhà dùng tiệc.

Thứ hai : trong nhà bố trí sẵn thọ đường, sắp xếp bày biện quà mừng thọ của con cái, họ hàng và bạn bè. Ngày hôm sau, trong nhà thiết tiệc khoản đãi họ hàng bạn bè, thông thường phải tiến hành lễ khấn bái của thời xưa truyền lại. Ở thành thị, ngày nay nhiều gia đình tổ chức tiệc mừng thọ ở nhà hàng, quán ăn.

Tại nơi bố trí thọ đường, nghi thức mừng thọ và rượu mừng cùng đồng thời tiến hành. Trình tự nghi thức có thể nhiều hay ít, thông thường là kết hợp với xưa và nay, phương Đông và phương Tây.

Hình thức mừng thọ này chủ yếu tổ chức mừng thọ cho những người già 80 tuổi trở lên, có những cống hiến cho xã hội, đức cao vọng trọng, hoặc là những người đã về hưu, thường do xã tổ chức.

Thông thường do cán bộ lão thành phụ trách, lễ chúc thọ được tiến hành với hình thức hội nghị, trong phòng hội nghị treo những bức hoành, câu đối chúc thọ, trang trí cầu kỳ thọ đường, treo bình phong.

Nghi thức chủ yếu do đơn vị lãnh đạo phụ trách, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và những thành tích trong công tác của người được mừng thọ, sau đó chúc người già được trường thọ và tặng quà mừng thọ.

Hình thức chúc thọ này được giới văn hóa học thuật khởi xướng trong những năm gần đây kết hợp với những việc khác. Kiểu này lại phân làm hai loại, thứ nhất là kết hợp lễ chúc thọ với những kỷ niệm thời trẻ khi làm việc, như “mừng thọ 90 tuổi và tròn 70 năm công tác trong ngành giáo dục” v.v…

Hoạt động này vừa chúc thọ, vừa để kỷ niệm sự nghiệp của người đó, nhắc lại những thành tích để khích lệ, cổ vũ cho những người đi sau.

Hoạt động này thông thường là do đơn vị hoặc đoàn thể có liên quan tổ chức, lấy phương thức từ lễ kỷ niệm cho đến thảo luận học thuật, ngoài bạn bè thân hữu ra, còn có đồng nghiệp, số người quá đông.

Hội nghị thông thường do lãnh đạo đơn vị hoặc đoàn thể chủ trì, các khách mời được phát biểu cảm tưởng, đại biểu chúc thọ.

Trong buổi lễ, người đại diện trịnh trọng giới thiệu tường tận những thành tích sự nghiệp của người được mừng thọ. Trường hợp này, những nhân vật chủ yếu và khách mời quan trọng của hội nghị sẽ được giới thiệu với mọi người.

60 tuổi gọi là gì

Có nhiều cách thức tổ chức lễ mừng thọ

Dù chuẩn bị lễ mừng thọ theo cách nào, bạn cũng cần thực hiện theo các bước cơ bản sau

Người xưa cho rằng những người sống thọ là có phúc lớn nên mới được “trời ban” cho sống lâu, sống khỏe. Bởi vậy, theo tục lệ, vào những năm chẵn tuổi của ông bà, con cháu sẽ tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà. Một tấm thiệp mời mừng thọ đẹp sẽ tăng thêm sự sang trọng cho buổi lễ. Bạn có thể in rất nhiều mẫu thiệp mừng, hoặc tự thiết kế một mẫu theo sở thích.

– Phông nền, băng rôn

Để buổi lễ mừng thọ có ý nghĩa hơn và bày tỏ được sự quan tâm, biết ơn của con cháu, trong mỗi buổi lễ đều có những tấm phông bạt băng rôn để chúc mừng.

60 tuổi gọi là gì

Phông mừng thọ

– Quần áo mừng thọ

 Không phải là mặt hàng thời trang nên trang phục luôn cố định một kiểu dáng, mẫu mã, chỉ có màu sắc dành cho các độ tuổi là khác nhau. Độ tuổi mừng thọ chia làm 3 bậc, hạ thọ – từ 61 tuổi đến 69 tuổi, mặc bộ màu xanh dương; Trung thọ- từ 70 tuổi đến 80 tuổi, mặc bộ màu vàng; Thượng thọ- từ 80 tuổi đến 89 tuổi mặc bộ màu đỏ; Đại Thọ- từ 90 tuổi trở lên thì cũng mặc màu đỏ.

 Buổi lễ mừng thọ, người chủ trì cho buổi lễ thường là con trai cả hoặc có thể mời người dẫn chương trình chuyên nghiệp.

Một buổi lễ hoàn chỉnh thường diễn ra theo trình tự sau:

  • Thứ nhất: văn khấn lễ mừng thọ
  • Thứ hai: tuyên bố bắt đầu nghi thức chúc thọ người nào, bao nhiêu tuổi;
  • Thứ ba: con hoặc cháu út trong nhà đến đỡ nhân vật chính và mời ngồi vào ghế trước lễ án, chính giữa thọ đường.
  • Thứ tư: các con cháu dâng hoa, hành lễ mừng thọ;
  • Thứ năm: đọc thư chúc mừng (nếu có)
  • Thứ sáu: sơ lược những cống hiến, đóng góp của nhân vật chính.
  • Thứ bảy: lLời chúc của những người đến dự.
  • Thứ tám: đại diện gia đình cảm tạ lời chúc.
  • Thứ chín: tiệc mừng thọ. 

Tùy từng điều kiện cụ thể mà kịch bản chương trình có thể thay đổi sao cho phù hợp.

 Tiệc mừng thọ là yếu tố quan trọng của lễ chúc thọ truyền thống. Thông thường, sau khi nghi thức chúc thọ kết thúc là mời dùng tiệc mừng thọ.

 Trong thực đơn nên có món mỳ, vì theo quan niệm truyền thống, món mỳ biểu thị ước muốn sống lâu.

 Đầu bếp phải biết chế biến và trang trí những món ăn có ngụ ý cát tường như “tùng hạc diên niên” chẳng hạn. Cầu kỳ hơn thì có phương diện món ăn, loại món ăn, tên món ăn. Số món ăn nên trùng với “số 9”, tổng số món ăn phải là 9 hoặc bội số của 9. Vì số 9 tượng trưng cho chữ cửu, nghĩa là lâu dài, có ngụ ý là “thiên trường địa cửu”, mong muốn cho người già được sống lâu trăm tuổi

Khi đến với lễ mừng thọ, thì con cháu ai cũng muốn mua một món quà gì đó thật ý nghĩa để dành tặng ông bà, cha mẹ của mình vào ngày đặc biệt này. Tuy nhiên, để chọn được một món quà thật hay và ý nghĩa không phải là điều mà ai cũng biết. Nếu bạn đang muốn mua quà mừng thọ mà chưa biết chọn thế nào thì dưới đây là một số gợi ý

– Sách:

Những cuốn sách mà con cháu tặng ông bà trong lễ mừng thọ mang giá trị tinh thần rất lớn. Bởi sách chính là người bạn thân đồng hành cùng ông bà mỗi lúc rảnh rỗi, an nhàn tuổi già.

Hãy chọn những cuốn sách triết lý cuộc sống, truyện cười hay đơn giản là truyện, thơ… của các tác giả mà họ yêu thích.

– Tranh chữ 

Tranh chữ  không chỉ là món quà ý nghĩa mà còn giúp con cháu gửi lời chúc trường thọ, sức khỏe dồi dào sẽ đến với ông bà, cha mẹ  

60 tuổi gọi là gì
 
60 tuổi gọi là gì
                 

  Tranh chữ PHÚC dát vàng

– Thuốc:

Người cao tuổi thường mắc các bệnh về xương khớp. Bạn có thể tìm hiểu về những vị thuốc xoa bóp dành cho người già, thuốc ngâm rượu hoặc cao lá. Bạn cũng nên tham khảo những món thuốc bổ như yến sào, nấm linh chi, nhân sâm, cao ngựa, cao hổ… những loại dược liệu quý, thuốc bắc…

– Tranh phù điêu dát vàng:

Nhiều người cao tuổi có sở thích về tranh phù điêu, đó như là một sự hoài niệm về những ngày xưa cũ.

60 tuổi gọi là gì

Tranh hoa sen dát vàng cao cấp

– Thiết bị nghe nhìn

Người cao tuổi thường rất nhạy cảm, rất dễ bị tủi thân. Con cháu chẳng cho các cụ động tay, động chân vào việc gì, khiến các cụ tự cảm thấy mình “ vô dụng”. Bạn cần làm gì để các cụ vừa vui vẻ, vừa an toàn với sức khỏe?

Bạn có thể tặng một chiếc đài radio để các cụ nghe thời sự, ca nhạc. Bạn cũng có thể chọn đàn, tivi, máy nghe nhạc…Hãy lựa chọn những món quà phù hợp với sở thích và khả năng của ông bà/bố mẹ mình. Nhận được món quà mừng thọ đầy ý nghĩa như vậy chắc chắn các cụ rất vui mừng và xúc động.

– Một bức tranh tùng hạc diên niên với ý nghĩa biểu hiện cho sự thịnh vượng, trường thọ. Hẳn không phải là gợi ý tồi!

60 tuổi gọi là gì

Tranh tùng hạc diên niên dát vàng 24k cao cấp

– Vật dụng sinh hoạt:

Quà mừng thọ là những vật dụng hàng ngày cũng là cách chọn quà của nhiều người. Có thể là một bộ quần áo mới, đôi dép đi trong nhà, đôi giầy mới, chiếc đèn sưởi, thay chiếc đèn ngủ. Hoặc là một bộ chăn ga mới, chiếc ghế có thể nằm để ngoài hiên… Tất cả những món đồ có thể sử dụng hàng đều là những món quà rất phù hợp và ý nghĩa, chắc chắn nó sẽ làm các cụ rất vui và ấm lòng.

60 tuổi gọi là gì

Quà tặng người cao tuổi đơn giản nhưng ý nghĩa

Sẽ thật tuyệt vời nếu như gửi được những lời chúc thọ, câu chúc mừng thọ hay và ý nghĩa nhất dành cho các bậc lão niên thêm thọ, thêm phúc

– Lời chúc 1:

Chúc Ông, Chúc Bà Phúc Như Đông Hải

Thọ Tỷ Nam Sơn

– Lời chúc 2:

Tuổi xưa nay hiếm vẫn lăm lăm

Lãng mạn yêu đời bởi khéo hâm

Mỗi sáng sát bên sao lạc được

Hàng đêm kề cận có đâu nhầm

Ông bà hạnh phúc ban gương rọi

Con cháu sum vầy hưởng bóng râm

Nề nếp gia phong gìn giữ mãi

Tiếp truyền hậu thế khó sai lầm.

– Lời chúc 3:

Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ

Xuân khắp dương gian, phúc khắp nhà

1. Cửu tuần hạc phát đồng kim mẫu (Chín mươi tóc hạc cùng kim mẫu)
Thất trật ban y học lão Lai (Bảy chục áo hồng học lão Lai)

2. Nhân thượng chinh đồ tâm bất lão (Người bước chặng dài lòng tươi trẻ)
Chí triều phong đỉnh cảnh trường xuân (Chí nhìn đỉnh chót cảnh thanh xuân)

3. Tứ đức câu toàn phùng cửu trật (Tứ đức vẹn toàn lên chín chục)
Tam đa hàm bị chúc thiên thu (Tam đa đầy đủ chúc ngàn năm)

4. Kim nhật chính phùng huyên thảo thọ (Hôm nay đúng gặp ngày sinh mẹ)
Tiền thân hợp thị hạnh hoa tiên (Kiếp trước hẳn là hạnh hoa tiên)

5. Thọ đồng tùng bách thiên niên bích (Thọ như tùng bách ngàn năm biếc)
Phẩm tự chi lan nhất vị thanh (Đức tựa chi lan một đời trong)

60 tuổi gọi là gì

Lời chúc ý nghĩa đến ông bà, bố mẹ

Xem thêm: Những Lời chúc mừng tân gia hay và ý nghĩa nhất

Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ. Bạn không cần ra khỏi nhà mà vẫn có thể mua sắm được bất cứ thứ gì. Bất cứ khi nào và không ngại gì thời tiết. Dưới đây là một số gợi ý các trang web uy tín có bán quà mừng thọ:

Bạn cũng có thể đến trực tiếp các Showroom

Cơ sở 1:  215 Giáp Nhất, Nhân Chính, Q. Thanh Xuân Hà Nội

Cơ sở 2: 499 lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội

Hotline: 093 230 8668

Cơ sở 1: 75 Huỳnh Văn Bánh, Phường 17, Quận Phú Nhuận, TPHCM.

Cơ sở 2: 49 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0982 242 696

Website: https://quavang24k.com

Email: