Ai là người dạy thomas edison tại nhà

Chắc hẳn ai cũng biết đến Thomas Edison- người được mệnh danh là nhà phát minh thiên tài của mọi thời đại. Thế nhưng phía sau sự thành công vĩ đại ấy là một câu chuyện đầy cảm động về người mẹ của ông.

Một giai thoại đã được kể lại rằng giáo viên tiểu học của Thomas Edison đã viết thư cho mẹ cậu bé. Sau khi đưa thư cho mẹ, Edison hỏi bà về nội dung, mắt bà nhòe lệ khi đọc cho con từng chữ một: “Con trai bà là một thiên tài. Trường học này quá bé và không có giáo viên đủ tốt để đào tạo nó. Xin hãy để nó tự dạy chính mình”.

Rất nhiều năm sau, khi mẹ đã qua đời và Edison đã trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ, ông ngồi xem lại những vật dụng cũ trong gia đình. Ông tìm thấy tờ giấy ghi dòng chữ: “Con trai bà là một kẻ đần độn. Chúng tôi sẽ không để nó đến trường nữa”.

Edison đã khóc trong nhiều giờ liền, sau đó viết vào nhật ký: “Thomas Alva Edison là một đứa trẻ đần độn, nhờ người mẹ anh hùng mà trở thành thiên tài của thế kỷ”.

Ai là người dạy thomas edison tại nhà

Thomas Edison biết mình bị giáo viên xem là có vấn đề về tâm thần. Vì ông gặp nhiều khó khăn trong học tập bởi mắc chứng khó đọc. Họ xem ông là kẻ đần độn, tâm thần và thế là mẹ ông, Nancy Edison, đã quyết định sẽ giáo dục con trai tại nhà, từ bỏ ngôi trường mà Edison mới theo học 3 tháng. 

Trong cuốn tiểu sử “Thomas Alva Edison: Nhà phát minh vĩ đại người Mỹ”, đã giải thích vì sao Edison gặp vấn đề với phong cách giảng dạy trong trường. Đối với một đứa trẻ thường tìm hiểu mọi thứ theo cách của riêng mình và tự chơi một mình ngoài trời cả ngày dài, việc ngồi yên trong phòng học là điều rất khổ sở.

Reverend G. Engle, thầy giáo của Edison đã cùng vợ mình dạy bọn trẻ nhớ bài bằng cách đọc to lên. Khi một đứa trẻ quên mất câu trả lời, hoặc không học thuộc đủ tốt, thầy Reverend đánh nó bằng roi da. Vợ ông cũng tán thành cách giáo dục này với suy nghĩ đòn roi sẽ giúp hình thành thói quen học tập cho bọn trẻ. Đòn roi của bà thậm chí còn nặng hơn cả chồng.

Edison vô cùng bối rối bởi cách dạy học này. Ông không thể học trong nỗi sợ hãi và cũng không thể ngồi yên và ghi nhớ. Vì ông thích nhìn ngắm mọi thứ bên ngoài và đặt câu hỏi. Nhưng thầy giáo của Edison luôn bực tức với các câu hỏi của Edison. Vì lý do này, cậu không học được bao nhiêu từ trường học trong mấy tháng đầu và luôn đạt điểm kém.

Sau này, khi chia sẻ về kinh nghiệm học tập, ông cho biết: “Tôi nhớ rằng mình chưa bao giờ tiến bộ ở trường. Tôi luôn đội sổ, cảm thấy các giáo viên không có cảm tình với mình, và bố tôi nghĩ tôi thật sự ngu ngốc”.

Tuy nhiên, khi Edison nói với mẹ về việc thầy giáo gọi mình là kẻ đần độn thì mẹ ông đã nói: “Con trai tôi không đi thụt lùi, tôi tin như thế”. Edison không tin vào tai mình. Cậu bé nhìn mẹ, người phụ nữ đã đặt niềm tin ở mình và tự hứa với bản thân sẽ khiến mẹ tự hào. Cuối đời, Edison đã nói: “Mẹ là người tạo ra tôi. Bà khiến tôi cảm thấy có động lực sống, là người khiến tôi luôn cố gắng để không gây thất vọng”.

Nguồn: “Thomas Alva Edison: Nhà phát minh vĩ đại người Mỹ” trích tiểu sử trong sách

Thomas Alva Edison sinh ngày 11/2/1847, mất ngày 18/10/1931, sinh ra và lớn lên tại Mỹ, là một trong những nhà khoa học, nhà bác học lừng danh nhất lịch sử. Ông đã sáng chế ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống con người, nổi tiếng nhất là bóng đèn, máy hát, máy ghi âm... Trước khi qua đời, Edison đã nắm giữ tổng cộng hơn 1.500 bằng sáng chế trên thế giới. Thế nhưng ít ai biết rằng, ông đã từng bị đánh giá là đứa trẻ kém cỏi, thiểu năng. Chính lời nói dối của người mẹ đã giúp Edison có được thành công sau này và đó cũng là câu chuyện kinh điển khi nói về cách dạy dỗ con thành tài.

Tuổi thơ cơ cực, bị chê ngu dốt

Tuổi thơ của Edison không hề trôi qua suôn sẻ và bình thường như bao đứa trẻ khác. Cậu bé kháu khỉnh nhưng thường bị chê là ngu dốt, thậm chí là thiểu năng. Có một lần, thầy giáo của Edison phải than phiền: "Edison không chịu học hành hẳn hoi gì cả, chỉ toàn làm phiền người khác bằng những câu hỏi chẳng đâu vào đâu. Hôm qua cậu ta còn hỏi: Tại sao 2 cộng 2 lại bằng 4? 2 cộng 2 thì đương nhiên là bằng 4, lại còn hỏi vớ vẩn gì nữa. Cậu ta chỉ làm ảnh hưởng xấu đến các bạn khác mà thôi!".

Vào khoảng năm 1854-1855, khi ấy Edison chỉ khoảng 7 tuổi, cậu bé từ trường trở về và hào hứng đưa cho mẹ là bà Nancy Elliott một tờ giấy của giáo viên gửi về nhà. Edison nói với mẹ bằng giọng hồ hởi: "Mẹ ơi, thầy giáo bảo con đưa mẹ tờ giấy này". Bà Nancy nhanh chóng mở ra xem nhưng vừa đọc dứt, nước mắt bà giàn giụa, bật khóc nức nở.

 

Ai là người dạy thomas edison tại nhà

Thuở nhỏ, Thomas Edison từng bị coi là đứa trẻ kém cỏi, đần độn.

Tò mò không biết bên trong lá thư viết gì, Edison đã gạn hỏi mẹ. Lúc này, bà Nancy mới lấy lại bình tĩnh, đọc cho con trai nghe: "Con trai của bà là một thiên tài. Ngôi trường này và giáo viên của chúng tôi không đủ khả năng để đào tạo cậu bé. Bà hãy tự dạy dỗ con trai mình".

Chính vì thế, Edison chỉ nhập học trường Port Huron, bang Michigan, Mỹ, được đúng 3 tháng thì được mẹ cho tự học ở nhà. Chính tay bà Nancy đã dạy dỗ con trai học hành, đồng thời dạy con rất nhiều bài học cuộc sống quý giá khác. 

Mọi chuyện cứ trôi qua như thế cho đến khi bà Nancy qua đời vào năm 1871, lúc này ông Edison cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Sự ra đi của người mẹ đã để lại nỗi mất mát lớn trong lòng ông nhưng điều đó vẫn chưa là gì so với việc ông Edison vô tình khám phá ra sự thật về lời nói dối của mẹ mình năm xưa.

Trong lúc dọn dẹp lại những tài liệu cũ của mẹ mình, ông Edison đã tìm thấy một mẩu giấy cũ, xếp gọn trong ngăn tủ. Tò mò mở ra xem, Edison vô cùng bất ngờ khi phát hiện đó là những dòng chữ của người thầy năm xưa ở trường tiểu học, trong đó có ghi: "Con trai ông bà là đứa trẻ đần độn. Chúng tôi không chấp nhận cho cậu bé đến trường nữa".

Lúc đó, Edison mới nhận ra những lời nói năm xưa của mẹ là nói dối. Bà Nancy đã cố tình làm vậy vì không muốn con trai tự ti, thất vọng và bỏ cuộc. Thực chất, Edison đã từng bị cho là có vấn đề về thần kinh và chậm phát triển, mãi 4 tuổi mới biết nói, tưởng sẽ không thể sống tới tuổi trưởng thành, sau này ông cũng hay bị đau ốm và bị khiếm thính một bên tai. Tuy nhiên, bà Nancy không bao giờ bỏ rơi con trai mình và luôn đặt niềm tin vào ông.

Khi Edison bị cả thế giới quay lưng, bà Nancy lại dùng tình yêu thương vĩ đại để động viên, nâng đỡ, đánh thức tiềm năng trong ông, gieo những hạt giống niềm tin để rồi chúng thật sự nảy nở, đơm hoa kết trái ngoài sức tưởng tượng. Nếu không có bà Nancy, không ai biết bao giờ thế giới mới phát minh ra bóng điện, máy hát... Sau này, ông Edison đã khóc rất nhiều khi nhớ vào câu chuyện trên và tự viết vào cuốn sổ của mình một cách trân trọng: "Thomas Alva Edison là đứa trẻ đần độn. Nhờ người mẹ anh hùng mà đã trở thành thiên tài của thế kỷ".

 Thành công nhưng luôn nhớ về mẹ

Năm 1868, ông Edison lần đầu tiên nhận được bằng sáng chế máy kiểm phiếu tự động. Trước đó do đã từng làm trong ngành điện tín, ông đã tiếp tục công việc này tại Mỹ và Canada cho đến năm 1869. Sau đó, ông chuyển đến New York để bắt đầu sự nghiệp sáng chế của một nhà phát minh. Ông đã sáng chế được máy điện báo tỷ giá cổ phiếu.

Sự cách tân lớn nhất của Edison chính là phòng thí nghiệm ở Menlo Park, New Jersey. Đây là viện nghiên cứu đầu tiên được thành lập với mục đích chuyên biệt nhằm tạo ra các cải tiến và cách tân liên tục trong công nghệ. Chính tại đây, đa số các phát minh được đưa vào thực tiễn của ông đã ra đời. 

Năm 1879, Edison phát minh ra bóng đèn. Năm 1880, ông được chỉ định làm kỹ sư trưởng của Xưởng đèn Edison. Trong năm đầu tiên này, xưởng dưới sự quản lý của Francis Upton, đã sản xuất ra 50.000 bóng đèn. Edison được cả thế giới vinh danh là người đã tạo ra "mặt trời thứ hai" cho nhân loại.

Năm 1882, Edison đã xây dựng nên trạm phát điện đầu tiên trên thế giới, mang ánh đèn đến cho nhân loại. Tới năm 1884, ông phát hiện ra hiệu ứng Edison, hay còn gọi là sự phát xạ electron nhiệt. Năm 1891, nhà bác học thiên tài đã thành lập công ty quặng thép, sau đó phát minh ra máy quay phim và máy chiếu phim. Năm 1915, ông trở thành cố vấn khoa học quân sự cho Hải quân Mỹ.

Trở thành một người đàn ông vĩ đại của nhân loại nhưng Edison chưa một lần quên công ơn to lớn của mẹ mình. Trong cuốn tiểu sử cuộc đời mình cũng như rất nhiều bài phỏng vấn khác nhau, Edison luôn nhắc về mẹ với tấm lòng thành kính. Đối với ông, mẹ là người phụ nữ tuyệt vời, người đã khiến ông tự hứa với bản thân rằng cần phải làm điều gì đó để bà luôn tự hào về con trai mình. 

"Mẹ có sức ảnh hưởng sâu sắc trong suốt cuộc đời tôi. Tôi đã luôn là một đứa trẻ bất cẩn, và với một người mẹ có tính khí khác nhau thì đáng lẽ tôi đã trở nên hư hỏng. Nhưng chính sự kiên định, ngọt ngào và dịu dàng của mẹ đã tạo nên sức mạnh to lớn để giữ tôi bước đi trên con đường ngay chính. Chính mẹ đã tạo ra tôi. Bà rất tin tưởng và chắc chắn về tôi và tôi cảm thấy rằng tôi có điều gì đó để sống, một ai đó mà tôi không thể làm cho thất vọng", Edison nói.

Matthew Josephson, tác giả cuốn tiểu sử về Edison, đã viết về bà Nancy như sau: "Bà không ép buộc hay khuyên con trai học hành. Bà chỉ cố gắng kích thích sự hứng thú của con bằng cách đọc cho con nghe những tác phẩm văn học xuất sắc. Bà ấy là một người mẹ tuyệt vời".

Edison qua đời ở tuổi 84. Những năm tháng cuối đời, ông Edison cũng từng chia sẻ: "Mẹ tôi chính là người đã làm nên con người tôi. Mẹ luôn tin tưởng và biết tôi sẽ làm được. Chính điều đó đã giúp tôi có niềm tin vào cuộc sống và không bao giờ khiến tôi thất vọng".

Nguồn: giadinh.net