Ăn gan cá có tốt không

Đúng là trong gan cá mập có rất nhiều vitamin A nhưng nếu bạn ăn nhiều gan cá mập lại có nguy cơ bị trúng độc vitamin A. Bởi vì, trong máu người thông thường có từ 50-100 đơn vị quốc tế vitamin A. Khi lương vitamin A trong cơ thể lên đến 800 – 1.200 đơn vị thì quốc tế thì đã bị trúng độc. Trong khi đó, nếu bạn chỉ cần ăn 0,25mg gan cá mập đã tương đương hấp thu gần 2 triệu đơn vị quốc tế vitamin A.

Mùa thu là mùa tốt nhất để bồi bổ cho cơ thể bằng các loại cá. Với hương vị tươi ngon, hàm lượng dinh dưỡng và protein cao, dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, đồng thời hàm lượng chất béo thấp, cá được coi là thực phẩm có lợi cho sức khoẻ.

Ăn gan cá có tốt không


Hàm lượng protein trong cá cao gấp 2 lần thịt lợn, dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể. Hàm lượng chất béo thấp. Không chỉ vậy axit béo trong chất béo của cá còn có tác dụng phòng ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch.

Ngoài ra, trong thịt cá còn chứa các dưỡng chất như vitamin D, canxi...có tác dụng phòng ngừa chứng loãng xương. Chị em mỗi ngày ăn 1 lượng thịt cá nhất định còn có tác dụng tăng cường khả năng thụ thai. Bà bầu ăn nhiều cá có lợi ích nhất định trong việc phát triển trí tuệ cho thai nhi.

Cá trắm cỏ: Ôn trung bổ suy

Cá trắm cỏ là loại cá phổ biến thường gặp có công dụng làm ấm dạ dày, bình gan, ôn trung bổ suy.

Cá trắm cỏ ăn cùng đậu phụ vừa có công dụng bồi bổ, vừa điều hoà dạ dày, lợi tiểu, tiêu phù; có tác dụng đặc biệt đối với hệ tim mạch và sự phát triển xương cốt của trẻ. Món ăn này có thể dùng cho người bị mỡ máu cao, trẻ em phát triển không tốt, người bị sưng phù, phổi kết hạch, ít sữa sau sinh... Cá trắm hấp còn mang lại công dụng sáng mắt, thích hợp cho người già dùng để bồi bổ sức khoẻ.

Lưu ý: Gan cá trắm cỏ có độc, không nên ăn.

Cá đai biển: Bồi bổ ngũ tạng

Cá đai có công hiệu làm ấm dạ dày, bổ suy, trừ gió, bồi bổ ngũ tạng, có tác dụng hỗ trợ trị liệu rất tốt cho bệnh viêm gan mãn tính. Tuy nhiên, cá đai rất tanh, nên khi chế biến, nên làm các món như kho tộ, hoặc sốt chua ngọt.
Theo Đông y, cá đai có công dụng dưỡng gan, trừ gió, cầm máu, rất hữu hiệu trong việc trị liệu chứng ra máu, trĩ, phù... Vảy cá đai được dùng làm nguyên liệu chế thuốc giải nhiệt, chống phù.
Trong vảy cá chứa nhiều loại axit béo không no, có tác dụng làm giảm cholesterol rõ rệt.
Do đó, loại cá này thích hợp cho người bệnh lâu ngày khiến cơ thể suy nhược, thiếu máu dẫn đến chóng mặt, hụt hơi, người thiếu lực, người ăn ít gầy gò, người thiếu dinh dưỡng...
Theo Đông y, cá đai có công dụng khai vị, làm ấm dạ dày, bổ suy, nhuận da, làm đẹp.
Lưu ý: Người bị trĩ nên hạn chế dùng.




Cá bống: Ôn trung ích khí

Cá bống có công dụng ôn trung ích khí, làm ấm dạ dày, nhuận da...là thực phẩm bổ khí dưỡng sinh. Cá bống cũng chứa hàm lượng collagen phong phú, vừa có tác dụng tăng cường sức khoẻ, lại có thể làm đẹp, được coi là thực phẩm lý tưởng cho làn da của chị em, giúp giải quyết các vấn đề như da thô, gàu, tóc khô rụng...

Cá là loại thực phẩm rất bổ dưỡng, nhưng không phải bộ phận nào của cá cũng đều ăn được, nếu ăn phải những chất độc có trong cá thì sẽ gây hại cho cơ thể. Vậy thì cá có những bộ phận nào mà chúng ta không nên ăn?

Ăn gan cá có tốt không

1. Túi mật

Cá có một số bộ phận mà chúng ta không được ăn một cách “mù quáng”, đặc biệt là những người thường xuyên ăn túi mật của cá, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Túi mật cá là thứ không nên ăn bởi bên trong túi mật có chứa mật – chất mà cá cần sử dụng trong việc tiêu hóa thức ăn.

Nếu cứ ăn cá mà không loại bỏ túi mật và các cơ quan nội tạng khác của cá, chúng ta cũng sẽ ăn phải các chất có hại trong túi mật, có thể làm tăng gánh nặng giải độc của gan do sự tích tụ của các chất độc, lâu dần sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Do đó, nên loại bỏ túi mật cá khi ăn để phòng ngừa việc sức khỏe bị ảnh hưởng xấu.

2. Gan

Khi ăn cá cần phải làm sạch sẽ nội tạng của cá, nếu không có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ở cá có những bộ phận chứa chất độc mà chúng ta không nên tùy tiện ăn để tránh gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Có rất nhiều người thích ăn gan cá, nhưng tương tự như gan người, gan cá cũng là cơ quan thải độc quan trọng của cá, nếu là một số những loài cá sống trong thiên nhiên, ít nhiều thì gan đều sẽ tích tụ chất độc. Khi ăn gan cá có thể sẽ gây hại cho sức khỏe do các chất độc bị hấp thu vào cơ thể quá nhiều. Vì vậy, nhằm tránh việc cơ thể bị tổn thương, cần chú ý ăn uống sao cho hợp lý, không nên thường xuyên ăn gan cá.

Ăn cá như thế nào tốt cho sức khỏe?

Không ăn cá sống

Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cá sống dưới nước, ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước. Các độc chất này tích lũy lâu ngày trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc dị ứng, tim mạch, suy gan, thận, bệnh về đường tiêu hóa cho người. 

Ngoài ra, gan mật phát bệnh chủ yếu là do bệnh sán lá gan. Người ăn các món sống hoặc chưa nấu chín sẽ mang theo sán lá gan vào cơ thể, đặc biệt là khi ăn thủy sản nước ngọt như cá, tôm, ốc, các loại dễ nhiễm ký sinh trùng do môi trường sống ô nhiễm.

Ký sinh trùng nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người, thậm chí cư trú trong ruột nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2 m và gây ra những cơn đau quằn quại...

Không ăn cá khi đói

Người bị gút nên hạn chế ăn cá khi đói để tránh làm bệnh thêm trầm trọng. Nguyên nhân là ăn cá khi bụng rỗng sẽ làm tăng lượng purine chuyển hóa thành dạng axit uric, một loại axit làm tổn thương ở mô, dẫn đến bệnh gút. 

Khi dùng thuốc ho

Theo bác sĩ, người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng. Trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều có thể gây dị ứng, không có lợi cho sức khoẻ.

Sử dụng thuốc ho hay các thuốc kháng sinh liều cao cũng không nên ăn cá vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Ai không nên ăn cá?

Người mắc bệnh gút, dị ứng nên tìm hiểu kỹ trước khi ăn cá để bảo vệ sức khỏe.

Người bị rối loạn, suy giảm chức năng gan, thận nghiêm trọng cũng nên hạn chế ăn do cá giàu protein. Khi tiêu thụ quá mức khiến bệnh trở nên trầm trọng.

Người lớn cần cẩn thận để tránh hóc xương khi cho trẻ ăn cá bằng cách chọn cá ít xương hoặc vứt bỏ hết xương trước khi cho trẻ ăn.