Bài tập lịch sử lớp 6 trang 7

Giải Vở bài tập Lịch sử lớp 4 bài 1: Nước Văn Lang có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập. Toàn bộ bài giải cho các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức Lịch sử 4 Chương 1. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Vở bài tập Lịch sử lớp 4 bài 1

  • Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 5 Câu 1
  • Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 5 Câu 2
  • Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 7 Câu 3
  • Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 8 Câu 4
  • Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 8 Câu 5

Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 5 Câu 1

Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng.

Nước Văn Lang ra đời cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?

☐ Khoảng 700 năm.

☐ Khoảng 1700 năm.

☐ Khoảng 2700 năm.

☐ Khoảng 3700 năm.

Đáp án

Nước Văn Lang ra đời cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?

Chọn: Khoảng 2700 năm.

Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 5 Câu 2

Quan sát các hình sau:

Hãy điền tên vật trong các hình đã quan sát vào chỗ thích hợp:

Bài tập lịch sử lớp 6 trang 7

Hãy điền tên vật trong các hình đã quan sát vào chỗ thích hợp:

- Có công dụng trong cuộc sống:

+ Dùng để làm ruộng:

+ Dùng cho sinh hoạt, ăn, uống:

+ Dùng để làm quần áo:

+ Dùng làm đồ trang sức:

+ Dùng làm vũ khí:

- Là sản phẩm của nghề:

+ Đúc đồng:

+ Làm đồ gốm:

+ Ươm tơ, dệt vải:

Đáp án

- Có công dụng trong cuộc sống:

+ Dùng để làm ruộng: lưỡi cày

+ Dùng cho sinh hoạt, ăn, uống: Muôi (vá, môi), đồ gốm, lưỡi câu.

+ Dùng để làm quần áo: mảnh vải.

+ Dùng làm trang sức: hình nhà sàn, vòng trang sức

+ Dùng làm vũ khí: rìu lưỡi xéo, giáo mác, dao găm.

- Là sản phẩm của nghề:

+ Đúc đồng: muôi, lưỡi cày, rìu lưỡi xéo, vòng trang sức, lưỡi câu, giáo mác, dao găm.

+ Làm đồ gốm: đồ gốm.

+ Ươm tơ, dệt vải: mảnh vải, hình nhà sàn.

Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 7 Câu 3

Điền các từ ngữ: lạc hầu, lạc tướng, vua, nô tì, lạc dân vào chỗ trống của sơ đồ cho là đúng:

Đáp án

Bài tập lịch sử lớp 6 trang 7

Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 8 Câu 4

Qua quan sát hình và đọc bài trong SGK, em hãy điền vào các cột để biết người Lạc Việt ăn, mặc, ở, sinh hoạt lễ hội như thế nào?

Ăn

Mặc và trang sức

Lễ hội

Đáp án

Ăn

Mặc và trang sức

Lễ hội

Lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu. Nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm, …

Trồng đay, gai trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Làm vòng tay, hoa tai, trống, chiêng, lục lạc. Đúc đồng lam giáo, mác, mũi tên, lưỡi rìu, lưỡi cày, … nặn nồi niêu; đan rổ, rá, gùi, nong, đan thuyền na, đóng thuyền gỗ.

Nhà sàn tránh thú dữ. Họp nhau thành các làng bản. Thờ thần Đất, Mặt trời. Tục nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc, cạo trọc đầu, … Phụ nữ thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay bằng đá, đồng.

Thường hóa trang, vui chơi, nhảy múa theo nhịp trống đồng. Các trai làng đua thuyền trên sống hoặc đấu vật trên những bãi đất rộng.

Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 8 Câu 5

Viết một đoạn văn ngắn nói về cuộc sống ăn, ở, sinh hoạt lễ hội của người Lạc Việt thời Hùng Vương.

Đáp án

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào. Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành." Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Chi tiết: Viết đoạn văn nói về cuộc sống ăn, ở, sinh hoạt lễ hội của người Lạc Việt....

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Trên đây là toàn bộ phần hướng dẫn giải Vở bài tập Lịch sử lớp 4 bài 1. Các nội dung bài giải bám sát chương trình học để các em học sinh củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học, ôn tập và làm bài về nhà đạt kết quả cao.

Tham khảo lời giải Lịch sử lớp 4 bài 1 khác: Giải bài tập SGK Lịch sử 4 bài 1: Nước Văn Lang.

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 2 – Cách tính thời gian trong lịch sử, sách giáo khoa Lịch sử lớp 6. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 bài 2 trang 7 sgk Lịch sử 6 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 6.

Lý thuyết

1. Tại sao phải tính thời gian?

Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện, xảy ra vào những thời gian khác nhau. Con người, nhà cửa, làng mạc, phố xá, xe cộ … đều ra đời, đổi thay. Xã hội loài người cũng vậy. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp tất cả các sự kiện đó lại theo thứ tự thời gian.

Như vậy, việc xác định thời gian là thực sự cần thiết.

Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.

Từ xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian. Họ đã nhận thấy nhiều hiện tượng tự nhiên lặp đi, lặp lại một cách thường xuyên, như hết sáng đến tối, hết mùa nóng đến mùa lạnh … Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng. Cơ sở để xác định thời gian được bắt đầu từ đây.

2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?

Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng và làm ra lịch.

NHỮNG NGÀY LỊCH SỬ VÀ KỈ NIỆM

(Theo thứ tự tháng âm lịch)

– Ngày 2-1 Mậu Tuất (7-2-1418): Khởi nghĩa Lam Sơn.

– Ngày 5-1 Kỉ Dậu (30-1-1789): Chiến thắng Đống Đa, Quang Trung đại phá quân Thanh.

– Tháng 2 Canh Tí (3-40): Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

– Ngày 8-3 Mậu Tí (9-4-1288): Chiến thắng Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên.

– Ngày 10-3: Giỗ tổ Hùng Vương.

– Ngày 20-9 Đinh Mùi (10-10-1427): Chiến thắng Chi Lăng, Lê Lợi đại phá quân Minh.

Người xưa đã phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút…

Tuy nhiên, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực có cách làm lịch riêng. Nhìn chung có hai cách chính : theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất (âm lịch) và theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời (dương lịch).

3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?

Xã hội loài người ngày càng phát triển. Sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng. Nhu cầu thống nhất cách tính thời gian được đặt ra.

Dựa vào các thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-xu (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN).

Theo Công lịch, một năm có 12 tháng hay 365 ngày (năm nhuận thêm 1 ngày).

100 năm là 1 thế kỉ     .

1000 năm là 1 thiên niên kỉ.

Cách gi thứ tự thời gian như sau:

Bài tập lịch sử lớp 6 trang 7

Trước khi đi vào Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 bài 2 trang 7 sgk Lịch sử 6 chúng ta hãy trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:

Thảo luận

Trả lời câu hỏi trang 6 sgk Lịch sử 6

Xem lại hình 1 và 2 của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm?

Bài tập lịch sử lớp 6 trang 7

Trả lời:

Nhìn qua thì chúng ta không thể nhận biết được mà phải dựa vào những kí hiệu, những quy định nào đó. Người xưa đã có cách tính và cách ghi thời gian. Vì vậy, xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử.

Hãy xem trên bảng ghi “Những ngày lịch sử và kỉ niệm” có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào?

Trả lời:

Trên bảng ghi “Những ngày lịch sử và kỉ niệm”:

– Có 3 đơn vị thời gian: ngày, tháng, năm.

– Có 2 loại lịch: âm lịch và dương lịch.

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 bài 2 trang 7 sgk Lịch sử 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!

Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi, giải bài tập lịch sử 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 bài 2 trang 7 sgk lịch sử 6 của Bài 2 – Cách tính thời gian trong lịch sử cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Bài tập lịch sử lớp 6 trang 7
Trả lời câu hỏi 1 2 bài 2 trang 7 sgk Lịch sử 6

1. Trả lời câu hỏi 1 bài 2 trang 7 sgk Lịch sử 6

Tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 so với năm nay.

Trả lời:

Bảng cách tính thời gian (theo thế kỉ và năm) ở bảng trang 6 so với năm nay (2018).

Bài tập lịch sử lớp 6 trang 7

2. Trả lời câu hỏi 2 bài 2 trang 7 sgk Lịch sử 6

Theo em, vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch?

Trả lời:

Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch, vì:

– Cơ sở tính âm lịch là dựa trên sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất, cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ lâu đời. Vì vậy, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất nông nghiệp theo đúng thời vụ.

– Tổ tiên chúng ta từ xưa đã sử dụng âm lịch nên những ngày lễ, tết cổ truyền, những ngày cúng, giỗ,… chúng ta đều dùng ngày âm lịch. Vì thế, cần phải ghi thêm ngày âm lịch tương ứng với ngày dương lịch.

Bài trước:

  • Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 1 trang 5 sgk Lịch sử 6

Bài tiếp theo:

  • Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 3 trang 10 sgk Lịch sử 6

Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 6 với trả lời câu hỏi 1 2 bài 2 trang 7 sgk Lịch sử 6!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“