Bài Tập tính Toán về sinh trưởng của vi sinh vật có đáp an

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

  • Giải Sinh Học Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
  • Giải Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 25 trang 99:

– Sau thời gian của một thế hệ, số tế bào tế bào như thế nào?

– Nếu số lượng tế bào ban đầu No không phải là 1 tế bào mà là 105 tế bào thì sau 2 giờ số lượng tế bào trong bình (N) là bao nhiêu?

Trả lời:

– Sau 1 thế hệ, số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi

– Ta có thời gian thế hệ là g = 20’; t= 2h = 120’

Vậy số lần phân chia là: lần

Số tế bào trong bình sau 2h là: = 105 × 26 tế bào.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 25 trang 100: Hãy tính số lần phân chia của E.coli trong 1 giờ?

Trả lời:

Số lần phân chia của E.coli trong 1 giờ là:

n = t/g = 60/20 = 3 lần

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 25 trang 101: Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha nào?

Trả lời:

Ta nên dừng ở pha cân bằng vì số lượng vi sinh vật đạt cực đại và không đổi theo thời gian.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 25 trang 101: Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì?

Trả lời:

Để không xảy ra pha suy vong, người ta cần bổ sung liên tục chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra 1 lượng dịch nuôi cấy tương đương.

Câu 1 trang 101 Sinh học 10: Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Trả lời:

Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn:

– Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

– Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.

– Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.

– Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

Câu 2 trang 101 Sinh học 10: Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?

Trả lời:

Khi nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần thời gian để làm quen với môi trường (các hợp chất của môi trường cảm ứng để hình thành các enzim tương ứng), còn trong nuôi cấy liên tục thi môi trường ổn định vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.

Câu 3 trang 101 Sinh học 10: Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?

Trả lời:

– Trong nuôi cấy không liên tục các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại qua trao đổi tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, tính thẩm thấu của màng bị thay đổi, làm cho vi khuẩn bị thủy phân.

– Còn trong nuôi cấy liên tục các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng tự thủy phân của vi khuẩn.

Được chia sẻ hoàn toàn miễn phí trên trang lltb3d.com tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 10: Sinh trưởng và sinh sản của thực vật giúp các bạn học sinh lớp 10 ngày càng học tập tốt hơn môn Sinh học. Ngoài ra đây còn là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô.

Bạn đang xem: Bài tập về sinh trưởng của vi sinh vật có đáp án

Bài tập trắc nghiệm sinh học lớp 10: Phân bào

Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 10: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 10: Sinh trưởng và sinh sản của thực vật

Câu 1: Sinh trưởng của vi sinh vật là:

A. Sự tăng số lượng tế bào và kích thước của quần thể.B. Sự tăng số lượng và kích thước tế bào.C. Sự tăng khối lượng và kích thước tế bào.D. Sự tăng số lượng và khối lượng tế bào.


Câu 2: Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng nhanh là nhờ:

A. Kích thước nhỏ.B. Phân bố rộng.C. Chúng có thể sử dụng nhiều chất dinh dưỡng khác nhau.D. Tổng hợp các chất nhanh.

Câu 3: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của phương pháp nuôi cấy vi sinh vật không liên lục?

A. Điều kiện môi trường được duy trì ổn định.B. Pha lũy thừa thường chỉ được vài thế hệ.C. Không đưa thêm chất dinh dưỡng vào môi trường nuôi cấy.D. Không rút bỏ các chất thải và sinh khối dư thừa.

Câu 4: Khi nói về sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1- Trong nuôi cấy không liên tục có 4 pha: Tiềm phát → Luỹ thừa → Cân bằng → Suy vong.2- Trong nuôi cấy liên tục có 2 pha: Luỹ thừa → Cân bằng.3- Trong nuôi cấy liên tục quần thể VSV sinh trưởng liên tục, mật độ VSV tương đối ổn định.4- Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh ở pha cân bằng.5- Mục đích của 2 phương pháp nuôi cấy là để nghiên cứu và sản xuất sinh khối.


Phương án trả lời:

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 5: Trật tự đúng của quá trình ST của quần thể VSV trong môi trường nuôi cấy không liên tục là

A. Pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong.B. Pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong.C. Pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng.D. Pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong.

Câu 6: Thời gian pha tiềm phát phụ thuộc:

(1). Loại VSV.(2). Mức độ sai khác giữa môi trường đang sinh trưởng với môi trường trước đó.(3). Giai đoạn đang trải qua của các tế bào được cấy.(4). Tùy kiểu nuôi cấy.

Phương án đúng:

A. 1, 2 B. 1, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 1, 4

Câu 7: Nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy liên tục là:

A. Luôn lấy ra các sản phẩm nuôi cấyB. Luôn đổi mới môi trường và lấy ra sản phẩm nuôi cấy.C. Không lấy ra các sản phẩm nuôi cấy.D. Luôn đổi mới môi trường nhưng không cần lấy ra sản phẩm nuôi cấy.

Câu 8: Trong nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể vi khuẩn đạt cực đại và không đổi ở pha:

A. Cân bằng và luỹ thừa.B. Tiềm phát và suy vong.C. Tiềm phát và luỹ thừa.D. Luỹ thừa.

Câu 9: Thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể vi sinh vật tăng gấp đôi gọi là:


A. Thời gian nuôi cấy.B. Thời gian thế hệ (g).C. Thời gian phân chia.D. Thời gian sinh trưởng.

Câu 10: Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?

A. 2 giờ B. 60 phút C. 40 phút D. 20 phút

Câu 11: Có một tế bào vi sinh vật, thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu?

A. 8. B. 16. C. 32. D. 64.

Câu 12: Nuôi cấy 2 chủng vi khuẩn vào 2 môi trường dinh dưỡng thích hợp, mỗi môi trường 5 ml. Chủng thứ nhất với 106 tế bào, chủng thứ hai với 2.102 tế bào. Sau 6 h nuôi cấy số lượng chủng một: 8.108 tế bào/ml, chủng thứ hai: 106 tế bào/ml. Thời gian một thế hệ mỗi chủng 1 và 2 lần lượt là:

A. 30 và 25 phút B. 25 và 30 phútC. 40 và 35 phút D. 35 và 40 phút

Câu 13: Trong một quần thể nuôi cấy vi sinh vật, số lượng tế bào ban đầu là 100. Sau 120 phút số lượng tế bào trong quần thể là 800. Thời gian thế hệ của quần thể đó là:

A. 30 phút. B. 40 phút. C. 50 phút. D. 60 phút.

Câu 14: Nếu bắt đầu nuôi 13 tế bào vi khuẩn thì sau 3 giờ, lượng tế bào đạt được là 208. Thời gian thế hệ là bao nhiêu?

A. 60 phút. B. 30 phút. C. 45 phút. D. 120 phút.

Câu 15: Số lượng tế bào vi khuẩn E.coli sau nuôi cấy thu được 320.000 tế bào. Thời gian để VK phân chia tăng số lượng tế bào, biết số lượng tế bào ban đầu cấy vào là 104, thời gian thế hệ của VK ở 400 C là 20 phút.


A. 1giờ 30 phút B. 1giờ 45 phút.C. 1giờ 20 phút. D. 1giờ 40 phút.

Xem thêm: Hành Trình Vào Những Góc Tăm Tối Của Internet 5 : Khi Fbi Vào Cuộc

Câu 16: Trong một quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2 giờ là:

A. 104.23 B. 104.25 C. 104.24 D. 104.26

Câu 17: Hình thức sinh sản hầu hết ở các SV nhân sơ là:

A. Phân đôi. B. Nảy chồi. C. Tiếp hợp. D. Tạo bào tử.

Câu 18: Vi sinh vật nào sau đây sinh sản bằng cả bào tử vô tính và bào tử hữu tính?

A. Nấm mốc. B. Xạ khuẩn.C. Vi khuẩn. D. Động vật nguyên sinh.

Câu 19: Vi sinh vật nào thường sinh sản bằng nảy chồi?

A. Nấm men. B. Nấm rơm.C. Vi khuẩn. D. Động vật nguyên sinh.

Câu 20: Ưu điểm của sinh sản bằng bào tử so với các hình thức sinh sản khác là:

A. Giúp cho vi sinh vật có khả năng phát tán rộng, hạn chế tác động có hại của môi trường.B. Tiết kiệm thời gianC. Tiết kiệm vật chấtD. Tạo ra số lượng lớn tế bào trong thời gian ngắn.

Câu 21: Vi sinh vật sống kí sinh trong cơ thể người thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?

A. Nhóm ưa nóng. B. Nhóm ưa lạnh.C. Nhóm ưa ấm. D. Nhóm chịu nhiệt.

Câu 22: Chất nào trong số các chất sau có thể vừa dùng để bảo quản thực phẩm, vừa dùng để nuôi cấy vi sinh vật?

A. Đường, muối ăn và các hợp chất có trong sữa.B. Muối ăn và các hợp chất phenol.C. Đường và chất kháng sinh.D. Đường và muối ăn.

Câu 23: VSV ưa thẩm thấu có thể sinh trưởng bình thường ở môi trường:

A. Axit. B. Dầu, mỡ.C. Các loại mứt quả. D. Nghèo dinh dưỡng.

Câu 24: Cơ chế tác động của hợp chất phênol là gì?

A. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất.B. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hoá mạnh.C. Biến tính các prôtêin, các loại màng tế bào.D. Ôxi hoá các thành phần của tế bào.

Câu 25: Để khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện người ta thường sử dụng các hợp chất phenol vì:

A. gây biến tính các protein.B. diệt khuẩn có tính chọn lọc.C. làm bất hoạt các protein.D. oxi hóa các thành phần TB.


Câu 26: Trong những chất hữu cơ sau, chất nào là yếu tố sinh trưởng của vi khuẩn E. Coli?

A. Triptophan. B. Các axít amin. C. Các Enzim. D. Các vitamin.

Câu 27: Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha 5 – 10 phút?

A. Vì nước muối gây dãn nguyên sinh làm cho vi sinh vật bị vỡ ra.B. Vì nước muối vi sinh vật không phát triển.C. Vì nước muối gây co nguyên sinh, vi sinh vật không phân chia được.D. Vì nước muối làm vi sinh vật chết lập tức.

Câu 28: Cơ chế tác động của Iôt là gì?

A. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất.B. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hoá mạnh.C. Biến tính các prôtêin, các loại màng tế bào.D. Ôxi hoá các thành phần của tế bào.

Câu 29: Các tia tử ngoại thường:

A. Ion hóa các prôtêin và axit nuclêic của VSVB. Thiêu đốt các VSV, gây chết.C. Không gây đột biến ở VSV.D. Gây biến tính các axit nuclêic.

Câu 30: Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực:

A. Khử trùng phòng thí nghiệm.B. Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại.C. Tẩy trùng trong bệnh viện.D. Thanh trùng nước máy.

Câu 31: Các tia Rơnghen, tia Gamma sẽ

A. Ion hóa các prôtêin và axit nuclêic của VSVB. Thiêu đốt các VSV, gây chết.C. Không gây đột biến ở VSV.D. Gây mất nước ở VSV, gây chết.

Câu 32: Chất nào sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật và có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật khác?

A. Chất kháng sinh.B. Axit amin.C. Các hợp chất cacbonhiđrat.D. Axit pyruvic.

Câu 33: Đối với một số vi sinh vật, các chất nào sau đây có thể coi là yếu tố sinh trưởng?