Bài tập tự luận chương dung dịch Hóa 8

Đề bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1. 200 ml dung dịch H2SO4 0,5 M có số gam H2SO4 là

A. 98 gam.                               B. 980gam.

C. 9,8 gam.                              D. 0,98 gam.

Câu 2. Cho thêm nước vào 400 gam dung dịch HC1 3,65% để tạo 2 lít dung dịch.

Nồng độ mol của dung dịch là

A. 2 M.                           B. 3 M.                   C. 0,5 M.                 D. 0,2M.

Câu 3. Những oxit tan trong nước tạo thành dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là

A. K2O, BaO, A12O3. 

B. CaO, BaO, K2O.

C. FeO, SO2, N2O5.   

D. Fe3O4, Na2O, CaO.

Câu 4. Dãy muối nào sau đây có tên gọi chung là muối nitrat?

A. KNO3, FeS, Cu(NO3)2, AlCl3.

B. FeSO4, Mg(NO3)2, Ca3(PO4)2, NaNO3.

C. KNO3, Cu(NO3)2, Mg(NO3)2, A1(NO3)3.

D. Na2CO3, NaHCO3, CaCO3, CaHPO4.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.

B. Khí hiđro có nhiều ứng dụng chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi

cháy tỏa nhiệt.

C. Độ tan của một chất là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo dung dịch

bão hoà ớ một nhiệt độ xác định.

D. Oxit là hợp chất của oxi.

Câu 6. Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất độ tan của chất khí trong nước:

A. Không tăng và không giảm.                                        B.  Đều giảm.

C. Có thể tăng và có thể giảm.                                        D. Đều tăng.

Lời giải chi tiết

Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm

Câu 1. C          Câu 2. D         Câu 3. B         Câu 4. C         Câu 5. D         Câu 6. D

Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1. (3,5 điểm)

PTHH: SO3 + H2O \(\to\) H2SO4

          80 gam                 98 gam

          10 gam                 12,25 gam

\(\dfrac{{7,84}}{{100}} = \dfrac{{12,5}}{{10 + m}}\)

\(\Rightarrow m = 5,943(gam).\)     

Câu 2. (3,5 điểm)

Cho tàn đóm đỏ vào ba lọ đựng ba khí đó. Lọ nào làm tàn đóm đỏ bùng cháy là lọ đựng khí O2.

Cho hai khí còn lại qua bình đựng nước vôi trong, khí nào làm vẩn đục nước vôi trong là khí CO2,

PTHH: CO2 +Ca(OH)2 \(\to\) CaCO3  +H20

Loigiaihay.com

Bài 1: Thế nào là dung dịch dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa? Hãy dẫn ra những thí dụ để minh họa.

Lời giải:

a) Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

b) Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

Thí dụ: Cho dần dần và liên tục muối ăn vào cốc nước, khuấy đều, nhẹ.

Nhận xét: Ở giai đoạn đầu ta được dung dịch muối ăn, vẫn có thể hòa tan thêm muối ăn.

Ở giai đoạn sau ta được dung dịch muối ăn không thể hòa tan thêm muối ăn. Ta có dung dịch muối ăn bão hòa (lọc qua giấy lọc, có những tinh thể không tan).

Giải bài 2 trang 138 SGK Hóa 8

Bài 2: Em hãy mô tả những thí nghiệm để chứng minh rằng muốn hòa tan nhanh một chất rắn trong nước ta có thể chọn những biện pháp nghiền nhỏ chất rắn, đun nóng, khuấy dung dịch.

Lời giải:

– Cho cùng một lượng muối mỏ(tinh thể rất nhỏ) và muối hột hòa tan vào 2 cốc có cùng một thể tích nước và khuấy đều như nhau, ta nhận thấy muối mỏ tan nhanh hơn muối bột.

– Cho một khối lượng đường như nhau vào 2 cốc thủy tinh có cùng thể tích nước. Một cốc để nhiệt độ phòng, một cốc đun nóng. Ta thấy cốc đun nóng đường tan nhanh hơn cốc không đun nóng.

Giải bài 3 trang 138 SGK Hóa 8

Bài 3: Em hãy mô tả cách tiến hành những thí nghiệm sau:

a) Chuyển đổi từ một dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa (ở nhiệt độ phòng).

b) Chuyển đổi từ một dung dịch NaCl chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa (ở nhiệt độ phòng).

Lời giải:

a) Thêm nước (ở nhiệt độ phòng) vào dung dịch NaCl bão hòa được dung dịch chưa bão hòa.

b) Thêm NaCl vào dung dịch chưa bão hòa, khuấy tới khi dung dịch không hòa tan thêm được NaCl. Lọc qua giấy lọc, nước lọc là dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng.

Giải bài 4 trang 138 SGK Hóa 8

Bài 4: Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC) 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường 3,59 gam muối ăn.

a) Em hãy dẫn ra những thí dụ về khối lượng của đường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước.

b) Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước; 3,5gam muối ăn vào 10 gam nước (nhiệt độ phòng thí nghiệm).

Lời giải:

a) Hòa tan 15g đường (khối lượng đường nhỏ hơn 20g) trong 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm được dung dịch đường chưa bão hòa.

Hòa tan 2g muối ăn (khối lượng muối ăn nhỏ hơn 3,59g) trong 10g nước ở nhiệt độ phòng thì nghiệm được dung dịch muối ăn NaCl chưa bão hòa.

b) Khuấy 25g đường vào 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm được dung dịch đường bão hòa còn lại 25 – 20 = 5g đường không tan dưới đáy cốc ( do 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20g đường)

Nếu khuấy 3,5g NaCl vào 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm thì toàn bộ lượng muối sẽ tan hết, được dung dịch NaCl chưa bão hòa.(do 10g nước hòa tan được 3,59 g muối ăn).

Giải bài 5 trang 138 SGK Hóa 8

Bài 5: Trộn 1ml rượu etylic (cồn) với 10ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng:

A. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.

B. Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.

C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.

D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

Lời giải:

Rượu etylic tan vô hạn trong nước hoặc có thể nói nước tan vô hạn trong rượu etylic.Theo đề bài cho V rượu etylic (1ml) ít hơn V nước (10ml) nên câu a diễn đạt đúng.

Giải bài 6 trang 138 SGK Hóa 8

Bài 6: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

Dung dịch là hỗn hợp:

A. Của chất rắn trong chất lỏng.

B. Của chất khí trong chất lỏng.

C. Đồng nhất của chất rắn và dung môi.

D. Đồng nhất của dung môi và chất tan.

E. Đồng nhất của các chất rắn lỏng và khí trong dung môi.

Lời giải:

Câu trả lời đúng nhất: D.

Lý thuyết Hóa học 8 Bài 40: Dung dịch hay, chi tiết

1. Dung môi – chất tan – dung dịch

Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan

VD: Trong nước đường, đường là chất tan, nước là dung môi của đường, nước đường là dung dịch

2. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa

Ở một nhiệt độ xác định:

– Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa thêm chất tan

– Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa thêm chất tan

3. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn

– Khuấy dung dịch

– Đun nóng dung dịch

– Nghiền nhỏ chất rắn

Bài tập tự luyện

Bài 1: Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là  

A. muối NaCl. 

B. nước. 

C. muối NaCl và nước.           

D. dung dịch nước muối thu được.

Lời giải:

Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là muối NaCl.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 2: Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là  

A. Dung môi 

B. Dung dịch bão hòa 

C. Dung dịch chưa bão hòa                

D. Cả A và B

Lời giải:

Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là dung dịch bão hòa.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 3: Làm sao để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn?  

A. khuấy dung dịch. 

B. đun nóng dung dịch. 

C. nghiền nhỏ chất rắn.           

D. cả ba cách đều được.

Lời giải:

Để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn thì ta cần:

– Khuấy dung dịch

– Đun nóng dung dịch

– Nghiền nhỏ chất rắn

Đáp án cần chọn là: D

Bài 4: Dung dịch chưa bão hòa là  

A. Dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

B. Tỉ lệ 2 : 1 giữa chất tan và dung môi.

C. Tỉ lệ 1 : 1 giữa chất tan và dung môi.

D. Làm quỳ tím hóa đỏ.

Lời giải:

Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 5: Vì sao đun nóng dung dịch cũng là một phương pháp để chất rắn tan nhanh hơn trong nước?

A. Làm mềm chất rắn.

B. Có áp suất cao.

C. Ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử và bề mặt chất rắn.

D. Do nhiệt độ cao các chất rắn dễ nóng chảy hơn.

Lời giải:

Đun nóng dung dịch cũng là một phương pháp để chất rắn tan nhanh hơn trong nước vì: Ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử và bề mặt chất rắn.

Đáp án cần chọn là: C

Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 40 (có đáp án): Dung dịch

Câu 1: Chọn câu đúng

A. Dung dịch là hợp chất đồng nhất của dung môi và chất tan

B. Nước đừơng không phải là dung dịch

C. Dầu ăn tan được trong nước

D. Có 2 cách để chất rắn hòa tan trong nước

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 2: Xăng có thể hòa tan

A. Nước

B. Dầu ăn

C. Muối biển

D. Đường

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 3: Biện pháp để quá trình hòa tan chất rắn trong nước nhanh hơn là

A. Cho đá vào chất rắn

B. Nghiền nhỏ chất rắn

C. Khuấy dung dịch

D. Cả B&C

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 4: Dung dịch chưa bão hòa là

A. Dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan

B. Tỉ lệ 2:1 giữa chất tan và dung môi

C. Tỉ lệ 1:1 giữa chất tan và dung môi

D. Làm quỳ tím hóa đỏ

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 5: Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là

A. Nước và đường

B. Dầu ăn và xăng

C. Rượu và nước

D. Dầu ăn và cát

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 6: Chất tan tồn tại ở dạng

A. Chất rắn

B. Chất lỏng

C. Chất hơi

D. Chất rắn, lỏng, khí

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 7: Chọn đáp án sai

A. Dung dịch là hợp chất đồng nhất của dung môi và chất tan

B. Xăng là dung môi của dầu ăn

C. Nước là dung môi của dầu ăn

D. Chất tan là chất bị tan trong dung môi

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 8: Vì sao đúng nóng dung dịch cũng là một phương pháp để chất rắn tan nhanh hơn trong nước

A. Làm mềm chất rắn

B. Có áp suất cao

C. Ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn làm tang số lần va chạm giữa các phân tử và bề mặt chất rắn

D. Do nhiệt độ cao

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 9: Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì

A. Chất tan

B. Dung môi

C. Chất bão hòa

D. Chất chưa bão hòa

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 10: Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là

A. Dung môi

B. Dung dich bão hòa

C. Dung dich chưa bão hòa

D. Cả A&B

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải Hóa 8 bài 39: Bài thực hành 6

Tính chất hóa học của nước

Bài 1 (trang 133 SGK Hóa 8): Nêu hiện tượng quan sát được, giải thích và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong ba thí nghiệm trên.

Lời giải:

Thí nghiệm 1

– Hiện tượng

Miếng Na tan dần.

Có khí thoát ra.

Miếng giấy lọc có tẩm phenolphtalein đổi thành màu đỏ.

– Phương trình hóa học: 2Na + H2O → 2NaOH + H2.

– Giải thích: Do Na phản ứng rất mạnh với nước tạo dung dịch bazo làm phenol chuyển hồng, phản ứng giải phóng khí H2.

Thí nghiệm 2

– Hiện tượng: Mẩu vôi nhão ra và tan dần

Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.

Dung dịch đổi quỳ tím thành màu xanh (nếu dùng phenolphtalein thì đổi thành màu đỏ)

– Phương trình hóa học: CaO + H2O → Ca(OH)2.

– Giải thích: CaO tan trong nước tạo dung dịch Ca(OH)2 có tính bazo làm quỳ tím chuyển xanh (phenolphtalein chuyển hồng), phản ứng tỏa nhiệt.

Thí nghiệm 3

– Hiện tượng: Photpho cháy sáng.

Có khói màu trắng tạo thành.

Sau khi lắc khói màu trắng tan hết.

Dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

4P + 5O2 → 2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.

– Giải thích:

Photpho đỏ phản ứng mạnh với khí Oxi tạo khói trắng là P2O5. P2O5 là oxit axit, tan trong nước tạo dung dịch axit H3PO4 là quỳ tím chuyển đỏ.

Giải Hóa 8 bài 41: Độ tan của một chất trong nước

Giải bài 1 trang 142 SGK Hóa 8

Bài 1: Hãy chọn câu trả lời nào là đúng nhất

Độ tan của một chất có trong nước ở nhiệt độ xác định là:

A. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung dịch.

B. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước.

C. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung môi để tao thành dung dịch bão hòa.

D. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

E. Số gam chất đó có thể tan trong 1 lit nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

Lời giải:

Câu trả lời đúng nhất: D)

Bài 2 (trang 142 SGK Hóa 8): 

Bài 2: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước:

A. đều tăng.

B. đều giảm.

C. phần lớn là tăng.

D. phần lớn là giảm.

E. không tăng cũng không giảm.

Lời giải:

Đáp án C đúng.

Giải bài 3 trang 142 SGK Hóa 8

Bài 3: Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:

A. đều tăng.

B. đều giảm.

C. có thể tăng và có thể giảm.

D. không tăng và cũng không giảm.

Lời giải:

Câu trả lời đúng là A.

Giải bài 4 trang 142 SGK Hóa 8

Bài 4: Dựa vào đồ thị về độ tan của các chất rắn trong nước (Hình 6.5 SGK Hóa 8 trang 145), hãy cho biết độ tan của các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl, Na2SO4 ở nhiệt độ 10oC và 60oC.

Lời giải:

Độ tanNaNO3KBrKNO3NH4ClNaClNa2SO4
10oC80g60g20g30g35g60g
60oC130g95g110g70g38g45g

Giải bài 5 trang 142 SGK Hóa 8

Bài 5: Xác định độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC, biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53g Na2CO3 trong 250g nước thì được dung dịch bão hòa.

Lời giải:

Ở nhiệt độ 18oC 250g nước hòa tan 53g Na2CO3 để tạo dung dịch bão hòa. Vậy ở nhiệt độ 18oC, 100g nước hòa tan Sg Na2CO3 tạo dung dịch bão hòa.

Theo định nghĩa về độ tan, ta có độ tan của Na2CO3 ở 18oC là 21,2g.

Lý thuyết Hóa học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước hay, chi tiết

1. Chất tan và chất không tan

Có chất không tan và có chất tan, có chất tan nhiều, có chất tan ít

Hầu hết axit đều tan trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3)

Phần lớn các bazơ đều không tan, trừ : NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 tan ít trong nước.

Muối:

– Những muối natri, kali đều tan

– Những muối nitrat đều tan

– Phần lướn các muối clorat, sunfat tan được. Phần lớn muối cacbonat không tan

2. Độ tan của một chất trong nước

a. Định nghĩa:

Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dng dịch bão hòa ở một nhiệt độ nhất định.

b. Những yếu tố ảnh hưởng:

– Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ. trong nhiều trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn cũng tăng theo. Số ít trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tăng lại giảm

– Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất

Bài tập tự luyện

Bài 1: Hòa tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam nước ở nhiệt độ 20oC thì thu được dung dịch bão hòa. Độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó là:  

A. 35,5 gam. 

B. 35,9 gam. 

C. 36,5 gam. 

D. 37,2 gam.

Lời giải:

Hòa tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam nước thu được dung dịch bão hòa

=> mct = 14,36 gam và mdm = 40 gam

Đáp án cần chọn là: B

Bài 2: Ở 20oC, khi hòa tan 40 gam kali nitrat vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa.  Vậy ở 20oC, độ tan của kali nitrat là:

A. 40,1 gam.

B. 44,2 gam.        

C. 42,1 gam.        

D. 43,5 gam.

Lời giải:

Độ tan của 1 chất là số gam chất đó hòa tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định

Đáp án cần chọn là: C

Bài 3: Tính độ tan của K2CO3 trong nước ở 20°C. Biết rằng ở nhiệt độ này hòa tan hết 45 gam muối trong 150 gam nước thì dung dịch bão hòa.  

A. 20 gam 

B. 45 gam 

C. 30 gam                    

D. 12 gam

Lời giải:

Hòa tan hết 45 gam muối trong 150 gam nước → dung dịch bão hòa

=> mct = 45 gam;  mdm = 150 gam

Đáp án cần chọn là: C

Bài 4: Ở 20oC, hòa tan m gam KNO3 vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là 42,105 gam. Giá trị của m là  

A. 40. 

B. 44.

C. 42

D. 43.

Lời giải:

Công thức tính độ tan:

Đáp án cần chọn là: A

Bài 5: Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36 gam. Khi mới hòa tan 15 gam NaCl vào 50 gam nước thì phải hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl để được dung dịch bão hòa?

A. 3 gam 

B. 18 gam             

C. 5 gam                      

D. 9 gam

Lời giải:

Gọi khối lượng NaCl cần hòa tan thêm là m

=> Khối lượng NaCl hòa tan vào 50 gam nước để tạo dd bão hòa là: mct = m + 15

Ta có: mdm = 50 gam

=> m = 3 gam

Đáp án cần chọn là: A

Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 41 (có đáp án): Độ tan của một chất trong nước

Câu 1: Axit không tan trong nước là

A. H2SO4

B. H3PO4

C. HCl

D. H2SiO3

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 2: Bazo không tan?

A. Cu(OH)2

B. Ca(OH)2

C. Ba(OH)2

D. NaOH

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 3: Chọn kết luận đúng

A. Muối clorua đều là muối tan

B. Muối sắt là muối tan

C. Muối của kim loại kiềm đều là muối tan

D. BaSO4 là muối tan

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 4: Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào

A. Nhiệt độ

B. Áp suất

C. Loại chất

D. Môi trường

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 5: Độ tan là gì

A. Số kilogam chất đó tan được trong một lít nước để tạo ra dung dich bão hòa để nhiệt độ xác định

B. Là số gam chất đó tan ít nhất trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa ở nhiệt độ xác định

C. Là số gam chất đó tan nhiều nhất trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa nhiệt độ xác định

D. Là số gam chất đó không tan trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa ở nhiệt độ xác địnhHiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 6: Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36 g. Khi mới hòa tan 15 g NaCl và 50 g nước thì phải hoà tan thêm bao nhiêu gam NaCl dể dung dịch bão hòa?

A. 3 gam

B. 40 g

C. 5 gam

D. 9 gam

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

số gam NaCl cần phải thêm là 18 – 15 = 3 gam

Câu 7:Tính độ tan của K2CO3 trong nước ở 20°C. Biết rằng ở nhiệt độ nàu hòa tan hét 45 gam muối trong 150 gam nước thì dung dịch bão hòa

A. 20 gam

B. 30 gam

C. 45 gam

D. 12 gam

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

150 g nước thì hòa tan tối đa 45 gam K2CO3

Câu 8: Muối không tan trong nước là

A. Na2S

B. KCl

C. K2CO3

D. HgS

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 9: Muối tan trong nước là

A. Cu3(PO4)2

B. AlPO4

C. Na3PO4

D. Ag3PO4

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 10: Kim loại chứa tất cả các gốc muối đều tan là

A. Sắt

B. Đồng

C. Nhôm

D. Na

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải Hóa 8 bài 42: Nồng độ dung dịch

Giải bài 1 trang 145 SGK Hóa 8

Bài 1: Bằng cách nào có được 200g dung dịch BaCl2 5%.

A. Hòa tan 190g BaCl2 trong 10g nước.

B. Hòa tan 10g BaCl2 trong 190g nước.

C. Hoàn tan 100g BaCl2 trong 100g nước.

D. Hòa tan 200g BaCl2 trong 10g nước.

E. Hòa tan 10g BaCl2 trong 200g nước.

Lời giải:

Câu trả lời đúng: B.

mdd = mct + mnước ⇒ mnước = mdd – mct = 200g – 10g = 190g

Giải bài 2 trang 145 SGK Hóa 8

Bài 2: Tính nồng độ mol của 850ml dung dịch có hòa tan 20g KNO3.Kết quả là:

a) 0,233M.

b) 23,3M.

c) 2,33M.

d) 233M.

Lời giải:

Đáp số đúng là a).

Giải bài 3 trang 146 SGK Hóa 8

Bài 3: Hãy tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau:

a) 1 mol KCl trong 750ml dung dịch.

b) 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch.

c) 400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch.

d) 0,06 mol Na2CO3 trong 1500ml dung dịch.

Lời giải:

Tính nồng độ mol của các dung dịch:

Giải bài 4 trang 146 SGK Hóa 8

Bài 4: Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau:

a) 1 lít dung dịch NaCl 0,5M.

b) 500ml dung dịch KNO3 2M.

c) 250ml dung dịch CaCl2 0,1M.

d) 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3M.

Lời giải:

Phương pháp giải:

Đề bài cho thể tích dung dịch (V) và nồng độ dung dịch (CM)

→ Tính số mol bằng cách áp dụng công thức: n = CM.V (chú ý V ở đơn vị lít)

→ Tính khối lượng chất tan bằng cách áp dụng công thức: m = n.M

a) nNaCl = CM.V = 0,5.1 = 0,5 (mol) → mNaCl = n.M = 0,5.(23 +35,5) = 29,25 (g)

b) Đổi 500 ml = 0,5 lít

nKNO3 = CM.V = 2.0,5 = 1 (mol) → mKNO3 = n.M = 1.(39 + 14 + 16.3) = 101 (g)

c) Đổi 250 ml = 0,25 lít

nCaCl2 = CM.V = 0,1.0,25 = 0,025 (mol) → mCaCl2 = n.M = 0,025(40 + 71) = 2,775 (g)

d) nNa2SO4 = CM.V = 0,3.2 = 0,6 (mol) → mNa2SO4= n.M = 0,6.142 = 85,2 (g)

Giải bài 5 trang 146 SGK Hóa 8

Bài 5: Hãy tính nồng độ phần trăm của những dung dịch sau:

a) 20g KCl trong 600g dung dịch.

b) 32g NaNO3 trong 2kg dung dịch.

c) 75g K2SO4 trong 1500g dung dịch.

Lời giải:

Nồng độ phần trăm của các dung dịch là:

Giải bài 6 trang 146 SGK Hóa 8

Bài 6: Tính số gam chất tan cần dùng để pha chế mỗi dung dịch sau:

a) 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9M.

b) 50g dụng dịch MgCl2 4%.

c) 250ml dung dịch MgSO4 0,1M.

Lời giải:

Số gam chất tan cần dùng để pha chế các dung dịch:

a) nNaCl = CM .V = 2,5.0,9 = 2,25 (mol)

→ mNaCl = 2,25.(23 + 35,5) = 131,625 (g)

b)

c) nMgSO4 = 0,1.0,25 = 0,025 (mol)

→ mMgSO4 = 0,025.(24 + 64 + 32) = 3 (g)

Giải bài 7 trang 146 SGK Hóa 8

Bài 7: Ở nhiệt độ 25oC độ tan của muối ăn là 36g của đường là 204g. Hãy tính nồng đồ phần trăm của các dung dịch bão hòa muối ăn và đường ở nhiệt độ trên.

Lời giải:

Lý thuyết Hóa học 8 Bài 42: Nồng độ dung dịch hay, chi tiết

1. Nồng độ phần trăm

Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan trong 100g dung dịch

CT :

Trong đó: mct là khối lượng chất tan, tính bằng gam

mdd là khối lượng dung dich, tính bằng gam

khối lượng dung dịch = khối lượng chất tan + khối lượng dung môi

2. Nồng độ mol dung dich

Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan trong 1 lit dung dịch

Trong đó: n : số mol chất tan

V: thể tích dung dịch (lít)

Bài tập tự luyện

Bài 1: Cho dung dịch HCl 25% có D = 1,198 g/ml. Tính nồng độ mol của dung dịch đã cho  

A. 8M 

B. 8,2M 

C. 7,9M                       

D. 6,5M

Lời giải:

Đổi D = 1,198 g/ml = 1198 g/lít

+) Áp dụng công thức chuyển từ nồng độ phần trăm sang nồng độ mol: 

=> Nồng độ mol dd đã cho là: 

Đáp án cần chọn là: B

Bài 2: Cho dung dịch NaOH 4M có D = 1,43 g/ml. Tính C% của dung dịch NaOH đã cho.

A. 11,88% 

B. 12,20% 

C. 11,19%                   

D. 11,79%

Lời giải:

+) Đổi D = 1,43 g/ml = 1430 g/lít

+) Áp dụng công thức chuyển từ nồng độ mol sang nồng độ phần trăm:

Đáp án cần chọn là: C

Bài 3: Hòa tan 75 gam HCl vào 225 gam nước thu được dung dịch B. C% của dung dịch B là  

A. 25%. 

B. 30%. 

C. 35%.                       

D. 40%.

Lời giải:

Khối lượng dung dịch thu được là: mdd = mct + mnước = 75 + 225 = 300 gam

Áp dụng công thức:

Đáp án cần chọn là: A

Bài 4: Cho 200 gam dung dịch FeCl2 9,525%. Tính số mol FeCl2 có trong dung dịch

A. 0,12 mol. 

B. 0,20 mol. 

C. 0,30 mol.                

D. 0,15 mol.

Lời giải:

Đáp án cần chọn là: D

Bài 5: Cần lấy bao nhiêu gam dung dịch HNO3 2,52% để có 3,78 gam HNO3 làm thí nghiệm?  

A. 120 gam. 

B. 150 gam. 

C. 160 gam.                 

D. 100 gam.

Lời giải:

Khối lượng chất tan là: mHNO3=3,78 gam

Đáp án cần chọn là: B

Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 42 (có đáp án): Nồng độ dung dịch

Giải Hóa 8 bài 43: Pha chế dung dịch

Giải bài 1 trang 149 SGK Hóa 8

Bài 1: Làm bay hơi 60g nước từ dung dịch có nồng độ 15% được dung dịch mới có nồng độ 18%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu.

Lời giải:

Gọi m là khối lượng dung dịch ban đầu

Khối lượng dung dịch sau khi làm bay hơi nước bằng (m-60)g.

Khối lượng chất tan trước và sau là không đổi. Ta có:

⇔ 15.m = 18(m – 60)

    ⇔ 15m = 18m – 1080

    ⇔ 3m = 1080 m = 360 (g)

Vậy khối lượng dung dịch trước khi bay hơi là 360 gam.

Giải bài 2 trang 149 SGK Hóa 8

Bài 2: Đun nhẹ 20g dung dịch CuSO4 cho đến khi nước bay hơi hết, người ta thu được chất rắn màu trắng là CuSO4 khan. Chất này có khối lượng là 3,6g. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4.

Lời giải:

Giải bài 3 trang 149 SGK Hóa 8

Bài 3: Cân lấy 10,6g Na2CO3 cho cốc chia độ có dung tích 0,5 lít. Rót từ từ nước cất vào cốc cho đến vạch 200ml. Khuấy nhẹ cho Na2CO3 tan hết, ta được dung dịch. Biết 1ml dung dịch này cho lượng là 1,05g.

Hãy xác định nồng độ phần trăm (c%) và nồng độ mol/l của dung dịch vừa pha chế được.

Lời giải:

Nồng độ % của dung dịch Na2CO3.

Mdd = V.d = 200 x 1,05 = 210g dung dịch Na2CO3.

Nồng độ mol/l của dung dịch.

200ml = 0,2l.

Giải bài 4 trang 149 SGK Hóa 8

Bài 4: Hãy điền những giá trị chưa biết vào những ô trống trong bảng, bằng cách thực hiện các tính toán theo mỗi cột.

Lời giải:

Dung dịch NaCl:

Dung dịch Ca(OH)2 .

Dung dịch BaCl2.

Dung dịch KOH.

nKOH = CM. V = 2,5 . 0,3 = 0,75 mol ⇒ mct = 56. 0,75 = 42g;

mdd = V.d = 300.1,04 = 312g; mH2O = 312 – 42 = 270g; C% = 13,46%.

Dung dịch CuSO4.

Giải bài 5 trang 149 SGK Hóa 8

Bài 5: Tìm độ tan của một muối trong nước bằng phương pháp thực nghiệm người ta có được những kết quả sau:

– Nhiệt độ của dung dịch muỗi bão hòa là 20oC.

– Chén sứ nung có khối lượng 60,26g.

– Chén sứ đựng dung dịch muối có khối lượng 86,26 g.

– Khối lượng chén nung và muối kết tinh sau khi làm bay hết hơi nước là 66,26 g.

Hãy xác định độ tan của muối ở nhiệt độ 20oC.

Lời giải:

mdd = 86,26 – 60,26 = 26(g)

mct = 66,26 – 60,26 = 6 (g) ⇒ mH2O = 26 – 6 = 20g

Độ tan của muối ở 20°C là:

Vậy độ tan của muối ở 20°C là 30 gam

Lý thuyết Hóa học 8 Bài 43: Pha chế dung dịch hay, chi tiết

1. Cách pha chế theo nồng độ

BT: từ muối NaCl, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế

a. 100g dung dịch NaCl 10%

b. 100ml dung dịch NaCl 1M

a. Tính toán- Tìm khối lượng chất tanmNaCl = 100.10/100 = 10g- Tìm khối lượng dung môimdm = mdd – mct = 100 – 10 = 90gCách pha chế:- Cân lấy 10g NaCl khan cho vào cốc có dung tích 200 ml. Cân 90g (hoặc đong 90 ml) nước cất rồi đổ dần vào cốc rồi khuấy nhẹ. Được 100g NaCl 10%
b. Tính toán- Tính số mol chất tannNaCl = 100/1000 = 0,1 mol- Khối lượng 0,1 mol NaClmNaCl = 0,1 × 58,5 = 5,85 gCách pha chế:- Cân lấy 5,85g NaCl cho vào cốc thủy tinh dung tích 200ml. Đổ dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 100ml dung dịch. Ta được 100ml dung dịch NaCl 1M

2. Cách pha loãng dung dịch theo m = nồng độ cho trước

BT2: có nước cất và những dụng cụ cần thiết hãy tính toán và giới thiệu các cách pha chế:

a. 100ml dung dịch NaSO4 0,1M từ dung dich NaSO4 1M

b. 100g dung dịch KCl 5% từ dung dịch KCl 10%

a. Tính toán:- Tìm số mol chất tan trong 100ml dung dịch NaSO4 0,1M:nNaSO4 = (0,1*100)/1000 = 0.01 mol- Tìm thể tích dung dịch NaSO4 1M trong đó chứa 0,01 ml NaSO4Vml = (1000*0.01)/1 = 10 mlCách pha chế:- Đong lấy 10ml dung dịch NaSO4 1M cho vào cốc chia độ có dung tích 200ml. Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 100ml và khuấy đều, ta được 100ml dung dịch NaSO4 0,1M
b. Tính toán:- Tìm khối lượng KCl có trong 100g dung dịch KCl 5%mKCl = (100.5)/100 = 5g- Tìm khối lượng dung dịch KCl ban đầu có chứa 5g KClmdd = (100.5)/10 = 50g- Tìm khối lượng nước cần dùng để pha chế:mH2O = 100 – 50 = 50 gCách pha chế:- Cân lấy 50g dung dịch KCl 10% bạn đầu, sau đó đổ vào cốc hoặc bình tam giác có dung tích 200ml- Cân lấy 50g nước cất, sau đó đổ vào cốc đựng dung dịch KCl nói trên. Khuất đều, ta được 100g dung dịch KCl 5%

Bài tập tự luyện

Bài 1: Muốn pha 250 ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là  

A. 62,5 ml. 

B. 67,5 ml. 

C. 68,6 ml.                  

D. 69,4 ml.

Lời giải:

ổi 250 ml = 0,25 lít

Pha loãng dung dịch có nồng độ 2M xuống 0,5M thì số mol NaOH không đổi

nNaOH = 0,5.0,25 = 0,125 mol

Thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là

Đáp án cần chọn là: A

Bài 2: Có 60 gam dung dịch NaOH 30%. Khối lượng NaOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 44% là  

A. 18 gam 

B. 15 gam 

C. 23 gam                    

D. 21 gam

Lời giải:

Khối lượng NaOH có chứa trong 60 gam dung dịch 30% là

Gọi khối lượng NaOH thêm vào là a (gam), ta có:

Khối lượng chất tan trong dung dịch sau là: mct = 18 + a

Khối lượng dung dịch sau là: mdd = 60 + a

=> Nồng độ phần trăm của dd sau pha là

=>a=15gam

 Đáp án cần chọn là: B

Bài 3: Có 60 gam dung dịch NaCl 20%. Tính nồng độ % dung dịch thu được khi cô đặc dung dịch để chỉ còn 50 gam?  

A. 22%. 

B. 25%. 

C. 30%.                      

D. 24%

Lời giải:

Đáp án cần chọn là: D

Bài 4: Làm bay hơi 20 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15% thu được dung dịch có nồng độ 20%. Dung dịch ban đầu có khối lượng:

A. 90 gam.           

B. 60 gam.

C. 70 gam.

D. 80 gam.

Lời giải:

Gọi khối lượng dung dịch ban đầu là m (g)

Khối lượng chất tan ban đầu là: 0,15m (g)

Sau khi làm bay hơi 20 gam nước thì khối lượng dung dịch sau là: m – 20 (g)

Nồng độ phần trăm sau phản ứng:

Đáp án cần chọn là: D

Bài 5: Cần phải dùng bao nhiêu lít H2SO4 có d = 1,84g/ml vào bao nhiêu lít nước cất để pha thành 10 lít dung dịch H2SO4 có d = 1,28g/ml?

A. 6,66 lít H2SO4 và 3,34 lít nước cất.    

B. 7,00 lít H2SO4 và 3,00 lít nước cất.

C. 6,65 lít H2SO4 và 3,35 lít nước cất.    

D. 6,67 lít H2SO4 và 3,33 lít nước cất.

Lời giải:

Khối lượng 10 lít dung dịch sau khi pha là:

mdd sau = V.d =  10.1,28 = 12,8 (kg)

Gọi thể tích cần thiết là x lít. Suy ra khối lượng nước là x (kg)

Gọi thể tích dung dịch axit là y lít. Suy ra khối lượng là 1,84y kg

=> x + y = 10 (1)

x + 1,84y = 12,8 (2)

từ (1) và (2) => x = 6,67 (lít) và y = 3,33 (lít)

Đáp án cần chọn là: D

Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 43 (có đáp án): Pha chế dung dịch

Câu 1: Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%.

A. Hoà tan 15g NaCl vào 90g H2O

B. Hoà tan 15g NaCl vào 100g H2O

C. Hoà tan 30g NaCl vào 170g H2O

D. Hoà tan 15g NaCl vào 190g H2O

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 2: Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH, người ta làm thế nào?

A. Tính số gam KOH có trong 100g dung dịch

B. Tính số gam KOH có trong 1 lít dung dịch

C. Tính số gam KOH có trong 1000g dung dịch

D. Tính số mol KOH có trong 1 lít dung dịch

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 3: Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào?

A. Tính số gam H2SO4 có trong 100 gam dung dịch

B. Tính số gam H2SO4 có trong 1 lít dung dịch

C. Tính số gam H2SO4 có trong 1000 gam dung dịch

D. Tính số mol H2SO4 có trong 10 lít dung dịch

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 4: Muốn pha 400ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là

A. 10,8 gam

B. 1,078 gam

C. 5,04 gam

D. 10 gam

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

nCuCl2 = 0,2.0,4 = 0,08 mol → mCuCl2 = 0,08.135 = 10,8 gam

Câu 5: Cho 3 mẫu thử mất nhãn là Fe2O3,CuO, Al2O3. Để phân biệt mấy dung dịch trên, cần sử dụng mấy chất để phân biệt? là những chất nào

A. Nước, NaOH

B. NaOH,HCl

C. CuCl2, NH3

D. Chất nào cũng được

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

+ Đầu tiên cho NaOH, thấy Al2O3 tan trong dung dịch

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

+ Còn lại Fe2O3,CuO. Cho HCl vào nhóm còn lại

Mẫu thử xuất hiện dung dịch vàng nâu chất ban đầu là Fe2O3

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Mẫu thử xuất hiện dung dịch xanh chất ban đầu là CuO

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Câu 6: Cần thêm bao nhiêu gam Na2O vào 400 gam NaOH 10% để được dung dịch NaOH 25%

A. 75 gam

B. 89 gam

C. 80 gam

D. 62 gam

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Gọi mNa2O cần thêm là x (g)

mdd sau = 400 + x (gam)

mNaOH = 400.10% = 40 (gam)

mNaOH sau = 40 + x (gam)

Câu 7: Chỉ dung duy nhất một chất để phân biệt Cu và Ag

A. Nước

B. Quỳ tính

C. AgCl2

D. NaOH

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Cho AgCl vào 2 mẫu thử

Dung dịch màu xanh → Cu

Cu + 2AgCl → CuCl2 + 2Ag

Câu 8: Có 60g dung dịch NaOH 30%. Khối lượng NaOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 44% là:

A.18 gam

B.15 gam

C.23 gam

D.21 gam

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Khối lượng NaOH có chứa trong 60 gam dung dịch 30% là:

Câu 9: Để pha 100g dung dịch BaSO4 7% thì khối lượng nước cần lấy là

A. 93 gam

B. 9 gam

C. 90 gam

D. 7 gam

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

mdd = mct + mnước ⇔ 100 = 7 + mnước ⇔ mnước = 93 gam

Câu 10: Cách cơ bản đề nhận biết kim loại chất rắn tan hay không tan là

A. Quỳ tím

B. Nước

C. Hóa chất

D. Cách nào cũng được

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải Hóa 8 bài 44: Bài luyện tập 8

Bài 1: Các kí hiệu sau cho chúng ta biết những điều gì?

a) SKNO3 =31,6g; SKNO3(100oC) =246g;

SCuSO4 = 20,7g; SCuSO4(100oC) =75,4g.

b)SCO2(20oC,1atm) =1,73g; SCO2(60oC,1 atm) = 0,07g

Lời giải:

Các kí hiệu cho biết:

a)– Độ tan của KNO3 ở 20oC là 31,6g, ở 100oC là 246g.

– Độ tan của CuSO4 ở 20°C là 20,7g, ở 100°C là 75,4g

b) Độ tan của khí CO2 ở 20oC 1atm là 1,73g ở 60oC 1atm là 0,07g.

Giải bài 2 trang 151 SGK Hóa 8

Bài 2: Bạn em đã pha loãng axit bằng cách rót từ từ 20g dung dịch H2SO4 50% vào nước và sau đó thu được 50g dung dịch H2SO4.

a) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng biết rằng dung dịch này có khối lượng riêng là 1,1g/cm3.

Lời giải:

Giải bài 3 trang 151 SGK Hóa 8

Bài 3: Biết SK2SO4 = 11,1g. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch K2SO4 bão hòa ở nhiệt độ này.

Lời giải:

Giải bài 4 trang 151 SGK Hóa 8

Bài 4: Trong 800ml của một dung dịch có chứa 8g NaOH.

a) Tính nồng độ mol của dung dịch này.

b) Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200ml dung dịch này để được dung dịch NaOH 0,1M?

Lời giải:

a)

VH2O cần dùng để pha loãng 200ml dung dịch NaOH 0,25M để dung dịch NaOH 0,1M.

VH2O = 500 – 200 = 300ml H2O.

Giải bài 5 trang 151 SGK Hóa 8

Bài 5: Hãy trình bày cách pha chế:

400g dung dịch CuSO4 4%.

300ml dung dịch NaCl 3M.

Lời giải:

Cách pha chế:

mH2O = 400 – 16 = 384g.

Cho 16g CuSO4 vào cốc, cho thêm 384 nước vào cốc và khuấy đều cho CuSO4 tan hết, ta được 400g dung dịch CuSO4 4%.

nNaCl trong 300ml (= 0,3 lít) dung dịch:

n = CM.V = 3.0,3 = 0,9 mol, mNaCl = 0,9 .58,5 = 52.65g.

Cho 52,65g NaCl vào cốc thêm nước vừa cho đủ 300ml dung dịch ta được 300ml dung dịch NaCl 3M.

Giải bài 6 trang 151 SGK Hóa 8

Bài 6: Hãy trình bày cách pha chế:

a) 150 g dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20%

b) 250 ml dung dịch NaOH 0,5 M từ dung dịch NaOH 2M

Lời giải:

a) Khối lượng chất tan cần để pha 150 g dung dịch CuSO4 2%:

Pha chế: Đong lấy 62,5 ml dung dịch NaOH 2M cho vào cốc chia độ có dung tích 500ml. Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 250 ml và khuấy đều ta được 250 ml dung dịch 0,5M.

Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 44 (có đáp án): Bài luyện tập 8

Câu 1: Muốn chất rắn tan nhanh hơn trong nước thì:

A. Khuấy dung dịch

B. Đun nóng dung dịch

C. Nghiền nhỏ chất rắn

D. Cả 3 phương án trên đều đúng

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 2: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:

A. Số gam chất đó tan nhiều trong 100g dung dịch.

B. Số gam chất đó tan ít trong 100g dung môi

C. Số gam chất đó tan trong nước tạo ra 1000g dung dịch

D. Số gam chất đó tan trong 100g nước để tạo dung dịch bão hoà

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 3: Nồng độ mol/lít của dung dịch là:

A. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch

B. Số gam chất tan trong 1 lít dung môi

C. Số mol chất tan trong 1 lít dung dịch

D. Số mol chất tan trong 1 lít dung môi

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 4: Hòa tan 3,1 gam Na2O vào nước được 2 lít dung dịch A. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch A

A. 0,025 mol

B. 0,075 mol

C. 0,5 mol

D. 0,275 mol

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 5: Tính mKOH biết hòa tan 900ml KOH 2M thành dung dịch A

A. 110 gam

B. 100,8 gam

C. 98 gam

D. 100 gam

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 6: Khẳng định đúng là

A. Yếu tố ảnh hưởng tới độ tan là áp suất

B. Có 3 bước để pha chế dung dịch

C. Dầu ăn không hòa tan được xăng

D. Hòa tan đường với nước ta thu được dung dịch gọi là nước đường.Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 7: Nó độ tan của khí clo ở 5°C và áp suất 2 atm là 2 gam được kí hiệu là

A. SCl ( 5°C, 2 atm ) = 2 gam

B. SCl2 ( 5°C ) = 2 gam

C. SCl ( 5°C, 2 atm ) = 20 gam

D. SCl2 ( 5°C, 2 atm ) = 2 gamHiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 8: Dung dich KOH 2M (D = 1,43 g/ml). Tính C%

A. 2,45 M

B. 5,43 M

C. 7,832 M

D. 4,6 MHiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 9: Dung dịch H2SO4 45% (D = 1,198 g/ml). Tính CM

A. 5 M

B. 5,5 M

C. 4,7 M

D. 6 MHiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 10: Có 75g dung dịch KOH 30%. Khối lượng NaOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 55 % là:

A. 40 gam

B. 45 gam

C. 33 gam

D. 21 gamHiển thị đáp án

Đáp án: B

Khối lượng KOH có chứa trong 75 gam dung dịch 30% là:

4 dạng bài tập học sinh thường gặp chuyên đề nồng độ phần trăm và nồng độ mol

Dạng 1: Bài tập về tính nồng độ phần trăm, khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, khối lượng dung môi

Học sinh cần ghi nhớ các công thức cơ bản về nồng độ phần trăm, khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, từ đó mới có thể vận dụng nhuần nhuyễn vào làm bài tập.

Ngoài ra, học sinh cần nắm vững cách tính khối lượng dung dịch sau phản ứng để tìm ra kết quả chính xác nhất. Khi tính khối lượng dung dịch sau phản ứng, học sinh cần ghi nhớ các trường hợp dưới đây:

Dạng tính nồng độ phần trăm của dung dịch 

Dạng tính khối lượng chất tan trong dung dịch 

Dạng tính khối lượng dung dịch, khối lượng dung môi

Dạng 2: Bài tập tổng hợp về nồng độ %

Đây là một trong những dạng bài tập đầu tiên có trong chương 1 chương trình lớp 9 nên học sinh hãy làm thành thạo ngay từ bây giờ.

Dạng 3: Bài tập tính nồng độ mol, số mol chất tan, thể tích dung dịch

Dạng tính nồng độ mol của dung dịch

Dạng 4: Bài tập tổng hợp về nồng độ mol 

Bài tập độ tan-Nồng độ dung dịch

Đề cương ôn tập Hóa học 8 Chương 6

A. Tóm tắt lý thuyết

1. Độ tan của chất trong nước là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan?

a) Độ tan của một chất trong nước (S) là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

b) Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất là nhiệt độ (đối với độ tan của chất khí trong nước còn phụ thuộc vào áp suất)

2. Nồng độ dung dịch cho biết những gì?

a) Nồng độ phần trăm của dung dịch (C%) cho biết số gam chất tan chứa trong 100 gam dung dịch.

  • n: số mol chất tan.
  • V: thể tích dung dịch.

3. Cách pha chế dung dịch như thế nào?

Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng Bước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định

Ví dụ: Hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế 200gam dung dịch NaCl 20%.

Cách tính toán:

Khối lượng muối NaCl cần dùng là:

Cách pha chế:

– Cân 40 gam NaCl khan cho vào cốc.

– Cân 160 gam nước cho dần dần vào cốc và khuấy cho đến khi NaCl tan hết. Ta được 200 gam dung dịch NaCl 20%.

B. Bài tập minh họa

Bài 1:

Một dung dịch CuSO4 có khối lượng riêng là 1,206 g/ml. Khi cô cạn 165,84 ml dung dịch này người ta thu được 36 gam CuSO4. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 đã dùng.

Hướng dẫn:

Ta có khối lượng của CuSO4 ban đầu là:

Khối lượng chất tan trong dung dịch muối ăn (3) là:

mct3  =  mct1    +  mct2   =  8  +  3  = 11 (gam)

Khối lượng dung dịch muối ăn (3) là:

mdd3  =  mdd1    +  mdd2   =  40  +  60  = 100 (gam)

Nồng độ % của dung dịch muối ăn (3) là:

Video liên quan

Chủ đề