Bài thu hoạch chuyên đề 2: chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo

Bài thu hoạch chuyên đề 2: chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Bài thu hoạch chuyên đề 2: chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo


BÀI THU HOẠCH

LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HẠNG III

Họ và tên: ......................................... ; Ngày tháng năm sinh: .......................

Đơn vị công tác: .............................................

Số điện thoại:..................................

Câu 1 (70 điểm): Nêu quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục và đào tạo (GDĐT), phát triển giáo dục phổ thông (GDPT) trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện?

Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Phương châm này đã được nêu rõ trong Văn kiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp”.

 Với GDPT, văn kiện này nhấn mạnh một số điểm như: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình GDPT mới. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ.”, “Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học”; “Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.”; “Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở với chất lượng ngày càng cao”, “đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”; “ Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”; “Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”; “Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục”.

Trong Văn kiện Nghị quyết 29-NQ/TƯ ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nhằm đạt được mục tiêu chung:

- Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

- Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

- Đối với GDPT, mục tiêu là: tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình GDPT giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ THCS (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS; tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng cho học sinh THPT. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT và tương đương.

Các quan điểm Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo được cụ thể như sau:

1- giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

2- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.

Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

3- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

4- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

5- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.

6- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và ðào tạo.

7- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

Câu 2: Chia sẻ những khó khăn mà giáo viên tiểu học (GVTH) đang gặp phải khi công tác ở cơ sở; nêu một vài đề xuất, kiến nghị ?

* Những khó khăn mà giáo viên tiểu học (GVTH) đang gặp phải khi công tác ở cơ sở:

- Thiếu động lực nghề nghiệp

- Thiếu động lực phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn

- Cơ sở vật chất – thiết bị dạy học hạn chế.

- Thiếu sự phối hợp từ phụ huynh trong việc giáo dục học sinh.

* Đề xuất, kiến nghị:

- Tạo động lực nghề nghiệp bằng cách khen ngợi, khuyến khích mọi nỗ lực, thành công của giáo viên. Ghi nhận những giáo viên xứng đáng và đãi ngộ công bằng. Lắng nghe những mối quan tâm cá nhân của giáo viên. Cân bằng cuộc sống, công việc của giáo viên.

- Để tạo động lực phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn thì cần đào tạo, nâng cao kĩ năng cho giáo viên. Tạo sự tin tưởng và môi trường làm việc năng động, đưa ra những phản hồi hữu ích và phân quyền cho giáo viên.

- Trang bị cơ sở vật chất và phương tiện dạy – học hiện đại để giáo viên tiếp cận và ứng dụng trong giảng dạy.

- Tổ chức hội thảo có sự tham gia của phụ huynh trong các hoạt động tập thể giao lưu để phụ huynh hiểu và cùng hành động cùng nhà trường.

Tags: ĐÁP ÁN TẬP HUẤN