Bảng lương năm 2023 của công chức viên chức

Anti Virus,11,Âm thanh,4,Bảng lương,32,Bảo hiểm,6,Biểu mẫu,18,Bình luận BLHS,26,Bộ Luật,49,Calendar,9,Cán bộ công chức,44,CCCD,1,CMND,15,Cư trú,19,Dân sự,10,Doanh nghiệp,24,Đất đai - Nhà ở,18,Đầu tư - Đấu thầu,23,Ebook,11,Game,4,Giao thông,54,Giấy tờ xe,32,Hệ thống,9,Hình ảnh,15,Hình sự,18,học Tiếng Anh,9,Hộ khẩu,8,Hôn nhân Gia đình,13,Khai sinh,9,Kinh nghiệm pháp lý,9,Lao động,16,Luật cơ bản,93,Luật thuế,21,Luật tiếng Anh,59,Nghĩa vụ quân sự,10,Phần mềm điện thoại,15,Phần mềm PC,102,Quyết định,1,Tải file,22,Thanh tra - Khiếu nại tố cáo,3,Thủ thuật Facebook,18,Thủ thuật Zalo,2,Thủ tục hành chính,77,Tố tụng hình sự,12,Trắc nghiệm,15,Trực tuyến,6,Văn bản,2148,Văn phòng,15,Video,4,Xây dựng,11,Xử phạt,3,

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại kỳ họp 4, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua phương án tăng lương cơ sở từ năm 2023, thời điểm cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 T.Ư khóa XII thì vẫn đang tính toán.

Chiều 17.10, Tổng thư ký Quốc hội tổ chức họp báo thông tin về dự kiến chương trình kỳ họp 4, Quốc hội khóa XV.

Bảng lương năm 2023 của công chức viên chức

Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai trả lời tại họp báo

gia hân

Trả lời về phương án tăng lương cơ sở mà Chính phủ trình tại kỳ họp 4 lần này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai cho hay, tại Hội nghị T.Ư 6 khóa XIII tuần trước, T.Ư đã cho ý kiến về việc điều chỉnh tăng lương cơ sở.

Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở để tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng (hiện 1,49 triệu), tăng khoảng 20,8%.

Bên cạnh đó, tăng chi lương hưu, trợ cấp BHXH đối với đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả khoảng 12,5%. Đồng thời, hỗ trợ với người nghỉ hưu trước năm 1995; tăng chi ưu đãi cho người có công và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Việc thực hiện điều chỉnh này dự kiến thực hiện từ 1.7.2023. Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở dự kiến thực hiện từ 1.1.2023.

Ông Mai cho hay, việc tăng lương cơ sở dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có tính toán theo thang bảng lương, phụ cấp nghề, các quy định khác tại Nghị định 38 năm 2019 của Chính phủ.

“Việc thực hiện tăng lương cơ sở là nỗ lực rất lớn của các cơ quan, được đề xuất và tính toán các điều kiện cần thiết để tăng", ông Mai nhấn mạnh.

Về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của T.Ư khóa XII dự kiến triển khai từ 2021, ông Mai cho biết, sau khi tăng lương cơ sở thì các cơ quan chức năng sẽ tính toán, đề xuất thời điểm thực hiện cải cách tiền lương.

\n

Tuy nhiên, đây là vấn đề rất lớn, trong đó có thách thức liên quan đến nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, đặc biệt trong bối cảnh đất nước vừa trải qua hơn 2 năm chống chọi với dịch Covid-19 và mới bắt đầu phục hồi kinh tế.

Bảng lương năm 2023 của công chức viên chức

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường

gia hân

Về cải cách tiền lương, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin thêm, Nghị quyết 27 của T.Ư khóa XII đã xác định lộ trình cải cách tiền lương.

"Hiện kinh tế đã có sự phục hồi, tăng trưởng cũng đã có dấu hiệu khả quan. Vì vậy, chúng ta tính tăng lương cơ sở trước. Sau đó sẽ có lộ trình để thực hiện cải cách tiền lương", ông Cường nói, song cho hay, việc cải cách tiền lương còn phụ thuộc vào ngân sách, nguồn lực quốc gia.

"Chúng ta phải cân đối kỹ lưỡng giữa đầu tư cho phát triển và đầu tư cho con người. Điều đó phải cân nhắc kỹ lưỡng lắm", ông Cường nói.

Ông Cường phân tích, trả lương cho cán bộ công chức cũng là đầu tư cho phát triển nhưng nếu như không có những thúc đẩy khác nữa thì rất khó.

"Đầu tư cho phát triển để trên cơ sở đó thu tiền thuế nhiều hơn, có ngân sách tốt hơn thì lúc đó chúng ta có lộ trình cải cách tiền lương", ông Cường phân tích.

Bảng lương năm 2023 của công chức viên chức

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) đề xuất tăng lương cơ sở ngay từ 1/1/2022; ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, liêm chính

Tăng lương cơ sở ngay từ 1/1/2022; ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, liêm chính

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh) góp ý về đầu tư cho con người ở khu vực công để đủ sức đồng hành, hỗ trợ phát triển khu vực tư.

Theo đại biểu, để vượt qua những khó khăn, thách thức hiện nay theo dự báo và hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược về xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia tự cường, phát triển và thịnh vượng vào năm 2045.

Để làm cơ sở xây dựng một đội ngũ công chức, viên chức an tâm công tác, đủ tâm, đủ tầm, đủ phẩm chất, năng lực và đủ tính chuyên nghiệp nhằm định hướng dẫn dắt, hỗ trợ cho khu vực tư phát triển vượt lên, góp phần tăng năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước theo đúng định hướng kính.

Theo đại biểu, trong những năm tới, dự báo về tình hình thế giới và khu vực tiếp tục sẽ có những diễn biến phức tạp, khó lường.

Để triển khai thực hiện thành công các nhóm giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra, đại biểu đề nghị cần thực hiện tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức và những người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước bắt đầu từ ngày 01/01/2023 thay vì ngày 01/7/2023 như Chính phủ trình Quốc hội.

Bên cạnh đó, đại biểu đề xuất Quốc hội, Chính phủ ban hành hoặc trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, liêm chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Bảng lương năm 2023 của công chức viên chức

Quốc hội sẽ bàn về tăng lương cơ sở.

Chính phủ đề xuất mức tăng lương cơ sở cao nhất từ trước tới nay

Vừa qua, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023.

Trong đó, một trong những nội dung được Quốc hội thảo luận là việc Chính phủ trình phương án tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng cho cán bộ, công chức, viên chức.

Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do Ngân sách Nhà nước chi trả và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; trợ cấp ưu đãi người có công và một số chế độ an sinh xã hội; điều chỉnh phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Đây là mức tăng lương cao nhất từ trước đến nay nhằm đảm bảo giữ chân nguồn nhân lực trong khu vực công, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân.

Việc sửa đổi này nhằm giải quyết yêu cầu cấp bách, bởi theo thống kê của Bộ Nội vụ, hơn 2 năm qua đã có trên 39.500 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, trong đó nguyên nhân chính là chế độ tiền lương chưa đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống.

Bảng lương năm 2023 của công chức viên chức

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan: Nếu đã quyết định tăng lương thì nên áp dụng càng sớm càng tốt, thời điểm có thể từ 1/1/2023.

Tăng lương cơ sở càng sớm càng tốt, có thể áp dụng ngay từ ngày 1/1/2023

Vì sự cấp thiết này nên đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh nêu quan điểm, việc tăng lương cơ sở là việc cần thiết, mặc dù biết tăng lương có thể giá cả còn tăng nhiều hơn nhưng vẫn cần phải thực hiện.

Tuy nhiên, nếu áp dụng tăng lương tổng thể đối với toàn xã hội thì cần số tiền lớn, bởi điều kiện hoàn cảnh ngân sách đang còn khó khăn.

Vì vậy, đại biểu đề xuất phương án lựa chọn đối tượng, nhóm người yếu thế để tăng lương, tránh tình trạng tăng đồng loạt.

Bởi có một số người có hệ số lương cao chưa thực sự có nhu cầu tăng lương, mà cần có sự san sẻ, chia sẻ với nhau.

Một trong những nguyên nhân khiến cán bộ trong ngành giáo dục và y tế bỏ việc, dẫn tới thiếu nhân lực là chính sách tiền lương chưa phù hợp.

Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, nếu đã quyết định tăng lương thì nên áp dụng càng sớm càng tốt, thời điểm có thể từ 1/1/2023.

"Khi Chính phủ trình Quốc hội phương án tăng lương cơ sở, có lẽ đã thu xếp được một nguồn ngân sách để triển khai tăng lương như vậy.

Bởi đến thời điểm này mới triển khai tăng lương là quá chậm do nguyên nhân khác quan là phải dành nguồn lực tập trung phòng, chống dịch COVID-19", đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nói.

Bảng lương năm 2023 của công chức viên chức

Đại biểu Đỗ Thị Lan: Thời điểm 1/7/2023 tăng lương cơ sở là phù hợp

Thời điểm 1/7/2023 tăng lương cơ sở là phù hợp

Nêu quan điểm về thời điểm tăng lương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đỗ Thị Lan cho rằng, hiện đã là gần cuối năm 2022, việc đánh giá đầy đủ để xác định các đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ, trợ cấp cần có một thời gian.

Hơn nữa cần đánh giá tác động và có thời gian cân đối nguồn lực nhà nước và thực hiện theo đúng quy định về sử dụng ngân sách, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội… 

Vì vậy, đại biểu Đỗ Thị Lan cho rằng, thời điểm ngày 1/7/2023 có hiệu lực tăng lương cơ sở là phù hợp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đỗ Thị Lan cho rằng, việc Chính phủ trình phương án tăng trên 20% lương cơ sở đã được tính toán về khả năng ngân sách cũng như chỉ số giá tiêu dùng, phù hợp các mức trợ cấp, trợ giúp với các đối tượng yếu thế, trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng.

Việc tăng tổng thể cả tiền lương cơ sở và các chế độ chính sách trợ cấp phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Tăng phụ cấp ưu đãi, cần đánh giá tác động rộng rãi hơn

Tuy nhiên, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đỗ Thị Lan, việc tăng lương cho đối tượng nào cũng cần phải xem xét, đánh giá tác động một cách đầy đủ như: đối tượng trong khu vực nhà nước, đối với công chức, viên chức; người đã nghỉ hưu, lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn, bất cập về thu nhập như giáo viên, cán bộ y tế…

Trước mắt, Chính phủ đề xuất điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ dự phòng và y tế cơ sở thực hiện từ ngày 1/1/2023.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đỗ Thị Lan nhấn mạnh, cần đánh giá tác động rộng rãi hơn với các đối tượng khác công tác trong ngành y, ngành giáo dục và công chức, viên chức trong các lĩnh vực, khu vực Nhà nước để thấy được những bất cập cụ thể để việc tăng lương đảm bảo phù hợp với mức thu nhập của người làm việc trong khu vực nhà nước.

Tương tự, đối với các đối tượng được nâng mức hưởng chính sách hỗ trợ, trợ cấp cần cân nhắc với đối tượng người có công, vì người có công với cách mạng cần thực hiện theo chủ trương làm sao để cho người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn người cùng sinh sống ở nơi cư trú do vậy, Chính phủ cần cân nhắc đến vấn đề này.

Bảng lương năm 2023 của công chức viên chức

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Nếu tăng lương theo cách "cào bằng" thì với những người hưởng hệ số lương thấp thì mức tăng không đáng kể, ngược lại với những người có hệ số lương cao, cán bộ lãnh đạo mức lương lại tăng lên khá nhiều.

Bộ Tài chính đã cân, đong, đo, đếm chi tiết để tính toán tăng lương

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, đề xuất tăng lương vào thời điểm này là hợp lý, phương án đề xuất cũng dựa trên tính toán hết sức kỹ lưỡng của Chính phủ cũng như có sự tham mưu của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các bộ ngành có liên quan.

Một số ý kiến đề xuất tăng lương cơ sở từ 1/1/2023, tuy nhiên, theo đại biểu Phạm Văn Hòa, tăng lương từ 1/7/2023 sẽ phù hợp hơn với tình hình kinh tế, xã hội: "Trong thời gian dịch COVID-19, ngân sách phải tiêu tốn một số tiền rất lớn cho an sinh xã hội, thu ngân sách thấp, chỉ riêng năm 2022 mức thu ngân sách vượt chỉ tiêu đề ra.

Tuy nhiên, việc tăng lương cơ sở sẽ áp dụng cho hàng triệu công chức, viên chức, bởi vậy số tiền chi từ ngân sách rất lớn.

Do đó Bộ Tài chính đã có sự cân đong, đo đếm để chi lương nhưng không làm thâm hụt phần thu ngân sách mà xuất phát từ tiền lương tích lũy chi thường xuyên các năm của các đơn vị để thực hiện tăng lương và ngân sách nhà nước chỉ bù thêm 1 phần nào đó".

Bảng lương năm 2023 của công chức viên chức

Nếu "cào bằng" thì những người có hệ số lương thấp tăng lương không đáng kể

Đại biểu đoàn Đồng Tháp cũng cho rằng, dù mức lương tăng không nhiều, song cũng có ý nghĩa rất lớn, giúp ổn định tinh thần, tư tưởng làm việc của công chức, viên chức, đặc biệt là nhóm thuộc ngành giáo dục, y tế, những người có hệ số lương thấp.

Hiện nay công chức, viên chức mới vào nghề nếu tính thêm cả phần trăm phụ cấp, mức lương cũng chỉ từ 3-4 triệu đồng/tháng, trong khi giá cả thị trường tăng cao, nếu không tăng lương, đời sống những người làm công ăn lương nhà nước sẽ rất khó khăn.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến 1 bộ phận không nhỏ công chức, viên chức xin nghỉ việc chuyển ra khu vực tư nhân làm việc trong thời gian qua.

Nói thêm về cách tính mức tăng lương, đại biểu Phạm Văn Hòa cũng băn khoăn rằng, nếu tăng lương theo cách "cào bằng", nhìn có vẻ rất hợp lý, nhưng với những người hưởng hệ số lương thấp thì mức tăng không đáng kể, ngược lại với những người có hệ số lương cao, cán bộ lãnh đạo mức lương lại tăng lên khá nhiều.

Do đó, Chính phủ nên tính toán chi tiết theo từng nhóm đối tượng, khu vực, như vậy tổng quỹ lương không vượt quá mức dự toán ban đầu, nhưng những người có mức lương thấp sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.

Đặc biệt, đại biểu Phạm Văn Hòa cũng nhấn mạnh, trong thời gian tới nên tính toán để có thang bảng lương đặc thù cho các ngành như giáo dục, y tế.

Bảng lương năm 2023 của công chức viên chức

Đại biểu Hồ Thị Minh: Áp dụng tăng lương từ ngày 1/1/2023 sẽ hợp lý hơn, bởi từ nay đến 1/7/2023 còn rất lâu, trượt giá tăng cao

Tăng lương từ ngày 1/1/2023 sẽ hợp lý hơn, bởi từ nay đến 1/7/2023 còn rất lâu, trượt giá tăng cao

Cùng trao đổi về nội dung này, đại biểu Hồ Thị Minh (Đoàn Quảng Trị) cho rằng, phương án tăng mức lương cơ sở cho công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng trong bối cảnh kinh tế hiện nay là chấp nhận được.

Tuy nhiên, đại biểu mong muốn được áp dụng sớm hơn. Với lộ trình tăng lương như hiện nay, theo đại biểu Hồ Thị Minh, mới chỉ đáp ứng được một phần, bởi từ nay đến 1/7/2023 còn rất lâu, trượt giá tăng cao.

"Trong khi, chúng ta mới chỉ có chủ trương, thì bước ra chợ, giá đã tăng lên rất nhiều. Chắc chắn, đời sống của cán bộ, công chức thực tế chưa cải thiện được bao nhiêu.

Theo tôi nên điều chỉnh mốc áp dụng từ ngày 1/1/2023 sẽ hợp lý hơn. Đồng thời, cũng nên tăng lương theo lộ trình phù hợp, không thể để những gián đoạn, dẫn đến chậm như thời gian qua", đại biểu Minh kiến nghị./.