Bảo lãnh ngân hàng la một trong các hình thức cấp tín dụng

“Bảo lãnh ngân hàng là gì và dựa vào đâu để phân loại từng bảo lãnh” là một trong những thắc mắc phổ biến của nhiều cá nhân, tổ chức.

Bảo lãnh ngân hàng được xem là một loại bảo đảm từ một ngân hàng về việc đảm bảo trách nhiệm của người đi vay. Điều này có nghĩa là, nếu người đi vay không thể thanh toán được khoản nợ của mình, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán nó trong phạm vi số tiền được ghi rõ trong giấy bảo lãnh.

Thông thường, bảo lãnh ngân hàng cho phép khách hàng của mình mua hàng hóa, thiết bị hoặc rút tiền vay để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Nếu tìm hiểu sâu hơn, bạn sẽ nhận thấy rằng Nhà nước ta cũng đã ban hành các thông tư, quy định về việc định nghĩa khái niệm bảo lãnh ngân hàng là gì.

Theo luật tổ chức tín dụng năm 2010, bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, trong đó các tổ chức tín dụng sẽ cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay nghĩa vụ tài chính cho khách hàng khi họ không thực hiện đầy đủ hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Trong trường hợp này, khách hàng sẽ phải nhận nợ và hoàn trả lại tổ chức tín dụng sau đó.

Theo Khoản 1, Điều 3, Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 cũng ghi rất rõ “Bảo lãnh ngân hàng (sau đây gọi là bảo lãnh) là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận”.

Xem thêm: Bảo lãnh ngân hàng và những thông tin cần biết về bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng la một trong các hình thức cấp tín dụng

Bảo lãnh ngân hàng được pháp luật quy định cụ thể

Tìm hiểu về cam kết bảo lãnh ngân hàng

Đối với bảo lãnh ngân hàng, hiện các cam kết bảo lãnh được thực hiện theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Thủ tục cam kết bảo lãnh

Cam kết bảo lãnh được đề cập trong Thông tư 28/2012/TT-NHNN bao gồm:

  • Hợp đồng bảo lãnh: là một thỏa thuận bằng văn bản được ký giữa tổ chức tín dụng và người được bảo lãnh; Hoặc tổ chức tín dụng, người được bảo lãnh và các bên có liên quan về việc tổ chức tín dụng cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi bên được bảo lãnh không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết
  • Thư bảo lãnh: chỉ là một cam kết đơn phương của chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính khi bên được bảo lãnh không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết

Các đối tượng được đề cập trong bản cam kết

Trong Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 cũng quy định rất rõ ràng rằng:

  • Bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
  • Bên được bảo lãnh là tổ chức, bao gồm cả các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cá nhân là người cư trú và tổ chức là người không cư trú
  • Bên nhận bảo lãnh là tổ chức hoặc cá nhân là người cư trú hoặc người không cư trú có quyền thụ hưởng bảo lãnh.

Bạn vẫn còn vướng mắc? Đăng ký ngay để được tư vấn MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay

Các loại bảo lãnh ngân hàng

Dựa vào phương thức phát hành bảo lãnh, sẽ chia làm 2 loại: 

Bảo lãnh trực tiếp

Là loại đơn giản nhất bởi dễ dàng trong việc thích ứng với hệ thống pháp luật nước ngoài, thường được sử dụng trong kinh doanh nước ngoài hoặc trong nước và được cấp trực tiếp cho người được bảo lãnh. Các khoản bảo lãnh thường được áp dụng cho các giao dịch xuyên biên giới tính từ thời điểm người được bảo lãnh yêu cầu bồi thường nhanh chóng cho người nhận bảo lãnh.

Bảo lãnh gián tiếp

Thường được áp dụng cho các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt là khi các cơ quan chính phủ hoặc các đơn vị có liên quan được hưởng lợi. Với một sự đảm bảo gián tiếp, tức là một ngân hàng thứ hai, điển hình là một ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam sẽ đứng ra thực hiện bảo lãnh. Chính vì thế mà tại một số nước, phương pháp bảo lãnh này không được chấp nhận vì vấn đề pháp lý cũng như thủ tục khá phức tạp.

➤ Xem thêm: Có mấy loại bảo lãnh ngân hàng? Giải mã ưu nhược điểm từng loại

Bảo lãnh ngân hàng la một trong các hình thức cấp tín dụng

Một số nước không chấp nhận bảo lãnh ngân hàng gián tiếp

Mức phí bảo lãnh ngân hàng là bao nhiêu?

Mức phí bảo lãnh ngân hàng được tính theo công thức sau:

Phí bảo lãnh = (Giá trị bảo lãnh + Mức phí bảo lãnh + Thời gian bảo lãnh)/360

  • Khách hàng tham gia bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng. Mức phí do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Trong trường hợp mức phí bảo lãnh tính theo tỷ lệ này thấp hơn 300.000 đồng thì tổ chức tín dụng/ ngân hàng được thu mức phí tối thiểu là 300.000 đồng.
  • Khách hàng nếu chậm thanh toán phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng/ ngân hàng sẽ chịu lãi suất nợ quá hạn không quá 150% lãi suất các khoản vay được bảo lãnh trong trường hợp vay vốn hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà tổ chức tín dụng đó đang thực hiện đối với số phí trả chậm của các loại bảo lãnh khác kể từ ngày đến hạn thanh toán cho thời gian chậm thanh toán số phí này.

Xem thêm: Bối rối, người mua nhà không biết phí bảo lãnh ngân hàng bao nhiêu?

Với xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của nước ta thì không có gì phải ngạc nhiên rằng sẽ có rất nhiều thắc mắc phát sinh xoay quanh vấn đề bảo lãnh, và một trong những thắc mắc phổ biến nhất chính là “bảo lãnh ngân hàng là gì”.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hãy ĐĂNG KÝ để được tư vấn MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Bài viết có hữu ích không?

Không

Theo (DNHN) – Trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh mà còn có tư cách là nhà kinh doanh, thông qua hoạt động bảo lãnh tổ chức tín dụng tạo lợi nhuận cho mình.

Bảo lãnh ngân hàng la một trong các hình thức cấp tín dụng

Mối liên hệ giữa bên bảo lãnh – bên được bảo lãnh – ngân hàng

(Ảnh minh họa)

Bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy trình bảo lãnh ngân hàng được thực hiện như thế nào? Doanhnghiephoinhap.vn giới thiệu tới quý độc giả những kiến thức cơ bản xung quanh khái niệm “bảo lãnh ngân hàng”.

Nguyên nhân hình thành bảo lãnh nguyên hàng

Hiện nay, sự phát triển của sản xuất, hàng hóa và sự xuất hiện của tiền tệ ngày càng phát triển. Việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc giao lưu hàng hóa giữa các vùng miền, quốc gia càng lớn đã có một số khó khăn nhất định trong quá trình mua bán, thanh toán, chuyển đổi tiền.

Vì vậy, việc các thương gia phải thực hiện công việc đổi các loại tiền của các vùng, các nước khác nhau giúp cho việc giao lưu hàng hóa trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Chính vì vậy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển đa dạng các dịch vụ để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Một trong những nghiệp vụ phát triển hiện nay của ngân hàng là nghiệp vụ bảo lãnh. Những rủi ro khác nhau trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng là lý do sinh ra nhiều loại bảo lãnh khác nhau.

Dù rằng về cơ bản, chúng được phát hành với mục đích chung bảo vệ người thụ hưởng đối với những rủi ro xảy ra do người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. Bảo lãnh ngân hàng chính là việc ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bụ trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp đồng.

Khái niệm hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh là khái niệm được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, ở mỗi góc độ nó được hiểu theo một nghĩa khác nhau. Hiểu theo phương diện pháp lí thì “Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền(gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ” – Điều 366 Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005.

Đó là khái niệm bảo lãnh trong quan hệ pháp luật dân sự, theo đó cũng có thể hiểu bảo lãnh ngân hàng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng với nghĩa tương tự. Theo điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, bảo lãnh ngân hàng được hiểu như sau: “Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay”.

Về đặc điểm của Bảo lãnh ngân hàng, chủ thể là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả tạo lập hai hợp đồng, gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh. Hai hợp đồng này độc lập nhau về mặt chủ thể cũng như nghĩa vụ pháp lý của các bên trong hợp đồng. Giao dịch bảo lãnh ngân hàng là một giao dịch kép. Bảo lãnh ngân hàng được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ.

Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Quy trình bảo lãnh ngân hàng trải qua 6 bước, gồm có:

Bước 1, Khách hàng ký kết Hợp đồng với đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu… Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng

Bước 2, khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng. Hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm: Giấy đề nghị bảo lãnh; Hồ sơ pháp lý; Hồ sơ mục đích; Hồ sơ tài chính kinh doanh và Hồ sơ tài sản bảo đảm.

Bước 3, Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như: Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của KH, hình thức bảo đảm; cũng như tình hình tài chính của KH xin bảo lãnh.

Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.

Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và đối tác, nó thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa ngân hàng và khách hàng. Nội dung cơ bản của hợp đồng quy định về Số tiền và thời hạn bảo lãnh; các điều khoản vi phạm hợp đồng kinh tế của khách hàng dẫn đến nghĩa vụ chi trả của ngân hàng cho đối tác; các hình thức bảo lãnh cũng như phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về tài sản đảm bảo.

Bước 4, ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh
Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận bảo lãnh cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh, ngoài ra quy định rõ các hình thức chi trả của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhân nợ..

Cần nhớ rằng Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa ngân hàng và khách hàng (bên được Bảo lãnh); Thư bảo lãnh là văn bản mà ngân hàng chuyển qua cho đối tác (Bên nhận Bảo lãnh)

Bước 5, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra.

Bước 6, ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí)

Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, tổ chức tín dụng tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của của bên được bảo lãnh. Tổ chức tín dụng áp dụng biện pháp cần thiết để thu hồi nợ như phát mại tài sản bảo đảm, khởi kiện…

Bảo Ngân

Theo doanhnghiephoinhap.vn

Nguồn bài viết: https://doanhnghiephoinhap.vn/doanh-nghiep-can-biet-bao-lanh-ngan-hang-va-quy-trinh-bao-lanh-ngan-hang.html