Bệnh viện chợ quán ở đâu

Mô Tả:

Hôm nay có rất nhiều người tìm hiểu về địa chỉ

Bệnh Viện Chợ Quán, 190 Hàm Tử, Quận 5

Nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm đường đi đến vị trí

Bệnh Viện Chợ Quán, 190 Hàm Tử, Quận 5

thì bạn nên chú ý một số thông tin về địa chỉ ở đâu, tuyến đường xe máy, tuyến xe hơi, tuyến xe buýt cũng như các thông tin đánh giá từ những người đã đến địa chỉ

Bệnh Viện Chợ Quán, 190 Hàm Tử, Quận 5

này có chất lượng và đáng tin cậy hay không.

Du khách dâng hương trước tượng của cố Tổng bí thư Trần Phú trong khuôn viên của khu trại giam bệnh viện Chợ Quán

Di tích khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán nằm trong khuôn viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trên đường Bến Hàm Tử, từ trước đến nay chưa mở cửa rộng rãi với du khách mà chủ yếu phục vụ nhóm khách đoàn thể trên địa bàn quận 5. 

Đây là nơi giam giữ nhiều lớp cách mạng như tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) Trần Phú, tổng bí thư thứ ba của Đảng Cộng sản Đông Dương Hà Huy Tập, các chiến sĩ Trần Não, Nguyễn Văn Trỗi...

Khi thực dân Pháp tấn công Kỳ Hòa năm 1859, chúng chiếm đóng một khu đất ở vùng Chợ Quán làm trạm cứu thương. 

Sau khi chiếm được vùng đất Nam Kỳ, thực dân Pháp cho xây dựng trên nền trạm cứu thương này một bệnh viện dành riêng cho người Việt. Đến năm 1864, bệnh viện được xây dựng xong. 

Năm 1988, khu nhà giam Bệnh viện Chợ Quán được Bộ Văn hóa - thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia

Từ năm 1875, bệnh viện có chuyên khoa chính là tâm thần, ngoài ra, bệnh viện còn điều trị một số bệnh truyền nhiễm.

Sau này, bệnh viện được thực dân Pháp dùng làm nơi nhốt bệnh nhân là các chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước bị chúng tra tấn dã man đến lâm bệnh nặng. Từ đó, khu nhà dành để nhốt người bị bệnh tâm thần trở thành nơi giam giữ những người tù bị bệnh, phục vụ cho việc khai thác thu thập thông tin của thực dân Pháp. 

Khu nhà giam được trưng dụng để giam giữ tất cả tù nhân bị bệnh trên toàn TP lúc đó. Chính nơi này, Tổng bí thư Trần Phú đã trút hơi thở cuối cùng. 

Phòng giam nơi cố Tổng bí thư Trần Phú trút hơi thở cuối cùng. Trong căn phòng có di ảnh của ông để tưởng nhớ

Đến nay, khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán hầu như vẫn giữ được kiến trúc xưa với không gian cao thoáng, cửa sổ khung sắt. Do phải điều trị bệnh cho người bị tâm thần nên các cửa chính là khung sắt và cửa sổ có lưới chắc chắn.

Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán là một trong những điểm đến của đoàn khảo sát sản phẩm tour du lịch quận 5 do bà Phan Thị Thắng - phó chủ tịch UBND TP.HCM - dẫn đầu ngày 8-6. 

Đây là chuyến khảo sát nằm trong chuỗi hoạt động khôi phục các hoạt động du lịch, gia tăng sản phẩm du lịch mới trên địa bàn TP. 

Đoàn khảo sát sản phẩm du lịch quận 5 nhằm đánh giá lại các điểm tham quan trước khi hình thành tour thương mại phục vụ du khách

Bà Trương Minh Kiều - chủ tịch UBND quận 5 - cho biết quận đang nghiên cứu đưa di tích này cùng các điểm tham quan di tích lịch sử như di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nơi Bác Hồ đã ở trước khi ra đi tìm đường cứu nước, di tích lịch sử chùa Thiên Tôn ở đường An Bình, nơi từng là cơ sở an toàn của Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định... vào trong chuỗi sản phẩm Ký ức Sài Gòn - Chợ Lớn. 

Chùm tour này sẽ giới thiệu nét văn hóa đặc trưng của quận 5, dấu ấn di tích lịch sử và đặc biệt là văn hóa và ẩm thực của cộng đồng người Hoa.

Du khách lắng nghe quá trình hoạt động của cố Tổng bí thư Trần Phú trong thời gian ở Sài Gòn

Hầu hết kiến trúc ban đầu của nhà giam hơn 150 tuổi này vẫn được giữ nguyên dù qua nhiều đợt trùng tu

Các khung cửa lưới sắt vẫn được giữ nguyên đến nay

Theo bà Trương Minh Kiều, hiện quận đang phối hợp với Công ty lữ hành Fiditour - Vietluxtour để phát triển chuỗi sản phẩm Ký ức Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ngoài các điểm di tích lịch sử, tour cũng sẽ đưa du khách thưởng thức văn hóa, ẩm thực của người Hoa như ăn sáng dim sum với các món chân gà hấp tàu xì, bánh tàu hủ ky chiên tôm, há cảo...

Hay ghé một tiệm cơm ấm cúng trên đường Trần Tuấn Khải để thưởng thức các món heo sữa quay, đậu hủ Tứ Xuyên thịt bằm, mực rang muối, sò huyết Tứ Xuyên...

Ngoài ra, du khách có thể xem múa lân sư rồng, vãn cảnh chùa...

Tới quận 5 tìm món ngon với "Chợ Lớn Food Story"

N.BÌNH - Ảnh: HẢI KIM

Sau khi chiếm đồn Kỳ Hòa vào năm 1861, thực dân Pháp chiếm vùng Chợ Quán nằm giữa Sài Gòn-Chợ Lớn để xây một trạm cứu thương dã chiến.

Sau đó, trên nền đất rộng khoảng năm ha dọc sông Bến Nghé (nay là kinh Tàu Hũ) này, chính quyền thực dân Pháp và các nhà hảo tâm vùng Sài Gòn-Chợ Lớn cho xây một bệnh viện dành cho người Việt với hai chuyên khoa chính là điều trị bệnh phong và bệnh tâm thần, được hoàn thành vào năm 1864. Kể từ ngày đó, bệnh viện này đã đi vào tiềm thức người dân Sài Gòn-Chợ Lớn với cái tên dân dã là 'Nhà thương điên Chợ Quán'. Từ năm 1875, bệnh viện điều trị thêm bệnh hoa liễu và cho các tù nhân bị bệnh. Những năm cuối thập niên 20 của thế kỷ trước, nhiều cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của các chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước nổ ra liên tục tại Sài Gòn-Chợ Lớn. Giặc Pháp đã đàn áp dã man các cuộc đấu tranh này, bắt bớ, giam cầm rất nhiều chiến sĩ cách mạng, tra tấn dã man đến thành thương tật. Sau đó, chúng đưa tù nhân vào điều trị tại Bệnh viện Chợ Quán để tiếp tục khai thác các bí mật cách mạng. Khu nhà lưu trú cho người bệnh tâm thần đã biến thành nơi giam giữ tù nhân cách mạng 'vừa điều trị, vừa tra tấn', không chỉ ở vùng Sài Gòn-Chợ Lớn mà còn cả các vùng lân cận. Chính tại khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán này, tháng 8-1931, Tổng Bí thư đầu tiên của Ðảng Cộng sản Ðông Dương (nay là Ðảng Cộng sản Việt Nam) đã bị mật thám Pháp chuyển đến để điều trị bệnh, trên áo vẫn mang số tù 518431. Ngày đầu bị giam cầm, giặc Pháp để đồng chí Trần Phú trong phòng giam tập thể khoảng 20 người. Các đồng chí cách mạng trong trại giam đã liên lạc với một số y, bác sĩ có cảm tình với cách mạng, dành cho đồng chí sự chăm sóc đặc biệt với chế độ thuốc men tốt nhất. Biết mình lâm bạo bệnh khó qua khỏi, đồng chí Trần Phú đã yêu cầu chuyển số thuốc điều trị cho mình đến các đồng chí khác. Ðến ngày giam giữ thứ ba, chúng chuyển đồng chí sang khu cách ly vì thấy tù nhân có triệu chứng lao nặng. Ðến ngày thứ chín kể từ khi đồng chí Trần Phú bị chuyển về đây (ngày 5-9-1931), bệnh của đồng chí Trần Phú trở nên nguy kịch. Ðến 5 giờ chiều ngày hôm sau (Chủ nhật 6-9-1931), đồng chí Trần Phú đã trút hơi thở cuối cùng trước khi gửi lời nhắn nhủ đến các đồng chí bạn tù 'Hãy giữ vững ý chí chiến đấu'. Các đồng chí bạn tù đã làm lễ truy điệu đồng chí Trần Phú trong một phòng cá nhân tại bệnh viện. Toàn thể tù chính trị đã đứng dọc hành lang bệnh viện để tiễn đưa người Tổng Bí thư đầu tiên của Ðảng. Khu trại giam này còn giam giữ nhiều đồng chí khác như: Hà Huy Tập, Trần Não, Trần Bạch Ðằng, Nguyễn Văn Trỗi và nhiều chiến sĩ cách mạng ưu tú khác trong suốt hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta.

Về chuyên môn, năm 1901, lớp nam y tá đầu tiên đã được đào tạo tại đây. Năm 1904-1907, bệnh viện trở thành Trung tâm huấn luyện y khoa. Sau khi Trường y khoa Ðông Dương được thành lập năm 1908 tại Hà Nội, Bệnh viện Chợ Quán là bệnh viện chuyên khoa bệnh truyền nhiễm, phong và tâm thần. Giai đoạn năm 1954-1957, bệnh viện do quân đội sử dụng, đổi tên thành Viện bài lao Ngô Quyền. Ðến cuối năm 1957, bệnh viện lấy lại tên cũ là Bệnh viện Chợ Quán và tiếp nhận sinh viên thực tập chuyên khoa tâm thần. Năm 1972, khu nhà chính sáu tầng của bệnh viện được khởi công xây mới trên diện tích hơn 12 nghìn m2 với sự trợ giúp của Hàn Quốc. Bệnh viện mới được khánh thành vào ngày 2-3-1974 mang tên Trung tâm y khoa Hàn-Việt có quy mô 550 giường bệnh cùng các chuyên khoa: truyền nhiễm, tâm thần, phong, nội, ngoại, nhi, khu phẫu thuật bốn phòng với trang thiết bị hiện đại và các khoa cận lâm sàng dược. Ðây được coi là bệnh viện hiện đại nhất ở nước ta lúc bấy giờ. Ngày 4-8-1979, Bệnh viện Chợ Quán được Bộ Y tế giao trách nhiệm là bệnh viện chuyên khoa về truyền nhiễm; phụ trách điều trị, phòng chống dịch; huấn luyện đào tạo chuyên khoa cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam. Tháng 5-1989, bệnh viện đổi tên thành Trung tâm bệnh nhiệt đới trực thuộc Sở Y tế và từ tháng 8-2002 đổi tên thành Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cho đến ngày nay. Ngày 16-11-1988, theo quyết định số 1288 VH/QÐ của Bộ Văn hóa, Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

NGUYÊN QUỐC

Video liên quan

Chủ đề