Bị tai biến phải làm sao

Các triệu chứng của tai biến mạch não rất đa dạng, tùy thuộc vào loại tổn thương, mức độ tổn thương, vị trí vùng não bị tổn thương mà có các biểu hiện khác nhau. Các triệu chứng thường gặp của tai biến mạch não:

-Méo miệng, yếu, liệt tay chân một bên.

-Tê hoặc mất cảm giác ở một nửa bên thân  thể

-Nói ngọng, nói khó hoặc không nói được

-Mù một mắt hoặc không nhìn được một bên

-Lú lẫn, hôn mê.

-Ngoài ra có thể có nhức đầu, nôn ói, hoặc co giật.

Phải nghĩ đến đột quỵ nếu một hoặc nhiều triệu chứng kể trên xuất hiện đột ngột, bất ngờ ở một người đang có vẻ rất khỏe mạnh, khi họ đang nghỉ ngơi, đang ngủ, hoặc đang làm việc bình thường .

Phải làm gì khi bị tai biến mạch não :

1.     Phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhât vì não là cơ quan quan trọng và rất nhạy cảm.Nếu bị thiếu máu, thiếu oxy, hoặc bị chảy máu thì não sẽ bị hoại tử chết đi rất nhanh chóng. Để càng lâu thì phần não bị chết càng lớn, không thể chữa trị phục hồi lại được.Chỗ não bị tổn thương sau đó còn bị phù nê, gây chèn ép, nguy hiểm đến tính mạng.

2.     Các xử trí ban đầu:

     - Đỡ ngay người bệnh để không bị ngã chấn thương.

- Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

- Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

- Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển viện đi xa, trừ khi bác sĩ có chỉ định, vì càng di chuyển nhiều càng có thể làm bệnh nặng hơn.

- Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

English Arabic (العربية) Chinese - Traditional (繁體中文) Chinese - Simplified (简体中文) Greek (Ελληνικά) Hindi (हिन्दी) Italian (Italiano) Korean (한국어) Vietnamese (Tiếng Việt)

Làm sao quý vị biết người nào đó đang bị đột quỵ?

Stroke Foundation đề nghị quý vị hỏi những câu hỏi đơn giản này để xác định các dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đột quỵ:

  • Kiểm tra khuôn mặtngười bệnh. Miệng của họ có bị xệ xuống không?
  • Họ có thể nhấc cả hai tay lên không?
  • Họ nói có bị líu lưỡi không? Họ có hiểu quý vị không?
  • Thời gian là yếu tố rất quan trọng. Gọi ba số không (000) ngay nếu quý vị thấy bất kỳ các dấu hiệu này.


Những dấu hiệu khác của bệnh đột quỵ

Yếu cơ mặt, yếu cánh tay và nói khó là những triệu chứng hoặc dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đột quỵ, nhưng chúng không phải là những dấu hiệu duy nhất. Những dấu hiệu sau đây của đột quỵ có thể xảy ra riêng biệt hoặc kết hợp với nhau:

  • Yếu hoặc tê hoặc mất cảm giác ở mặt, tay hoặc chân một bên hoặc cả hai bên của cơ thể
  • Nói khó hoặc khó hiểu
  • Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc té ngã mà không biết lý do
  • Mất thị lực, đột ngột bị mờ hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt
  • Nhức đầu, thường là bị bất chợt và dữ dội hoặc thay đổi chu kỳ nhức đầu mà không giải thích được
  • Nuốt khó

Đôi khi các dấu hiệu này biến mất trong thời gian ngắn, như là vài phút. Khi điều này xảy ra, có thể là cơn thiếu máu cục bộ nhất thời (transient ischaemic attack, viết tắt là TIA). Sau khi bị TIA, nguy cơ bị đột quỵ của quý vị sẽ cao hơn. Bệnh đột quỵ có thể dẫn đến tử vọng hoặc khuyết tật. TIA là một cảnh báo cho biết quý vị có thể bị bệnh đột quỵ và là cơ hội để ngăn ngừa đột quỵ xảy ra.

Nếu quý vị hoặc ai đó có những dấu hiệu của bệnh đột quỵ, không cần biết kéo dài bao lâu, lập tức gọi ba số không (000).

Nhờ thông dịch viên để gọi StrokeLine

Hãy gọi cho Dịch vụ Thông dịch qua Điện thoại theo sô ́ 13 14 50.Cho biết ngôn ngữ quý vị cần và chờ thông dịch viên.

Nhờ thông dịch viên gọi cho StrokeLine 1800 STROKE (1800 787 653).

Tai biến mạch máu não để lại cho người bệnh những di chứng khác nhau. Một hoặc vài chức năng trong cơ thể bị ảnh hưởng nên người bệnh không thể hoạt động bình thường. Vì vậy, bệnh nhân tai biến cần được chăm sóc đặc biệt. Hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc người già sau tai biến tại nhà nhé!

Cách chăm sóc ăn uống cho người tai biến mạch máu não

Một chế độ ăn hợp lý sẽ mang đến cho người bệnh những chuyển biến tích cực như da không viêm loét, hồng hào, duy trì cân nặng lý tưởng, không rụng tóc, cơ chắc…

+ Với bệnh nhân có thể tự ăn được

Nếu có thể tự ăn uống được sau tai biến mạch máu não, nhu cầu năng lượng của bệnh nhân sẽ thấp hơn bình thường, chỉ cần cung cấp 25 – 30kcal/ kg cân nặng mỗi ngày, đồng thời lượng nước bệnh nhân cần uống là 40ml/kg cân nặng. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cần đáp ứng đủ những tiêu chí như:

  • Cân đối và đầy đủ các nhóm chất cần thiết như: nhóm đạm từ thịt, cá, trứng…; nhóm bột đường từ gạo, bánh mì, mì…; nhóm chất béo từ dầu mỡ, tốt nhất nên dùng dầu mỡ thực vật không cholesterol…; nhóm vitamin và khoáng chất từ rau xanh, củ quả, trái cây.
  • Thức ăn cần được cắt nhỏ, ninh nhừ hay băm nhuyễn phù hợp với khả năng nhai nuốt để người bệnh ăn và hấp thụ dễ dàng hơn. Thức ăn cần chế biến theo khẩu vị để đảm bảo bệnh nhân có thể ăn đủ khẩu phần ăn. Nên quan tâm đến số lượng thực phẩm cần ăn để đảm bảo đủ số lượng chất lượng bữa ăn. Khi ăn không đủ, cần ăn tăng thêm số bữa, nên dùng thêm sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như bánh cao năng lượng, sữa cao năng lượng hoặc các thực phẩm khác tùy theo sở thích. Theo dõi cân nặng thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn, tránh để sụt cân hoặc tăng cân quá mức. 

Bị tai biến phải làm sao

Thức ăn phải có độ mềm, nhuyễn phù hợp khả năng nhai của bệnh nhân

  • Khẩu phần ăn của bệnh nhân nên được chia làm nhiều bữa nhỏ, khoảng 4 – 6 bữa/ ngày.

+ Với bệnh nhân không thể tự ăn được

Tai biến có thể làm người bệnh bị liệt cơ hầu họng nên không ăn được, sẽ bị sặc hoặc nôn nếu cố ăn. Vì vậy, để cung cấp đủ dinh dưỡng, bệnh nhân cần được ăn bằng ống thông. Chế biến súp ăn qua sonde đảm bảo độ lỏng, nhưng phải đủ chất dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ. Có thể chọn loại sữa giàu dinh dưỡng dùng được khi nuôi ăn qua ống thông sẽ thuận tiện, tiết kiệm thời gian hơn cho người nhà khi chuẩn bị thức ăn. Tuy nhiên, cần có sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng để tránh nhiễm trùng và những biến chứng không mong muốn khác.

Chế độ sinh hoạt và tập luyện

  • Với trường hợp bị tai biến nặng không thể tự vận động, bạn cần giúp bệnh nhân chuyển tư thế mỗi 3 giờ một lần để giúp bệnh nhân không bị lở loét. Khi lật người bệnh nhân, bạn nhớ xoa rượu, cồn hay phấn rôm vào những vị trí bị tì đè như mông hay lưng. Nếu bệnh nhân không phải dùng ống thông, mỗi bữa ăn, bệnh nhân cần được kê gối sau lưng để nửa ngồi, nửa nằm.
  • Những bệnh nhân có mức độ di chứng liệt nhẹ hơn, cần có kế hoạch tập luyện hằng ngày và duy trì xuyên suốt kể cả khi đã hồi phục di chứng. Bạn cần khuyến khích và để người bệnh tự vận động nhiều nhất có thể, chỉ giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Nếu bệnh nhân có thể đi được, nhớ chuẩn bị thêm gậy hỗ trợ.

Bị tai biến phải làm sao

Bệnh nhân sau tai biến cần duy trì kế hoạch vận động và tập luyện đều đặn.

Các biện pháp phòng bệnh cho người cao tuổi

Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm vì chắc chắn sẽ để lại những di chứng dù ít hay nhiều. Vì vậy, bạn cần biết và thực hiện các biện pháp phòng tránh cho bản thân cùng người cao tuổi trong gia đình như sau:

  • Bảo vệ cơ thể khi thời tiết mùa đông chuyển lạnh và cả khi áp suất không khí mùa hè lên cao.
  • Không tắm khuya hay tắm ở nơi gió lùa, đặc biệt là những người bị cao huyết áp.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, không để căng thẳng hay xúc động mạnh, suy nghĩ nhiều gây mất ngủ.
  • Nhắc nhở người cao tuổi trong nhà uống thuốc và tuân thủ việc điều trị các bệnh tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, tiểu đường hay xơ vữa động mạch.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây, rau củ để phòng ngừa táo bón, đồng thời kiêng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá.
  • Không để người cao tuổi mang vác nặng hay vận động quá sức.

Trên đây là những thông tin giúp bạn chăm sóc bệnh nhân sau tai biến tại nhà. Đừng quên nền tảng sức khỏe của mỗi người đều nằm ở việc tập luyện thể dục thể thao đều đặn cùng với chế độ dinh dưỡng khoa học. Thế nhưng vì cơ thể lão hóa nên người cao tuổi khó hấp thu, kém ăn nên rất dễ bị thiếu chất từ chế độ ăn thông thường. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng như sữa dành cho người già Vinamilk Sure Prevent Gold cho người lớn tuổi trong nhà để giúp họ giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon và luôn khỏe mạnh.

TS. BS Nghiêm Nguyệt Thu

Trưởng khoa dinh dưỡng – Tiết chế, bệnh viện Lão Khoa Trung Ương

Mua ngay Sure Prevent Gold tại đây: https://giacmosuaviet.com.vn/pages/lp-sua-bot-sure-prevent-gold

Bị tai biến phải làm sao
Bị tai biến phải làm sao
Bị tai biến phải làm sao
Bị tai biến phải làm sao

Bị tai biến phải làm sao

Bị tai biến phải làm sao

Bị tai biến phải làm sao