Bí thư trương là gì

Ngày 02/01/2020, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký Quyết định số 216-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Ban Nội chính Trung ương thay thế Quyết định số 159-QĐ/TW ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Ban Nội chính Trung ương.

Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG

1. Nghiên cứu, tham mưu

- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu những quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng về công tác xây dựng pháp luật, trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.

- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu một số chủ trương, chính sách lớn về an ninh quốc gia, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; phối hợp nghiên cứu, tham mưu về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (viện kiểm sát, toà án, tư pháp, thanh tra, công an, quân đội), Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức có liên quan trong lĩnh vực nội chính, tư pháp ở Trung ương.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm theo quy định.

- Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng lý luận về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

- Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.

- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiêm tra, giám sát các cấp uỷ, tố chức đảng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Bộ Chính ứị, Ban Bí thư kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở các cơ quan nội chính, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giao.

- Chủ trì hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy và đội ngũ cán bộ làm công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp của các cấp uỷ, tổ chức đảng; tham gia về phương hướng, nhiệm vụ công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp của các tỉnh ủy, thành ủy và các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác về kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp theo quy định của Đảng.

3. Thẩm định

- Thẩm định hoặc tham gia ý kiến đối với các đề án, các chủ trương thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

4. Tham gia về công tác tổ chức, cán bộ

- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.

- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan thẩm định, tham gia ý kiến về công tác cán bộ đối với các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và các chức danh khác theo quy định.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương theo quy định của Bộ Chính trị, Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

6. Hợp tác quốc tế về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương giao.

8. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Ban Nội chính Trung ương được quyền:

- Yêu cầu các cơ quan nội chính, tư pháp Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan làm việc, báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.

- Tham dự các phiên họp của các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương có nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương.

Toàn văn Quyết định số 216-QĐ/TW ngày 02/01/2020 tại đây

LÃNH ĐẠO BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG

Trưởng Ban

Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương
Bí thư trương là gì
Bí thư trương là gì
Đồng chí Võ Văn Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
Bí thư trương là gì
Bí thư trương là gì

Đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương

Đồng chí Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương
Bí thư trương là gì
Bí thư trương là gì
Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Đồng chí Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương

.

Bí thư trương là gì
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.

Theo đó, sáng ngày 31/1/2021, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp Hội nghị lần thứ Nhất để bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Kết quả bầu cử như sau:

I - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bầu 18 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, gồm:

1. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ

3. Đồng chí Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

4. Đồng chí Vương Đình Huệ, Bí thư Thành uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XIV thành phố Hà Nội

5. Đồng chí Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương

6. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

7. Đồng chí Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

8. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh

9. Đồng chí Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an

10. Đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương

11. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khóa XII

12. Đồng chí Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

13. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Toà án nhân dân tối cao

14. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

15. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

16. Đồng chí Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam

17. Đồng chí Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

18. Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính

II- Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

III- Ban Bí thư Trung ương khóa XIII gồm một số đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Bí thư và 5 đồng chí được bầu tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, gồm:

1. Đồng chí Lê Minh Hưng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

2. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

3. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

4. Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương

5. Đồng chí Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra Chính phủ

IV- Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, gồm 19 đồng chí:

1. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII

2. Đồng chí Hồ Minh Chiến, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII

3. Đồng chí Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII

4. Đồng chí Đoàn Anh Dũng, Vụ trưởng, Thư ký Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII

5. Đồng chí Trần Thị Hiền, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII

6. Đồng chí Nguyễn Quốc Hiệp, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII

7. Đồng chí Nguyễn Văn Hội, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII

8. Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII

9. Đồng chí Vũ Khắc Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XII

10. Đồng chí Hoàng Trọng Hưng, Chánh Văn phòng Ban Tổ chức Trung ương

11. Đồng chí Nguyễn Tiến Hưng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

12. Đồng chí Tô Duy Nghĩa, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XII

13. Đồng chí Võ Thái Nguyên, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XII

14. Đồng chí Nguyễn Văn Nhân, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XII

15. Đồng chí Nguyễn Minh Quang, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XII

16. Đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XIV tỉnh Vĩnh Long

17. Đồng chí Trần Đức Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII

18. Đồng chí Cao Văn Thống, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XII

19. Đồng chí Hoàng Văn Trà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XII

V - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bầu đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.