Biện pháp hạn chế rủi ro kiemẻ toán

Căn cứ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 330: Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 330) (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính), Chuẩn mực kiểm toán số 330 được quy định như sau:

3. Hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kiểm toán số 330

3.2. Thủ tục kiểm toán đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá ở cấp độ cơ sở dẫn liệu

3.2.3. Thử nghiệm cơ bản

Hướng dẫn đoạn 18 Chuẩn mực kiểm toán số 330 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:

Theo quy định tại đoạn 18 Chuẩn mực kiểm toán số 330 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, kiểm toán viên cần thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản cho mỗi nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh trọng yếu, cho dù kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu như thế nào. Quy định này xuất phát từ thực tế là: (a) việc đánh giá rủi ro của kiểm toán viên là mang tính xét đoán, do đó kiểm toán viên có thể không phát hiện ra tất cả các rủi ro có sai sót trọng yếu; và (b) có những hạn chế tiềm tàng trong kiểm soát nội bộ, bao gồm việc Ban Giám đốc khống chế kiểm soát.

Biện pháp hạn chế rủi ro kiemẻ toán
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023

Biện pháp hạn chế rủi ro kiemẻ toán

Chuẩn mực kiểm toán số 330: Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá (Phần 13)

(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)

3.2.3.1. Nội dung và phạm vi thử nghiệm cơ bản

- Tùy theo tình hình, kiểm toán viên có thể xác định rằng:

+ Chỉ thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản là đủ để giảm rủi ro kiểm toán xuống mức thấp có thể chấp nhận được. Ví dụ: khi kiểm toán viên đánh giá rủi ro dựa vào bằng chứng kiểm toán thu thập được từ thử nghiệm kiểm soát;

+ Chỉ có kiểm tra chi tiết là thích hợp;

+ Việc kết hợp thủ tục phân tích cơ bản và kiểm tra chi tiết là thích hợp nhất để xử lý rủi ro đã được đánh giá.

- Thủ tục phân tích cơ bản thường được áp dụng cho số lượng lớn các giao dịch có thể dự đoán theo thời gian. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 quy định và hướng dẫn về việc áp dụng thủ tục phân tích trong việc kiểm toán.

- Kiểm toán viên cần xem xét bản chất của rủi ro và cơ sở dẫn liệu khi thiết kế kiểm tra chi tiết. Ví dụ, khi kiểm tra chi tiết liên quan đến cơ sở dẫn liệu “tính hiện hữu” hoặc “tính phát sinh”, kiểm toán viên có thể lựa chọn số liệu từ các khoản mục đã có trong báo cáo tài chính và thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp. Mặt khác, khi kiểm tra chi tiết liên quan đến cơ sở dẫn liệu “tính đầy đủ”, kiểm toán viên có thể cần lựa chọn số liệu từ những khoản mục sẽ phải có trong báo cáo tài chính và kiểm tra xem các khoản mục đó đã được trình bày trong báo cáo tài chính hay chưa.

- Do việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu cần xem xét đến kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sẽ cần mở rộng phạm vi thử nghiệm cơ bản khi kết quả thử nghiệm kiểm soát là không thỏa đáng. Tuy nhiên, việc mở rộng phạm vi của một thủ tục kiểm toán chỉ thích hợp khi thủ tục kiểm toán đó có liên quan đến rủi ro cụ thể.

- Khi thiết kế kiểm tra chi tiết, phạm vi kiểm tra thường được xem xét như là việc lựa chọn cỡ mẫu. Tuy nhiên, kiểm toán viên cần xem xét những vấn đề khác liên quan, như liệu có phương pháp nào hiệu quả hơn để lựa chọn các phần tử kiểm tra hay không (xem đoạn 10 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).

(BKTO) - Đánh giá rủi ro (ĐGRR) liên tục và lặp đi lặp lại tạo ra một vòng phản hồi liên tục, cho phép các tổ chức xác định, phân tích và ứng phó với rủi ro trong thời gian thực. Để áp dụng quy trình này một cách hiệu quả, kiểm toán viên nội bộ cần lưu ý những gì?

Biện pháp hạn chế rủi ro kiemẻ toán
Các rủi ro thường gặp trong kinh doanh. Nguồn: Riskonnect

Nhiều lợi ích khi đánh giá rủi ro

Theo truyền thống, việc ĐGRR thường được tiến hành định kỳ (hằng năm hoặc 6 tháng/lần), nhưng với bối cảnh đầy biến động hiện nay, các tổ chức buộc phải chuyển sang ĐGRR liên tục và lặp đi lặp lại. Các chuyên gia của Hiệp hội Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA) cho biết, 4 yếu tố cấu thành nên phương pháp này, gồm: Đánh giá và giám sát rủi ro liên tục, đảm bảo hồ sơ rủi ro luôn được cập nhật; thích nghi và ứng phó kịp thời với bối cảnh rủi ro đang thay đổi; cung cấp thông tin chi tiết về rủi ro theo thời gian thực hoặc gần thời gian thực giúp đưa ra quyết định kịp thời và chủ động giảm thiểu rủi ro; tích hợp quản lý rủi ro một cách liền mạch vào các quy trình kinh doanh hiện có, đảm bảo các cân nhắc về rủi ro được đưa vào các hoạt động hằng ngày.

Việc áp dụng ĐGRR liên tục và lặp đi lặp lại đem lại nhiều lợi ích. Chẳng hạn, lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định nhanh hơn, tốt hơn, cũng như thích ứng tốt hơn với môi trường rủi ro thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là với các rủi ro về công nghệ, trí tuệ nhân tạo. Từ những thông tin được cập nhật thường xuyên, các tổ chức có thể đưa ra quyết định sáng suốt, phân bổ nguồn lực hiệu quả và ưu tiên các nỗ lực giảm thiểu rủi ro. Điều này nâng cao khả năng ra quyết định tổng thể trong toàn tổ chức.

Bằng cách áp dụng quy trình ĐGRR liên tục, các công ty có khả năng phát hiện rủi ro sớm, giảm khả năng chúng biến thành vấn đề nghiêm trọng. Bên cạnh đó, ĐGRR liên tục giúp các công ty trở nên nhanh nhẹn và phản ứng kịp thời thông qua việc liên tục theo dõi môi trường kinh doanh, quy trình nội bộ, các yếu tố bên ngoài để điều chỉnh các chiến lược giảm thiểu rủi ro phù hợp. Tính linh hoạt này rất quan trọng trong thị trường thay đổi nhanh chóng ngày nay.

Đánh giá liên tục các rủi ro cho phép các công ty vượt qua các mối đe dọa tiềm ẩn, thích ứng với các tình huống biến động và đưa ra các quyết định sáng suốt một cách kịp thời. Tuy nhiên, việc áp dụng quy trình này đòi hỏi tổ chức phải có sự đầu tư đáng kể về thời gian, công sức, nguồn lực và khả năng thích ứng, thay đổi.

Ngoài ra, ĐGRR liên tục có thể được tích hợp liền mạch vào các quy trình kinh doanh hiện có, trở thành hoạt động hằng ngày, thúc đẩy văn hóa nhận thức rủi ro và đảm bảo rằng quản lý rủi ro là trách nhiệm chung trong toàn tổ chức. Bằng cách đón đầu các rủi ro mới nổi, các tổ chức có thể tăng cường khả năng phục hồi trước những gián đoạn tiềm ẩn, giảm thiểu tổn thất tài chính, trách nhiệm pháp lý, cải thiện khả năng chịu đựng và phục hồi sau các sự kiện bất lợi, từ đó, nâng cao danh tiếng, niềm tin của các bên liên quan và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Các bước quan trọng trong đánh giá rủi ro

Mặc dù ĐGRR liên tục và lặp lại có nhiều lợi ích nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định. Việc xác định các rủi ro mới nổi và kết hợp chúng vào quy trình ĐGRR có thể là một thách thức bởi rủi ro mới thường không rõ ràng ngay lập tức hoặc không phù hợp với khuôn khổ rủi ro hiện có. Các tổ chức có thể phải đối mặt với những thách thức về tính sẵn có của dữ liệu, đặc biệt là đối với các rủi ro mới nổi. Chất lượng và tính đầy đủ của dữ liệu được thu thập có thể ảnh hưởng đến độ chính xác và hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Bên cạnh đó, sự thay đổi hoặc thiếu hiểu biết về chiến lược có thể cản trở việc ĐGRR. Thêm vào đó, việc theo dõi liên tục và cập nhật thường xuyên có thể dẫn đến trường hợp tập trung vào rủi ro ngắn hạn hơn là rủi ro chiến lược dài hạn, tác động lâu dài đến các mục tiêu và tính bền vững của tổ chức. Do đó, các tổ chức nên xem xét cẩn thận những hạn chế này để điều chỉnh phương pháp quản lý rủi ro phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và các nguồn lực sẵn có.

Các chuyên gia khuyến nghị, để áp dụng quy trình ĐGRR liên tục và lặp lại một cách hiệu quả, các kiểm toán viên nội bộ có thể xem xét các bước sau:

Xác định các loại rủi ro: Rủi ro hoạt động, tài chính, chiến lược, tuân thủ hoặc uy tín, loại khác.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro rõ ràng để đánh giá và ưu tiên các rủi ro trong mỗi danh mục; xem xét các yếu tố như: Khả năng xảy ra, tác động và sự phụ thuộc lẫn nhau để đảm bảo đánh giá toàn diện.

Thiết lập khung quản lý rủi ro, bao gồm: Việc xác định mức độ chấp nhận rủi ro, mục tiêu, các chính sách và quy trình quản lý rủi ro cũng như phân công vai trò và trách nhiệm.

Triển khai hệ thống giám sát rủi ro: Kiểm toán nội bộ sử dụng công nghệ và các công cụ dựa trên dữ liệu để giám sát và nắm bắt thông tin liên quan đến rủi ro trong thời gian thực. Điều quan trọng trong giai đoạn này là thu hút sự tham gia của các nhà quản lý trong quy trình giám sát và xác định rủi ro.

Thúc đẩy văn hóa nhận thức rủi ro và trách nhiệm giải trình trong toàn tổ chức: Khuyến khích nhân viên ở tất cả các cấp báo cáo rủi ro, chia sẻ hiểu biết sâu sắc và tích cực tham gia vào quá trình ĐGRR. Đồng thời, định hướng cho nhân viên các cấp về tầm quan trọng của việc ĐGRR, vai trò của họ trong việc xác định và quản lý rủi ro cũng như lợi ích của cách tiếp cận chủ động.

Giám sát liên tục các rủi ro đã xác định thông qua một hệ thống. Điều này có thể liên quan đến việc sử dụng các giải pháp công nghệ, thiết lập các cuộc họp ĐGRR thường xuyên, ĐGRR định kỳ và tận dụng dữ liệu để phát hiện rủi ro.

Cập nhật thông tin về các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể ảnh hưởng đến bối cảnh rủi ro (xu hướng của ngành, chỉ số kinh tế, thay đổi quy định, tiến bộ công nghệ và rủi ro mới nổi).

Tích hợp quy trình ĐGRR liên tục vào kế hoạch chiến lược và ra quyết định tổng thể của tổ chức: Các cân nhắc rủi ro được đưa vào các quyết định, chẳng hạn như: Quyết định đầu tư, phát triển sản phẩm, mở rộng sang thị trường mới và các sáng kiến kinh doanh lớn. Bằng cách kết hợp ĐGRR vào các quy trình kinh doanh chính, các công ty có thể đưa ra các quyết định sáng suốt để cân bằng giữa rủi ro và lợi ích./.

Có bao nhiêu biện pháp kiểm soát rủi ro?

6 phương pháp, kỹ thuật kiểm soát rủi ro.

Phương pháp loại bỏ Loại bỏ hoàn toàn mối nguy hoặc thói quen làm việc nguy hiểm là biện pháp kiểm soát tốt nhất. ... .

Phương pháp thay thế ... .

Phương pháp cô lập. ... .

Các biện pháp kiểm soát kỹ thuật. ... .

Các biện pháp kiểm soát quản trị ... .

Phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE).

Khi mà kiểm toán viên xác định rủi ro kiểm soát ở mức thấp thì kiểm toán viên nên làm gì?

Nếu Kiểm toán viên nhà nước muốn rủi ro kiểm soát đã đánh giá ở mức thấp hơn, cần họ phải thực hiện nhiều thử nghiệm kiểm soát hơn bao gồm cả số lượng và phạm vi áp dụng. Thử nghiệm cơ bản là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.

Mức độ rủi ro kiểm toán cao khi nào?

Rủi ro này sẽ tăng lên nếu việc lập kế hoạch kiểm toán kém và thực hiện thiếu thận trọng. theo tỷ lệ từ 0% đến 100%. Trên thực tế, không có một chuẩn mực chính thức nào về mức rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận, loại trừ rằng rủi ro kiểm toán phải ở mức thấp cho phép.

Hệ thống kiểm soát nội bộ là gì?

Theo định nghĩa của Viện Kiểm toán quốc tế, “Hệ thống kiểm soát nội bộ” là tập hợp bao gồm các chính sách, quy trình, quy định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, được thiết lập và được tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ...