Bông hồng nước việt nam là ai

CEO Phuc Khang Corporation đạt danh hiệu “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - Cúp Bông hồng vàng” năm 2021

Ngày 29/12, bà Lưu Thị Thanh Mẫu, CEO Phuc Khang Corporation vinh dự được trao tặng danh hiệu “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu – Cúp bông hồng Vàng” năm 2021.

Danh hiệu được trao cho CEO Phuc Khang Corporation vì những thành tích xuất sắc trong việc nỗ lực, chủ động, tự tin tìm giải pháp, thích ứng và vượt qua thách thức, phát triển bền vững, từ đó có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu.

Bông hồng nước việt nam là ai
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tặng hoa và cúp cho các nữ doanh nhân

Buổi Lễ trao tặng Danh hiệu “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu – Cúp Bông hồng vàng” năm 2021 được tổ chức kết hợp với Hội nghị Nữ lãnh đạo doanh nghiệp với chủ đề “Chủ động thay đổi để thích ứng và phát triển” nhằm chia sẻ các bài học thành công, khuyến nghị giải pháp phục hồi doanh nghiệp cũng như biểu dương các nữ doanh nhân tiêu biểu đã không ngừng nỗ lực, chủ động, tự tin tìm giải pháp thích ứng và vượt qua thách thức, phát triển bền vững, từ đó đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu vừa qua.

"Những khó khăn, thử thách của đại dịch Covid-19 và thiên tai bão lũ do biến đổi khí hậu vừa qua là "phép thử" để khẳng định bản lĩnh "vàng" của những Bông Hồng được tỏa sáng thông qua chiến lược chủ động xoay chuyển để thích ứng và bứt phá trong kinh doanh", bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam nhấn mạnh.

Bông hồng nước việt nam là ai

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Phúc Khang được vinh danh tại Lễ trao tặng Danh hiệu “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu – Cúp Bông hồng vàng” năm 2021 

Với sự nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ dám làm cùng tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động kinh doanh và thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bà Lưu Thị Thanh Mẫu, CEO của Phuc Khang Corporation vinh dự là một trong 60 gương mặt xuất sắc - đại diện cho các thế hệ nữ doanh nhân cả nước được tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu – Cúp Bông hồng vàng” năm 2021.

Trong niềm tự hào và vinh hạnh khi đạt được danh hiệu này, CEO Lưu Thị Thanh Mẫu chia sẻ: “Phúc Khang với sứ mệnh tiên phong và thúc đẩy một phong cách sống tốt hơn cho sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái nhân văn bền vững theo chuẩn mực xanh của toàn cầu. Chúng tôi mong muốn kiến tạo ra những đô thị mang tính chất phát triển bền vững trong chiến lược phát triển chung của quốc gia cũng như Chính phủ đề ra. Đó là phát triển bền vững, mỗi doanh nghiệp trở thành một cứ điểm của Chính phủ và cùng góp phần với Chính phủ không chỉ đóng góp vào trong vấn đề kinh tế mà còn là an sinh xã hội và cuộc sống về tinh thần cũng như sức khỏe của người lao động và cộng đồng”.

Trong bối cảnh cả nước cùng căng mình ứng phó với đại dịch và suy thoái kinh tế, vai trò của những doanh nhân Việt Nam càng trở nên quan trọng, thường được ví như những “chiến sĩ” trên mặt trận kinh tế, kiên cường đồng hành cùng đất nước vượt qua những giai đoạn khó khăn, đồng thời cũng là “hậu phương” vững chắc cho các mặt trận khác như y tế, sức khỏe, an sinh xã hội. Những nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu đạt Cúp Bông hồng vàng là những tấm gương xuất sắc, không chỉ thể hiện vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình mà còn khẳng định vị thế của những người chiến sĩ quả cảm trên thương trường đầy thử thách.

Năm 2021 được xem là một năm vươn mình với khí thế mạnh mẽ của Phúc Khang và đã đạt được những thành công rực rỡ mà điển hình là các giải thưởng danh giá.

Bên cạnh danh hiệu “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - Cúp Bông hồng vàng” năm 2021 dành cho CEO Lưu Thị Thanh Mẫu, trước đó, Phúc Khang cũng vinh dự đạt được các giải thưởng như: Top 10 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2021, Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ II, Danh hiệu “Sản phẩm, Dịch vụ tiêu biểu TP.HCM năm 2021”…

Hàng loạt những thành quả đáng tự hào này tiếp tục khẳng định hướng đi đúng đắn cùng sự quyết tâm và kiên định trên hành trình phát triển bền vững của Ban lãnh đạo Phúc Khang, mà nổi bật là vị thuyền trưởng tài năng – CEO Lưu Thị Thanh Mẫu. Song song đó là tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, sự kiên cường, chủ động và linh hoạt của tập thể Người Phúc Khang trong việc thích ứng và vượt qua các thách thức, phát huy sứ mệnh: “Tiên phong và thúc đẩy việc kiến tạo phong cách sống tốt hơn cho sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái nhân văn bền vững theo chuẩn mực xanh toàn cầu”.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Tháng 11/2022, bà Nguyễn Thị Hồng trở thành nữ Thống đốc đầu tiên trong lịch sử Ngân hàng Nhà nước. Bà Nguyễn Thị Hồng sinh năm 1968, ở quận Cầu Giấy (Hà Nội), có bằng Thạc sĩ Kinh tế phát triển; Cao cấp lý luận chính trị.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng từng có nhiều năm gắn bó với ngành ngân hàng. Từ năm 1991-1993, bà Nguyễn Thị Hồng là Chuyên viên Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ tháng 11/1993 - tháng 4/1995, bà là Chuyên viên Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Từ tháng 4/1995 - 4/2008, bà là Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng Vụ Chính sách tiền tệ. Từ tháng 4/2008 - 7/2011, bà Nguyễn Thị Hồng là Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ.

Từ tháng 8/2011 - 1/2012 bà là Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ. Từ tháng 1/2012 - tháng 8/2014 bà là Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ.

Từ tháng 8/2014 - 8/2020, bà là Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ tháng 8/2020 - tháng 11/2020, bà là Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bí thư Đảng uỷ Cơ quan Ngân hàng Trung ương.

Bà Lượng Thị Cẩm Tú, tân Chủ tịch HĐQT Eximbank

Bà Lương Thị CẩmTú được bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VII (2020 - 2025) thay cho ông Yasuhiro Saitoh sau cuộc họp đại hội cổ đông 15/2/2022. Eximbank đã công bố tân chủ tịch hội đồng quản trị.

Trước đó, bà Lương Thị Cẩm Tú đã được bầu làm thành viên HĐQT trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 lần 2 diễn ra vào ngày 15-2, với tỉ lệ phiếu bầu 62,2%.

Ngoài việc tự đề cử, bà Tú còn nhận được sự ủng hộ của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Minh và 5 cổ đông cá nhân khác.

Bà Lương Thị Cẩm Tú sinh năm 1980, có trình độ Cử nhân Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Văn Lang, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Griggs. Bà từng là một trong những lãnh đạo ngân hàng trẻ tuổi nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam khi đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Nam A Bank vào năm 2015 - lúc đó bà 35 tuổi.

Trước khi làm Tổng giám đốc Nam A Bank, bà Tú từng được biết đến là một trong những lãnh đạo tiềm năng của Sacombank.

Ngoài tên tuổi gắn với ngân hàng, bà Lương Thị Cẩm Tú còn từng là Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Khánh Hòa, được nhận giải thưởng Doanh nhân ASEAN tiêu biểu năm 2015. Bà cũng từng là thành viên HĐQT Công ty Đường Ninh Hòa...

Tháng 4/2018, bà Lương Thị Cẩm Tú trúng cử vào HĐQT Eximbank tại ĐHĐCĐ thường niên của ngân hàng này. Bà cũng là người duy nhất trong số 4 ứng viên được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận để bầu bổ sung vào HĐQT Eximbank thời điểm đó.

Trong suốt quá trình diễn ra tranh chấp quyền lực trên, Eximbank đã phải hoãn, dời, tổ chức bất thành đại hội đồng cổ đông 11 lần trước khi tổ chức thành công vào ngày 15/2.

Việc bà Tú ngồi ghế “nóng” Eximbank được kỳ vọng Ngân hàng sẽ bước sang trang mới, với kỳ vọng có nhiều thay đổi tích cực.

Năm 2022, Hội đồng quản trị Eximbank đề ra mục tiêu tổng tài sản năm 2022 đạt 179.000 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ. Huy động vốn dự kiến đạt 147.600 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm 2021; dư nợ cấp tín dụng tăng 13,5% đạt 115.700 tỷ đồng.

Đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế năm 2022 dự kiến là 2.500 tỷ đồng, tăng 127% so với năm 2021. Thu nhập ngoài lãi tăng 216 tỷ lên 1.159 tỷ đồng.

Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng HDBank

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970 hiện là Tổng Giám đốc của VietJet Air, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng HDBank. Bà Thảo có gần 20 năm kinh doanh ở nước ngoài.

Khi còn là một sinh viên, bà Phương Thảo đã khởi nghiệp với vai trò đại lý phân phối hàng điện tử, máy văn phòng, hàng tiêu dùng, cao su tự nhiên... để tích lũy số vốn ban đầu trước khi về Việt Nam phát triển sự nghiệp.

Trong những doanh nhân Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là một trong số ít người nhiều lần được vinh danh trên phạm vi toàn cầu. 

Ngày 9/3/2017, tạp chí Forbes công bố danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới năm 2017, ghi nhận bà Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD.

Năm 2019, CEO Vietjet góp mặt trong sách 100 phụ nữ có ảnh hưởng nhất thế giới do Forbes công bố. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bà Thảo có tên trong danh sách này.

Ngoài ra, Bloomberg cũng đánh giá bà là một trong 50 nhà lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu 2018, bên cạnh những nhân vật toàn cầu như Tổng thống Nam Phi, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Giám đốc tài chính của Microsoft, Ngoại trưởng Canada…

Tính đến tháng 10/2021, Forbes ước tính bà Thảo sở hữu 2,7 tỷ USD. Bà Thảo cũng là nữ tỷ phú Việt duy nhất trong danh sách 6 tỷ phú Việt Nam của Forbes.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Ngân hàng Sacombank

Không đứng vai trò Chủ tịch ngân hàng nhưng với vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm (sinh năm 1973) có thể nói là cánh tay phải của ông Dương Công Minh khi tiếp quản Sacombank từ tháng 5/2017.

Bà Diễm bắt đầu công tác tại Sacombank từ năm 2002, từng đảm nhiệm các công việc thuộc mảng kế toán, tín dụng, dịch vụ khách hàng, khách hàng doanh nghiệp, kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý nợ và đã có 11 năm ở vai trò quản lý, điều hành.

Bà Thạch Diễm được bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc Sacombank vào tháng 7/2017 và bắt đầu thực hiện công cuộc tái cơ cấu ngân hàng dưới sự đồng hành ủng hộ của HĐQT. Từ đó, Sacombank đã có sự thay đổi rất lớn trong kết quả kinh doanh sau thời gian dài khó khăn.

Ngoài những gương mặt mới thì cũng cần đề cập đến những nữ tướng kỳ cựu, là những nhận vật có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Bà là một trong số ít phụ nữ đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Trước khi đứng đầu Ban điều hành ngân hàng, bà Diễm là Phó tổng giám đốc phụ trách thu hồi nợ, một trong những hoạt động trọng yếu đang được Sacombank tập trung thực hiện theo định hướng của Đề án Tái cơ ngân hàng sau sáp nhập đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Sau gần 5 năm tái cơ cấu, dưới sự điều hành của bà Diễm, Sacombank đã đạt được những kết quả khả quan.

Trong năm 2021, Sacombank tiết giảm chi phí hoạt động 10%, chỉ còn hơn 9.829 tỷ đồng. Nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 14%, trích ra hơn 3.475 tỷ đồng. Do đó, Ngân hàng báo lãi trước thuế đạt hơn 4.400 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước.

So với kế hoạch đại hội đồng cổ đông thông qua tại kỳ họp thường niên cuối tháng 4/2021 ở mức 4.000 tỷ đồng lãi trước thuế đề ra cho năm 2021, Sacombank đã vượt 10% chỉ tiêu cả năm qua.

Thái Hương, Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á

Bà Thái Hương hiện là Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, Phó chủ tịch, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK).

Doanh nhân Thái Hương được biết đến với danh xưng “Người phụ nữ quyền lực nhất châu Á”.

Tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X diễn ra tại Hà Nội cuối năm 2020, nữ doanh nhân Thái Hương là một trong 13 điển hình được vinh danh là Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Năm 1994, bà sáng lập Ngân hàng Bắc Á cùng với một số cộng sự của mình. Sau đó, năm 2009, bà tự xây dựng thương hiệu sữa của riêng mình bằng cách chăn nuôi và sản xuất sữa bò với công nghệ Israel ngay trên mảnh đất quê hương Nghệ An.

Với sự phát triển bùng nổ của Tập đoàn TH và Ngân hàng Bắc Á, trong năm 20215 - 2016, bà Thái Hương liên tục có mặt trong danh sách Top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á do Forbes bình chọn. Năm 2019, bà Thái Hương nhận giải thưởng nữ doanh nhân quyền lực ASEAN.

Năm 2021, Bac A Bank lãi trước thuế 908 tỷ đồng, tăng 23,6% so với 2020 và hoàn thành 100% kế hoạch đề ra.

Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của Bac A Bank tăng 2,2% so với đầu năm lên 119.792 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 6,5% lên 84.598 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ từ mức 0,79% xuống 0,77%.

Bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch HĐQT HDBank, đồng thời là Chủ tịch Vinamilk 

Cùng giai đoạn của bà Thái Hương có bà Lê Thị Băng Tâm, hiện đang nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT HDBank. Bà Tâm đồng thời là Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).

Trước khi về HDBank, bà Tâm từng nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt trong ngành tài chính như Phó trưởng phòng Kế toán Bộ Tài chính; Phó cục trưởng, Cục trưởng, Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước; Thứ trưởng, Ủy viên Ban cán sự Bộ Tài chính; Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Bà Tâm tốt nghiệp khóa học Quản lý kinh tế cao cấp tại Liên Xô cũ và hoàn thành bằng Tiến sĩ Kinh tế chuyên ngành tài chính tín dụng tại đây. Ngoài ra, bà cũng sở hữu Chứng chỉ Tài chính quốc tế tại Đại học North University London.

Nguyễn Thị Nga, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT SeABank

Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) - là một trong những nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam.

Vị “nữ tướng” này đã đưa Tập đoàn BRG đi lên từ hoạt động xuất nhập khẩu, trước khi đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, khách sạn, sân golf và nhiều lĩnh vực khác.

Bà Nga góp mặt liên tục trong danh sách các phụ nữ có ảnh hưởng của Forbes Việt Nam. Bà Nga khởi nghiệp kinh doanh từ đầu những năm 1990. Đến năm 1993, bà cùng chồng thành lập Tập đoàn BRG (BRG Group), tập đoàn đầu tư đa ngành và là một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Bà Nga cũng nổi tiếng với các thương vụ M&A, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, doanh nghiệp tư nhân và liên doanh. Bà Nga được xem là người truyền cảm hứng cho những nữ doanh nhân thế hệ sau, rằng phụ nữ có thể tự tin xây dựng doanh nghiệp, vượt qua những khó khăn để đưa doanh nghiệp của mình vươn xa, đóng góp cho kinh tế - xã hội của đất nước.

Năm 2006, sau khi thoái vốn khỏi Techcombank, bà Nga đầu tư và trở thành Chủ tịch HĐQT SeABank.

Đầu năm 2019, bà Nga rời ghế Chủ tịch HĐQT SeABank, lui về giữ chức vụ Phó chủ tịch thường trực HĐQT của SeABank kể từ ngày 12/04/2019.

Ngoài SeABank, bà Nga còn tham gia vào Ban quản trị, Ban điều hành tại hàng loạt các doanh nghiệp trong “hệ sinh thái” BRG Group.

Năm 2021, SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 3.268 tỷ đồng, vượt 135% kế hoạch đã đề ra. Tính đến ngày 31/12/2021, tổng tài sản của SeABank tăng 31.456 tỷ đồng so với năm 2020, đạt 211.663 tỷ đồng. Tổng dư nợ cấp tín dụng đạt 129.800 tỷ đồng. Tổng huy động vốn từ khách hàng đạt 128.838 tỷ đồng.

Trần Thị Thu Hằng, Chủ tịch HĐQT Kienlongbank

Bà Trần Thị Thu Hằng (sinh năm 1985), Phó Chủ tịch HĐQT, giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Kienlongank nhiệm kỳ 2018 – 2022. Bà Hằng hiện là nữ chủ tịch ngân hàng trẻ nhất Việt Nam hiện nay.

Bà Trần Thị Thu Hằng tốt nghiệp Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong giai đoạn 2011 - 2018, bà Hằng từng làm trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp lớn của LienVietPostBank, Giám đốc quan hệ khách hàng doanh nghiệp lớn cấp 3 tại Maritime Bank (nay là MSB).

Bà Trần Thị Thu Hằng gia nhập KienlongBank với chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT từ đầu tháng 2/2021.

Năm 2021 KienlongBank ghi nhận hơn 1.010 tỷ đồng tổng lợi nhuận trước thuế và hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra từ đầu năm.

Tính đến ngày 31/12/2021, tổng tài sản của KienlongBank tăng 46% so với đầu năm lên mức hơn 83.822 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 10% lên hơn 38.387 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng 22,3% so với đầu năm khi đạt 51.397 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàng giảm xuống dưới 2%.

Bà Bùi Thị Thanh Hương, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng NCB

Tại Đại hội cổ đông bất thường năm 2021, Ngân hàng NCB đã bầu bổ sung vào Hội đồng quản trị hai gương mặt mới là bà Bùi Thị Thanh Hương và bà Trương Lệ Hiền. Trong đó, bà Bùi Thị Thanh Hương đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Bà Bùi Thị Thanh Hương sinh năm 1980, tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân năm 2001, nhận chứng chỉ Kiểm toán viên độc lập năm 2005 (CPA - Bộ Tài chính), tốt nghiệp thạc sỹ loại giỏi ngành Quản trị kinh doanh tại Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về quản lý (CFVG) năm 2012 và được cấp chứng chỉ Kế toán viên công chứng Úc năm 2014 (CPA Úc).

Bà Hương đã có kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực kiểm toán - tài chính ngân hàng - quản lý điều hành doanh nghiệp.

Trước khi gia nhập NCB, bà Bùi Thị Thanh Hương là Tổng Giám đốc Sun Group và từng nắm giữ các vị trí quản lý trong lĩnh vực quản trị chiến lược tại các tổ chức tài chính ngân hàng lớn như: Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính - chiến lược TPBank; Phó Giám đốc phụ trách khối tài chính/kế toán trưởng SeABank.

Sau đó, NCB cũng bổ nhiệm loạt nhân sự cấp cao là nữ như bà Dương Thị Lệ Hà đảm nhận vị trí quyền Tổng giám đốc thay cho ông Phạm Thế Hiệp; bà Nguyễn Thị Thùy Dương, bà Hoàng Thu Trang làm Phó Tổng Giám đốc. 

Năm 2021, lợi nhuận trước thuế năm 2021 của NCB đạt 2,3 tỷ đồng, giảm 38,2% so với cùng kỳ. Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 73.700 tỷ đồng, giảm đến 15.817 tỷ đồng, tương đương giảm 17,7% so với cuối năm trước.