Bụng đói kêu như thế nào

Khi đói, bụng sẽ phát ra tiếng kêu “bùng bục”. Khi vừa uống nước xong mà chạy bộ thì bụng sẽ phát ra tiếng kêu “óc ách”. Cha mẹ thường lo lắng khi nghe bụng của con có tiếng kêu. Rốt cuộc, tiếng kêu ở bụng là do đâu? Chính là do nhu động đường ruột phát ra. Tiếng kêu này có thể bình thường, cũng có thể là tín hiệu bệnh, cần căn cứ vào tình hình cụ thể để phân tích, phán đoán. 

Khi dạ dày nhu động, bề ngoài giống như làn sóng cuộn lên phía trước. Thức ăn vào dạ dày chưa bao lâu thì dạ dày bắt đầu nhu động, mỗi phút khoảng 3 lần. Bình thường, sẽ không nhìn thấy sóng nhu động cũng không nghe tiếng nhu động của dạ dày, nhưng nếu trẻ gầy gò, thành bụng mỏng thì cổ thể thấy. Khi thức ăn chứa trong dạ dày được đẩy hết xuống ruột, cơ trơn dạ dày bắt đầu co bóp sẽ phát ra tiếng bùm bụp, ra hiệu bụng đói rồi, cần phải ăn. Khi uống nước hoặc ăn thức ăn lỏng hơi nhiều, dạ dày đầy nước, nếu đi lại nhanh thì sẽ nghe tiếng “óc ách” trong bụng. 

Bụng đói kêu như thế nào

Khi nhu động ruột, nước và khí cùng dao động sẽ phát ra tiếng không khí trào qua nước gián đoạn, gọi là bụng réo, người bình thường thì khoảng 15 giây xuất hiện một lần, ghé sát tai vào thành bụng hoặc dùng ống nghe để ngoài bụng có thể nghe được. Đây là hiện tượng bình thường. 

Một số trường hợp, bụng “kêu” là tín hiệu bệnh tật. Tiếng óc ách trong dạ dày chứng tỏ việc bài xuất của dạ dày gặp trở ngại, thức ăn ứ trệ, thường gặp ở các trẻ phình dạ dày cấp tính, hẹp môn vị, hoặc chức năng vận động của dạ dày yếu. Khi nhu động ruột tăng, bụng réo mỗi phút trên 10 lần, gọi là cường ruột, thường gặp ở các trường hợp viêm ruột cấp tính, bệnh lỵ, tiêu hóa kém, tắc ruột do giun hoặc dính ruột do phẫu thuật.

Ngày trước tôi từng được chứng kiến các nghệ sĩ nói tiếng bụng biểu diễn trên sân khấu. Thực chất là họ cố gắng phát ngôn sao cho khuôn miệng càng ít cử động càng tốt, khiến cho khán giả có cảm giác như âm thanh của họ là do một người khác tạo ra. Bụng không thể nói được nhưng có khả năng phát ra tiếng kêu nhé. Mỗi khi đói, bụng của chúng ta thường kêu lên (sôi) ùng ục. Vì sao lại như vậy? Hãy cùng Giải Đáp Việt đi tìm hiểu qua bài viết Vì Sao Khi Đói, Bụng Lại Kêu (Sôi) nhé!

Vì Sao Khi Đói, Bụng Lại Kêu (Sôi)?

Bụng đói kêu như thế nào
Sau khi thức ăn được tiêu hóa hết, dạ dày và ruột non sẽ trông rỗng nhưng dịch tiêu hóa vẫn được tiết ra, lượng đường trong máu quá thấp, khi ấy xuất hiện cảm giác đói. Các cơ của thành dạ dày và ruột co lại, đẩy phần thức ăn đã tiêu hóa của bữa ăn trước đó xuống ruột già. Tiếng kêu phát ra là tiếng động của nước, không khí và thức ăn đang được dồn xuống qua một lối ra nhỏ. Sự co bóp không mấy dễ chịu này báo hiệu cho chúng ta biết, đã đến lúc dạ dày cần thêm thức ăn.

Nếu bụng chúng ta lại trống rỗng rất lâu nữa, thì các cơ của thành dạ dày lại tiếp tục co bóp, mạnh hơn lần trước. Các tế bào thần kinh ở niêm mạc dạ dày báo hiệu lên não tạo ra phản xạ co bóp khi đói. Rất nhiều khí và thức ăn đã tiêu hóa được nén chặt xuống trong dạ dày rỗng, khiến tiếng sôi càng to hơn. Ngoài ra, nếu bụng trống rỗng thì tiếng kêu lại càng vang to hơn.

Một số nhà khoa học cho rằng triệu chứng sôi bụng còn là cách để cơ thể tự làm sạch, đưa các mẩu thức ăn thừa và vi khuẩn ra ngoài. Sự co bóp khi đói thường bắt đầu ở phần dưới của bụng, tiếp tục xuống đến ruột non. Quá trình này kéo dài từ 10 đến 20 phút và có thể tái diễn sau 2 tiếng đồng hồ cho đến khi dạ dày được nạp thêm thức ăn.

Trên đây là bài viết Vì Sao Khi Đói, Bụng Lại Kêu (Sôi) của Giải Đáp Việt, hi vọng bài viết cho bạn thêm nhiều thông tin hay và hữu ích.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Peter Gardner, MD. Peter W. Gardner là bác sĩ được ủy ban chứng nhận, chuyên khoa tiêu hóa và gan học với hơn 30 năm kinh nghiệm. Ông chuyên điều trị bệnh về tiêu hóa và gan. Gardner có bằng cử nhân của Đại học Bắc Carolina và từng theo học Trường Y khoa Georgetown. Ông đã hoàn thành chương trình nội trú về y học nội khoa và sau đó nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Đại học Connecticut. Ông trước đây là bác sĩ trưởng khoa tiêu hóa của Bệnh viện Stamford và vẫn thuộc đội ngũ nhân viên của bệnh viện. Ông cũng là nhân viên của Bệnh viện Greenwich và Bệnh viện New York (Columbia) Presbyterian. Gardner là chuyên gia tư vấn về y học nội khoa và khoa tiêu hóa cho Ủy ban Y học Nội khoa Hoa Kỳ.

Bài viết này đã được xem 38.221 lần.

Đang giữa giờ làm bài kiểm tra, bỗng nhiên bụng của bạn cao hứng trình diễn một bản hợp xướng. Nếu bạn thường ngượng ngùng vì bụng kêu òng ọc trong lớp thì bài viết này của wikiHow là dành cho bạn.

Các bước

  1. Biết rằng đó là điều bình thường. Bụng kêu òng ọc là do hệ tiêu hóa đang làm công việc của nó: nhào trộn thức ăn, chất lỏng, dịch vị và đẩy xuống đường ruột. Những âm thanh này phát ra khi thành dạ dày-ruột co bóp để đẩy mọi thứ qua đường ruột. Ngay cả khi bạn ăn uống lành mạnh, tiếng kêu trong bụng đôi khi vẫn xảy ra, và điều này chẳng có gì phải xấu hổ.

  2. Cố gắng đừng ăn quá no trước khi vào lớp. Nếu bạn ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa sẽ buộc phải làm việc quá sức. Khi điều này xảy ra, bụng sẽ kêu thường xuyên hơn vì có nhiều thức ăn phải đẩy qua đường ruột hơn.

  3. Tránh để bụng rỗng. Khi dạ dày trống rỗng trong khoảng 2 giờ, tiếng kêu trong bụng sẽ phát ra lớn hơn. Đó là do trong dạ dày không có thứ gì giúp hấp thụ hoặc ngăn chặn âm thanh. Nếu bạn không ăn trong nhiều giờ đồng hồ, cơ thể sẽ tiết ra hormone báo hiệu cho não biết là đã đến giờ dọn dẹp mọi thứ trong dạ dày để dành chỗ cho thức ăn sắp nạp vào.

    • Luôn đem theo đồ ăn vặt bên mình.
    • Liên tục uống chất lỏng như nước, nước quả, trà, v.v…

  4. Hạn chế thức ăn khó tiêu. Một số loại chất bột (carb) có tính kháng tiêu hóa. Tuy nhiên bạn không nên kiêng chất bột hoàn toàn vì chúng cung cấp năng lượng và đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Bạn chỉ cần ăn chừng mực để tốt cho dạ dày mà vẫn giúp giảm tiếng kêu òng ọc trong bụng.

    • Chất bột kháng tiêu hóa: khoai tây hoặc mì ống đã nguội lạnh sau khi nấu, bánh mì bột chua và hoa quả xanh
    • Chất xơ không tan: bột mì nguyên hạt, cám lúa mì, bắp cải, xà lách, ớt chuông
    • Đường: táo, lê và bông cải xanh

  5. Nhận biết dấu hiệu bụng đói. Đừng quên rằng tình trạng bụng ”đánh trống” diễn ra cả khi bạn vừa ăn xong và khi đã lâu chưa ăn. Để tránh ăn quá nhiều và bụng kêu ầm lên, bạn cần biết khi nào mình thực sự đói. Học cách phân chia thời gian trong chế độ ăn thường ngày là cách tốt nhất để tuân thủ đúng và tránh ăn uống tùy tiện.

  6. Ăn chậm và nhai kỹ. Những người nuốt nhiều không khí thường bị sôi bụng nhiều hơn những người khác. Nếu ăn quá nhanh hoặc nói chuyện nhiều khi ăn, bạn thường nuốt nhiều không khí vào bụng. Nên ăn chậm hơn để tránh tình trạng này.

  1. Uống thuốc giảm đầy hơi. Hơi tích tụ trong ruột có thể gây ra tiếng kêu trong dạ dày. Có một cách đơn giản để tránh tình trạng này là uống thuốc giảm đầy hơi không kê toa. Bạn không cần phải uống thuốc sau mỗi lần ăn, nhưng cố gắng đừng quên uống thuốc trước khi ăn các thực phẩm có thể gây đầy hơi.

  2. Tránh thức ăn gây đầy hơi. Một số thực phẩm được xếp vào loại sinh hơi vì sự phức tạp trong quá trình phân hủy. Việc tránh các thức ăn này sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng bụng “đánh trống”.

    • Phô mai
    • Sữa
    • A-ti-sô
    • Bông cải xanh
    • Các loại đậu
    • Thức ăn nhanh
    • Nước ngọt

  3. Đi dạo. Bạn nên đi dạo sau khi ăn. Quãng đường đi dạo không cần quá 1 km. Việc đi dạo sẽ hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và giúp ruột chuyển động tốt.

  1. Tập luyện đều đặn. Lối sống ít vận động có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày, từ đó bụng thường phát ra âm thanh lớn. Hơn nữa, việc không tập luyện cũng tác động tiêu cực đến cân nặng và sức chịu đựng của cơ thể đối với một số thực phẩm gây đầy hơi và tiếng kêu trong bụng.

  2. Nhận biết nếu bạn bị rối loạn lo âu. Nếu bạn liên tục hồi hộp hoặc lo lắng, bộ não sẽ gửi tín hiệu đến dạ dày. Các tín hiệu này gây nên âm thanh lớn. Nếu bạn thấy bụng kêu òng ọc cả ngày dù đã thay đổi chế độ ăn và cách sinh hoạt, có thể bạn mắc chứng rối loạn lo âu và cần phải được bác sĩ điều trị.

  3. Nhận biết các dấu hiệu không dung nạp thực phẩm. Một số loại thực phẩm có thể gây phản ứng dị ứng làm rối loạn dạ dày và phát ra tiếng kêu. Nếu bạn nhận thấy dạ dày khó chịu sau khi ăn cùng một loại thực phẩm – hãy tránh thức ăn đó. Trường hợp không dung nạp thực phẩm phổ biến nhất là không dung nạp lactose. Đây là trường hợp các sản phẩm sữa gây kích ứng mạnh trong dạ dày.

  4. Lưu ý hiện tượng khó tiêu nghiêm trọng (dyspepsia). Đau bụng trên, ợ nhiều, buồn nôn, cảm giác no sau khi ăn một lượng thức ăn nhỏ và chướng bụng là các triệu chứng của tình trạng khó tiêu nghiêm trọng. Nếu liên tục có các biểu hiện trên, bạn cần tìm sự trợ giúp y tế. Chứng khó tiêu không đe dọa tính mạng nhưng cần phải được điều trị.

    Tại sao khi đói bụng lại phát ra tiếng kêu?

    Âm thanh óc ách phát ra từ bụng là do không khí, thức ăn, chất lỏng di chuyển trong quá trình co bóp của cơ trơn quanh ống tiêu hóa. Thức ăn sẽ cản bớt tiếng ồn trong dạ dày và ruột nên khi bụng rỗng, bạn sẽ nghe bụng phát tiếng kêu rõ hơn.

    Làm thế nào để bụng không kêu khi đói?

    – Uống nhiều nước giúp dạ dày bớt hiện tượng kêu ùng ục, do nước hỗ trợ quá trình tiêu hóa đồng thời làm đầy dạ dày. – Nên ăn nhẹ khi có dấu hiệu sôi bụngkhi đó dạ dày báo hiệu cơ thể cần dung nạp thức ăn. – Nhai chậm làm giảm lượng không khí bị nuốt vào, ngăn ngừa khí và rối loạn tiêu hóa.

    Tại sao không đổi mà bụng vẫn kêu?

    Khi bụng sôi, phát ra tiếng kêu ọc ọc, ùng ục liên tục thường là do các nguyên nhân sinh lý như sau: Hơi ứ lâu trong dạ dày, phát tiếng ọc ọc, ùng ục lớn nguyên nhân là do thói quen ăn quá nhanh, nuốt nhiều hơi hơn so với những người ăn uống với tốc độ bình thường.

    Bụng hay kêu là bệnh gì?

    Hay bị sôi bụng, bụng sôi ùng ục liên tục thường dấu hiệu của bệnh đại tràng kích thích. Thường gặp ở người trong độ tuổi trung niên do nhiễm khuẩn đường ruột, táo bón kéo dài, tác dụng phụ của thuốc hoặc một số bệnh lý về đường ruột…