Ca sĩ kim chung hoon là ai?

Kim Joo Na trở thành chủ đề gây xôn xao khi được khẳng định là em gái của mỹ nam "Vì sao đưa anh tới".

Cùng với sức hút của bộ phim High Society đang phát sóng trên truyền hình Hàn Quốc, ca khúc nhạc phim How Do I Do Without You và ca sĩ trình bày Kim Joo Na cũng được chú ý.

22 tuổi, Kim Joo Na là gương mặt mới của Kpop, dự kiến sẽ chính thức trình làng trong năm tới. Trước đó, ca sĩ xinh đẹp này từng là học viên, tập luyện để ra mắt cùng The Ark - nhóm nhạc thành lập hồi tháng 4/2014 của MusicK Entertainment. Nhưng sau đó, Kim Joo Na đã thay đổi kế hoạch và quyết định trở thành ca sĩ solo.

Tuy nhiên, điều khiến cái tên Kim Joo Na trở thành chủ đề hot vì thông tin cô là em gái của mỹ nam Vì sao đưa anh tới - Kim Soo Hyun. 

Kim Joo Na là em gái cùng cha khác mẹ của Kim Soo Hyun.

Đây là điều bất ngờ với các fan bởi từ trước tới nay, trong các cuộc phỏng vấn, Kim Soo Hyun luôn khẳng định mình là con một.

Trước sự ồn ào của người hâm mộ, đại diện của Kim Joo Na đã lên tiếng giải thích: "Đúng là Kim Joo Na và Kim Soo Hyun là anh em, cùng cha khác mẹ. Tuy nhiên, chúng tôi không hề có ý định lợi dụng sự thật này để PR cho cô ấy. Bản thân chúng tôi và Joo Na đều bị động và thấy đây như một gánh nặng. Kim Joo Na cũng chưa chính thức ra mắt".

Trong khi đó, phía Kim Soo Hyun cho biết: "Kim Soo Hyun và Kim Joo Na chưa từng sống cùng hay gặp nhau. Kim là con duy nhất của mẹ anh. Hy vọng các bạn thông cảm với điều này".

2 tuần trước, cha Kim Soo Hyun - ca sĩ Kim Chung Hoon - cũng đã xác nhận trở lại làng nhạc. Thập niên 1980, ông từng là giọng ca chính của nhóm nhạc rock Seven Dolphins. Năm 2009, cha Kim Soo Hyun phát hành đĩa đơn nhạc trot Oppa Is Here.

Cha con Kim Soo Hyun.

Lịch sử gia đình của nam diễn viên Kim Soo Hyun đã được kể lại trên chương trình "풍문으로 들었쇼" tạm dịch là "Bạn Đã Nghe Đến Tin Đồn Này Chưa" của kênh Channel A được phát sóng vào ngày 25/05 vừa qua.

Những người tham gia chương trình chia sẻ câu chuyện về cha của Kim Soo Hyun là Kim Choong Hoon - giọng ca của nhóm nhạc rock Seven Dolphins. Vào thập niên 80, Seven Dolphins là ban nhạc đủ nổi tiếng để lên sân khấu, nhóm còn được trả cát xê lên đến 5,8 triệu won cho mỗi màn biểu diễn trên sân khấu vào thời điểm đó. 

Tuy nhiên, vào lúc ấy có một ban nhạc khác là "Songgolmae" bắt đầu nổi tiếng và nên Seven Dolphins không thể tiếp tục duy trì được sự nổi tiếng của họ. Cha của Kim Soo Hyun ly dị vợ và lập gia đình mới khi anh còn rất nhỏ. Có tin đồn cho rằng cha anh còn ruồng bỏ hai mẹ con anh.  

'Seven Dolphins' được biết đến là đối thủ của ban nhạc rock nổi tiếng 'Songgolmae' vào những năm 1980.

Về vấn đề này, Hwang Young Jin đã nghe được tình trạng hiện tại của Kim Soo Hyun từ người quen của anh ấy. Người bạn này nói "Kim Soo Hyun là người thoải mái về chuyện kinh tế" và "Hiện tại Kim Soo Hyun đang giúp đỡ tài chính cho cha của anh, mẹ kế và em gái cùng cha khác mẹ".

Tin tức này sau khi phát sóng đã trở thành một chủ đề lớn trên báo chí và mạng xã hội. Không chỉ vì Kim Soo Hyun hiện là sao hạng A mà gia đình của nam diễn viên cũng là người của công chúng. Cha của anh là ca sĩ Kim Chung Hoon từ nhóm Seven Dolphins, em gái cùng cha khác mẹ là Kim Joo Na, cô đã từng xuất hiện trên show sống còn nổi tiếng của Mnet là Produce 101.

Chuyện Kim Joo Na là em gái cùng cha khác mẹ của Kim Soo Hyun đã được tiết lộ từ trước đây rất lâu. Cô ra mắt với tư cách là ca sĩ vào tháng 7 năm 2015.

Mặt khác, Kim Soo Hyun đang chuẩn bị quay trở lại với bộ phim truyền hình mới của đài tvN "Psycho But It Okay". Anh vào vai nam chính Kang Gang Tae là một nhân viên y tế tại khoa tâm thần. Nữ chính Go Moon Young là một tác giả sách thiếu nhi nổi tiếng và cực kỳ thành công, do Seo Ye Ji đảm nhận. Bộ phim dự kiến ​​sẽ được phát sóng vào tháng 6 năm nay.

Sưu tầm : NV. Khuy

Cải lương Bắc giữa Sàigòn

Khoảng gần cuối năm 1954, nghĩa là sau khi Hiệp Định Genève ký kết, người ở Thủ Đô Sài Gòn, nhứt là khán giả ái mộ cải lương, bỗng thấy một đoàn hát mới từ miền Bắc xuất hiện tại Hòn Ngọc Viễn Đông. Đó là đoàn Kim Chung đã theo làn sóng của đồng bào di cư xuôi về miền Nam Việt Nam.

Lúc mới vào Nam, đoàn Kim Chung cũng đi lưu diễn nơi nầy nơi nọ như các gánh hát ở trongNam. Nhưng sau một thời gian rồi về rạp Trung Ương Hí Viện Aristo hát thường trực tại đây. Coi như đóng đô luôn tại địa điểm này. Về sau khi đoàn Kim Chung dời qua rạp chiếu bóng Olympic thì hí viện Aristo trở thành nhà hàng Lê Lai.

NS. Kim Chung

Lúc đầu mới vô Nam, đoàn Tiếng Chuông Vàng Bắc Việt hơi kén khách. Vì sao? Phải nhìn nhận rằng khán thính giả ở miền Nam đi coi cải lương, phần đông đều thích nghe ca cọng cổ. Trong khi đó thì các nam nữ nghệ sĩ dưới bảng hiệu Kim Chung lúc bấy giờ toàn là người miền Bắc, cố nhiên, không thể nào sử dụng được bản vọng cổ có âm hưởng du dương đúng mức, đi sâu vào tâm hồn khán thính giả như nghệ sĩ miền Nam được. Vì bản này ra đời tại miền Nam, dường như chỉ đặc biệt dành cho người miền này xử dụng. Chính nghệ sĩ đoàn Kim Chung cũng nhận rõ điều đó nên về sau các cô Kim Chung, Bích Hợp, Bích Sơn, Huỳnh Thái đều cố gắng ca vọng cổ theo giọng Nam.

Bích Hợp, đệ nhất đào thương miền Bắc và Huỳnh Thái trên sân khấu Kim Chung – 1950. Ảnh Huỳnh công Minh/diendan.cailuongso.com.

Vậy có thể nói sở dĩ lúc đầu bảng hiệu Kim Chung hơi kén khán giả (miền Nam) là do chưa ca được bản vọng cổ đúng giọng miền Nam vậy.

Đoàn Kim Chung vô Nam gồm đào kép, nhạc sĩ, soạn giả, công nhân, (nghe nói khoảng 40 người), trong số có 3 nghệ sĩ nổi tiếng nhứt là đào Kim Chung, đào Bích Hợp và kép Huỳnh Thái. Nếu như ở trong Nam nghệ sĩ Út Trà Ôn được người đời tặng cho danh hiệu đệ nhứt danh ca miền Nam, thì ở ngoài Hà Nội, nghệ sĩ Huỳnh Thái cũng được mệnh danh đệ nhất danh ca miền Bắc. Huỳnh Thái cộng tác với đoàn Kim Chung thời gian khá dài, nhưng về sau thì tách ra thành lập đoàn hát lấy tên là đoàn Thăng Long – Huỳnh Thái, và đoàn này cũng bị rã gánh khoảng năm Mậu Thân.

Mới hơn 50 tuổi Huỳnh Thái bị bệnh qua đời năm 1970. Lúc bấy giờ trong số nghệ sĩ đi đưa đám tang có người nói đùa rằng. “Nghệ sĩ Huỳnh Thái sinh Bắc tử Nam”. Nói nghe ngon như vậy, chớ lúc đó đất nước còn chia đôi bờ Bến Hải thì làm sao chết ngoài Bắc, mà phải “tửNam” vậy thôi.

Bầu Long

Trở lại vấn đề của đoàn Kim Chung, giám đốc là ông Bầu Long, tên thật là Trần Viết Long, sinh năm 1922 tại Hà Nội trong một gia đình giàu có. Bầu Long từng đi du học ở Pháp, ở Đức nghiên cứu rất nhiều về điện ảnh. Về nước ông Long không làm cho cơ quan nào cả, mà lại rất ái mộ cải lương, và phải lòng đào Kim Chung, để rồi cùng đứng ra thành lập đoàn Kim Chung – Tiếng Chuông Vàng Bắc Việt. Thời gian sau đó Bầu Long góp tay với ông Phạm Thọ Minh thành lập thêm đoàn Kim Chung -Tiếng Chuông Vàng Hải Cảng (Hải Phòng).

Kim Chung và Bầu Long

Giám đốc là ông Bầu Long, tên thật là Trần Viết Long, sinh năm 1922 tại Hà Nội trong một gia đình giàu có. Bầu Long từng đi du học ở Pháp, ở Đức nghiên cứu rất nhiều về điện ảnh.

Hiệp Định Genève 1954 ra đời, chiến tranh Pháp – Việt kết thúc, ông Long mang đoàn Kim Chung vào Nam. Nhờ đâu đoàn Kim Chung được đông khách tại rạp Aristo?

Đây chỉ là một sự ngẫu nhiên, đồng bào di cư, ngoài số lớn đã đi về những nơi định cư ở các tỉnh, mà số ở Thủ Đô Sài Gòn cũng khá đông. Dĩ nhiên tất cả đồng bào di cư hồi ấy đều “thất nghiệp” 100 phần trăm. Cứ ăn rồi đi “bát phố”, song đi mãi thì cũng mỏi chân, mà mắt nhìn phố phường riết rồi cũng chán. Người ta liền nghĩ đến chuyện vào rạp hát để vừa nghỉ chân, vừa đưa mắt lên sân khấu cho đỡ buồn. Bảng hiệu Kim Chung được đồng bào di cư kéo đến ủng hộ đông đảo hằng đêm tại Trung Ương Hí Viện Aristo là như thế.

Sau thời gian hoạt động trong Nam, đoàn Kim Chung đã phát triển mạnh, lập ra nhiều gánh (từ đoàn 1 đến đoàn 6), do đó đòi hỏi phải có nhiều tuồng mới để cung ứng cho các gánh, nên ông Bầu Long đã mời nhiều soạn giả viết tuồng.

Hòa đồng văn nghệ

Một cảnh trong phim Kiếp Hoa; chiếu ở Sàigòn năm 1958, với nghệ sĩ Kim Chung (trái), Kim Xuân (giữa) và Trần Quang Tứ. Hình: bộ sưu tập của Ngành Mai.

Có thể nói rằng công ty Kim Chung đã thực hiện sự “hòa đồng văn nghệ” giữa hai miền Nam Bắc vậy. Vì trong tập thể soạn giả cung cấp tuồng cho bảng hiệu Kim Chung có cả người Nam lẫn người Bắc Việt. Nhưng nếu nói riêng về sự cộng tác trước sau thì có lẽ hai soạn giả Ngọc Huyền Lan tức ký giả Nguyễn Ang Ca (chủ nhiệm nhựt báo Tin Sớm) và ký giả Hoài Ngọc đã hợp tác với Kim Chung trước nhứt. Rồi sau đó mời thêm nhiều soạn giả tên tuổi khác về cộng tác như Yên Ba, Loan Thảo, Thanh Cao, Hoài Điệp... bằng cách làm thường trực hoặc ở ngoài đưa tuồng vào. Ở đây, chúng tôi không kể hai “soạn giả ruột” của Kim Chung là Ngọc Văn và Vạn Lý, vì hai người này được xem như soạn giả thường trực của đoàn.

Song song với việc mời các cây bút viết tuồng người miền Nam tiếp tay trong việc cung cấp tuồng tích, ban lãnh đạo đoàn Kim Chung còn mời nghệ sĩ miền Nam tham gia.

Trên đường lối khuếch trương với mục đích vừa thương mại vừa hòa đồng dân tộc trên phương diện văn hóa và nghệ thuật cầm ca. Đã rút kinh nghiệm và cũng do nhu cầu nhân lực, ban đầu não của các đoàn Kim Chung liền “rao bảng cầu hiền” mời các nghệ sĩ gốc miền Nam về tham gia dưới bảng hiệu. Do đó nhiều nam nữ nghệ sĩ miền Nam kéo nhau về “đầu quân” cho Kim Chung. Kép ca Minh Cảnh được nổi tiếng cũng từ sân khấu nầy, và hai cô đào trẻ làm nên danh vọng (đoạt huy chương vàng Giải Thanh Tâm) là Lệ Thủy và Mỹ Châu cũng do bảng hiệu Kim Chung đào tạo.

Song song với việc mời các cây bút viết tuồng người miền Nam tiếp tay trong việc cung cấp tuồng tích, ban lãnh đạo đoàn Kim Chung còn mời nghệ sĩ miền Nam tham gia.

Ngoài ra những nam nữ nghệ sĩ miền Nam tên tuổi khác như Hùng Cường, Kim Nguyên, Thanh Hải, Út Trà Ôn, Út Hậu; các cô Kim Hoàng, Diệu Hiền, Hà Mỹ Liên, Hà Mỹ Xuân, Ngọc Bích... đều đã từng đứng “dưới cờ” công ty Kim Chung. Từ lúc có nhiều đoàn hát cùng mang một bảng hiệu Kim Chung thì nhiều đoàn trong số đó được xem như miền Nam hóa hoàn toàn, vì hầu hết nghệ sĩ công nhân trong đó đều là người miền Nam cả.

Tôi không là ông bầu! Ông Long thường nói thế, bởi vì người ta hay gọi hai tiếng “bầu bì” liền nhau. Bì đây có nghĩa là vỏ, các ông bà bầu trong Nam trước nay hay vay nợ lập gánh, nên chỉ có cái vỏ đó thôi. Còn tôi, tôi là chủ nhân sáng lập với vốn liếng sẵn có của tôi, gánh hát khá được phần lớn cũng nhờ vốn nhà.

Có thể bầu Long nói đúng, bởi cuốn phim “Kiếp Hoa” của đoàn Kim Chung quay ở Hồng Kông năm 1953 được đem chiếu khắp nước, nghe nói lời trên mười triệu (năm 1953-1954 10 triệu quá lớn). Bầu Long đã đóng góp rất lớn cho nền nghệ thuật nước nhà. Ông mất vào năm 2003 tại Sài Gòn.

(Ngành Mai - Đài Á Châu Tự Do).

Kim Chung và bộ phim Kiếp Hoa

Điện ảnh Việt thời phôi thai, bà cùng chồng là Bầu Long bỏ vốn thực hiện bộ phim truyện Kiếp Hoa, trong phim này nữ nghệ sỹ Kim Chung đóng vai chính cùng với Trần Quang Tứ, Kim Xuân, Ngọc Toàn, Tuấn Sửu.

Đây là bộ phim mà sau khi trình chiếu tại rạp Rex, Saigon những năm 1954- 1955 và tái chiếu năm 1974 đã thu hút rất đông người xem vì cốt truyện cảm động và khả năng diễn xuất tuyệt vời của Kim Chung – Kim Xuân.

Kiếp Hoa là bộ phim Việt Nam do Công ty Kim Chung Điện ảnh sản xuất năm 1953 tại Hà nội. Lúc bấy giờ là thời hoàng kim của sân khấu cải lương, phim ảnh vẫn còn là bộ môn nghệ thuật tương đối xa lạ ở Hà Nội. Chưa có đạo diễn, chưa có nhà quay phim. Kiếp Hoa là dự án phim mang tính gia đình.

Bầu Long (Trưởng đoàn hát Kim Chung) viết kịch bản, nữ diễn viên chính - vai Ngọc Lan - do diễn viên Kim Chung (vợ bầu Long) đảm nhận. Kim Xuân (em dâu của bầu Long) vào vai thứ chính Ngọc Thủy.

NS. Kim Chung

Bộ phim chuẩn bị từ năm 1952, có tới 300 truyện dự thi nhưng bầu Long chọn được kịch bản Kiếp Hoa. Lúc đầu bộ phim định giao cho đạo diễn nổi tiếng của Pháp là ông Claude Bernard nhưng do những giới hạn về kinh tế, ông này không thể ở lâu làm phim mà chỉ đào tạo căn bản về nghệ thuật thứ 7 cho các diễn viên và ê kíp làm phim người Việt.

Bầu Long phải hợp tác với ê kíp là phim của Hương Cảng. Bộ phim Kiếp Hoa thời đó rất "đình đám". Nhà sản xuất đã thuê máy bay rải các tờ bướm để quảng cáo. Tiền đầu tư là toàn bộ doanh thu từ các đêm hát của Đoàn cải lương Kim Chung. Tiền thu được sau khi công chiếu bộ phim thì đủ để ông bầu sắm được một ngôi biệt thự trên phố Nguyễn Du (Hà Nội).

Bộ phim Kiếp Hoa không chỉ làm sáng đèn ở các rạp Hà Nội, mà còn Nam tiến vào Sài Gòn và khắp các rạp tỉnh miền Tây. Bộ phim rất ăn khách , chỉ trong một thời gian ngắn đã thu được 8 triệu đồng.

Ca khúc Dư âm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một ca khúc chính trong phim Kiếp hoa được khắp nơi biết đến, cả trong nước và ngoài nước.

Nguyễn Du để lại bút thần

Kim Chung làm sống trên trần Kiều Nương

Bích Hợp

Nổi tiếng là "cô đào thương đất Bắc.Cô đẹp ở ngoài đời cho đến lúc lên sân khấu.Dĩ nhiên khi gia nhập nhập gánh Kim Chung từ khi gánh trụ diễn ở rạp Aristo,cô thường đóng vai đào nhì.Tôi thường xem Bích Hợp và ngẫm nghĩ tới tướng số con người.Cô đẹp hiền dịu đoan trang,cách đi đứng thật cao sang,cử chỉ thật quý phái,nhưng tại sao cô lại có một cuộc sống tình cảm đã làm cô tốn nhiều nước mắt và có một cái chết đau đớn đã hành thân hoại thể cô khủng khiếp?

Cô đã nhiều phen điêu đứng với các cuộc tình duyên ngang trái của mình.Sau đó cô kết hôn với ông Phương nổi tiếng ăn chơi ,vóc lùn tịt mà bạn bè và nhóm ký giả thân quen gọi là "Phương bi ve",không nghề ngổng gì ngoài cái nghề sống nhờ vợ và lái xe đưa vợ đến rạp hát và từ rạp hát rước vợ về nhà.Nhưng cuộc hôn nhân đó làm cho cô hạnh phúc tuyệt vời.Điều đó làm cho bạn bè cô mừng và chúc lành cho cô.Nhưng cay nghiệt thay,ông Phương từ trần vào năm 1973,làm cho cô đau khổ lắm.Bích Hợp bị chứng ung thư màn óc chết vào năm 1978.

NS. Bích Hợp

Tôi nghe đồn rằng trên sân khấu Kim Chung.Bích Hợp tuy làm đào nhì nhưng ăn lương như đào chánh.Tuy nhiên đôi khi cô thay Kim Chung đóng vai đào chánh như vai Phàn Lê Huê trong " Phàn Lê Huê phá Hồng Thủy Trận",vai Thôi Oanh Oanh trong "Dưới mái tây sương",một vai chánh khác khác trong vở"Trăng giải đêm sương"...Những vai nhì khác như vai Tô Ánh Tuyết trong " Tái sanh duyên",Trịnh Đán trong "Trăng nước Ngũ Hồ" cũng đủ tạo cho cô nhiều thành tích sáng chói.Hơn thế nữa,trong hai kỳ hát hội vào năm năm chót của thập niên 50,Bích Hợp thay thế Kim Cương đóng vai Bàng Quý Phi trong vở "Xử án Bàng Quý Phi" và thay thế Bảy Nam đóng vai Ngọc Dung Hoàng Hậu trong vở "Phấn Hậu Cung" đã làm cho báo chí nhiệt lịệt tán thưởng.

Bích Hợp vừa đẹp mà vừa sang,ngoan hiền như một người đàn bà trung lưu có nền nếp giáo dục vững chắc.Có lẽ tại đôi mắt cô buồn quá nên đời cô gian truân chăng?

NS. Bích Hợp

Trong vở "Thiên Nga Công Chúa",cô mặc cổ trang Tây Phương rất đẹp.Khuôn mặt cô là khuôn mặt nàng tố nữ Đông Phương.Vóc mình cô là vóc mình của một giai nhân Tây Phương đẹp khoẻ mạnh và cực kỳ gợi cảm.Cổ,ngực,vai,ức,tay trần của cô đều nuột nà óng ả trong chiếc xiêm hở ngực,hở lưng có choàng áo lông chồn bên ngoài.Theo lời nhà văn Mai Thảo thì cô lúc nào cũng tỏ ra dịu dàng,lễ phép,lịch sự,từ tốn và khép nép bất cứ ở đâu.Khi đãi tiệc các văn nghệ sĩ ở tại tư thất của mình,cô chắp lễ phép xin được ăn sau.Trong các cuộc phỏng vấn,cô không bao giờ khoe thành tích của mình và tự đề cao mình dù tên tuổi cô chói rạng từ Bắc chí Nam.

Bích Hợp có đóng vai bà mẹ Trịnh Công Sơn trong cuốn phim " Đất Khổ " do Hà Thúc Cần đạo diễn.Vì là tay mơ nên Hà Thúc Cần chưa đạt được cái phẩm chất nghệ thuật dàn cảnh,nhưng trong phim này,Bích Hợp tỏ ra có năng khiếu đóng phim.

Trích Sàn Gỗ Màn Nhung (Hồ Trường An)

Trở lại Trang Chính

Video liên quan

Chủ đề